Thủ tướng chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo các công trình, dự án trọng điểm ngành GTVT
Khắc phục mọi khó khăn, vướng mắc, nỗ lực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm Thủ tướng chủ trì phiên họp về các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT |
Sáng 13/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì họp phiên thứ 6 của Ban Chỉ đạo nhằm kiểm tra, đôn đốc các công việc sau phiên họp lần thứ 5 và bàn các giải pháp, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án.
![]() |
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo các công trình, dự án trọng điểm ngành GTVT - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Phiên họp được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến giữa đầu cầu trụ sở Chính phủ với 33 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang có các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT.
Dự phiên họp có các đồng chí: Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh; các thành viên Ban Chỉ đạo, lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố; đại diện các tập đoàn kinh tế Nhà nước; đơn vị tư vấn, nhà thầu, giám sát...
Trước đó, ngày 8/7, tại Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị làm việc với lãnh đạo 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL và các bộ, ngành về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy các dự án cao tốc và triển khai các dự án ODA trong vùng.
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 đã nêu rõ yêu cầu ưu tiên hơn cho thúc đẩy tăng trưởng, tập trung thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng gồm đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng trong bối cảnh lạm phát được kiểm soát và giảm dần, kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm.
![]() |
Phiên họp được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến với 33 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang có các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT - Ảnh VGP/Nhật Bắc |
Trong đó, đầu tư bao gồm đầu tư công, đầu tư tư, đầu tư nước ngoài, với tinh thần đẩy mạnh giải ngân đầu tư công để dẫn dắt và kích hoạt mọi nguồn vốn ngoài Nhà nước, từ đó tạo công ăn, việc làm, sinh kế cho người dân, tạo không gian, động lực phát triển mới, thúc đẩy tăng trưởng, giảm chi phí logistics, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam.
Nguồn vốn cho giao thông vận tải chiếm tỉ lệ lớn trong tổng nguồn vốn đầu tư công năm 2023 (riêng vốn Trung ương khoảng 711.000 tỷ đồng và sẽ tiếp tục được cân đối, bố trí, bổ sung thời gian tới), Thủ tướng nhấn mạnh, các bộ, ngành, địa phương cần phát huy tinh thần trách nhiệm, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, tự lực, tự cường, "biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể", "không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm" để triển khai các công việc.
Tin mới cập nhật

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Cổ phiếu PEC bị duy trì diện hạn chế giao dịch

Campuchia thắt chặt thủ tục về xuất xứ hàng hóa

Nhà đầu tư quan tâm dự án điện rác tại Việt Nam

Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025

Doanh nghiệp ‘chuyển mình’ để thích ứng xu hướng tiêu dùng

WB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ tăng 5,8%

Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa
Tin khác

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

E29 giải trình việc cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo

Việt Nam đứng thứ 6 về số người giàu khu vực

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,9%

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

HHV hưởng lợi từ làn sóng giải ngân vốn đầu tư công?

Bắc Giang: Mở rộng thị trường tiêu thụ vải thiều sớm

Gần 600 ô tô bị phạt nguội ở Hà Nội tháng 3

Quảng Nam: Quế Trà My vào vụ chính, giá bán ổn định

Bắc Giang thông qua đồ án quy hoạch 2 khu công nghiệp
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức
