Tập đoàn Hàn Quốc đầu tư 740 triệu USD mở nhà máy sản xuất sợi sinh học tại Việt Nam
Hãng Hyosung TNC thuộc Tập đoàn công nghiệp Hyosung của Hàn Quốc- nhà sản xuất vải co giãn spandex hàng đầu thế giới, cho hay hãng này đã được tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cấp phép xây nhà máy sản xuất hợp chất butanediol sinh học (bio-butanediol hoặc bio-BDO) lên đến 50.000 tấn/năm. Hãng sẽ động thổ trong những tháng tới, theo báo The Korea Herald ngày 3/4.
Việc đầu tư vào Việt Nam là một động thái chiến lược của hãng Hàn Quốc nhằm củng cố năng lực sản xuất với mục tiêu đưa ra thị trường 50.000 tấn bio-BDO vào khoảng nửa đầu năm 2026.
![]() |
Sản xuất sợi spandex (Ảnh minh hoạ) |
Sau đó, Hyosung TNC có kế hoạch tăng công suất gấp 4 lần với việc xây thêm nhà xưởng và sẽ đạt mức sản lượng ấn tượng là 200.000 tấn/năm.
Bio-BDO được chế biến ra từ việc lên men đường ép từ mía, thay thế một cách bền vững và hoàn toàn cho hợp chất làm từ vật liệu hóa thạch như than đá. BDO là hóa chất thiết yếu để sản xuất ra chất dung môi có tên viết tắt là PTMG, một thành phần chủ chốt của vải spandex có khả năng co giãn tốt.
Không chỉ dùng để làm spandex, BDO cũng hữu ích trong một số lĩnh vực khác như nhựa dùng trong cơ khí, bao bì phân hủy được, đế giày dép và các hợp chất trong công nghiệp…
“Ngành sản xuất sinh học này, chuyển đổi từ các vật liệu hóa thạch thông thường sang các vật liệu thân thiện với môi sinh, sẽ trở thành một trụ cột của Hyosung trong 100 năm nữa”, báo The Korea Herald dẫn lời ông Cho Hyun-joon, Chủ tịch của tập đoàn Hyosung.
Trước khoản đầu tư vừa được công bố, Hyosung TNC đã vận hành 2 cơ sở ở Việt Nam gồm 1 nhà máy sản xuất PTMG và 1 sản xuất spandex. Với cơ sở mới sản xuất bio-BDO, tới đây, hãng sẽ khép kín chu trình sản xuất từ vật liệu thô thành sản phẩm sợi.
Doanh số bán sợi thân thiện với sinh thái hiện chỉ chiếm 4% tổng doanh số bán các loại sợi của Hyosung TNC. Hãng đặt mục tiêu sẽ tăng con số đó lên 20% vào năm 2030.
Khoản đầu tư chiến lược của Hyosung vào các nhà máy ở Việt Nam không chỉ nhấn mạnh cam kết của hãng đối với sự phát triển bền vững mà còn đặt hãng vào vị trí tiên phong trong ngành dệt may toàn cầu thông qua ứng dụng các biện pháp thân thiện với sinh thái và thúc đẩy đổi mới, sáng tạo về các vật liệu có nguồn gốc sinh học.
Tin mới cập nhật

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025

WB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ tăng 5,8%

Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Việt Nam đứng thứ 6 về số người giàu khu vực

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

HHV hưởng lợi từ làn sóng giải ngân vốn đầu tư công?

Gần 600 ô tô bị phạt nguội ở Hà Nội tháng 3
Tin khác

Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung

'Loạn cung – cầu' vật liệu xây dựng tại Thanh Hóa

Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập tỉnh thế nào?

Infographic | Xuất nhập khẩu hàng hóa kỳ 1 tháng 3/2025

'Lối đi riêng' của tỉnh top 10 thu hút vốn FDI lớn

Infographic | Những tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất nước

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành trung tâm năng lượng quốc gia

Doanh nghiệp đầu tư cụm công nghiệp kiến nghị gì với tỉnh Thanh Hóa?

Điểm tên ngành hàng xuất khẩu tiềm năng sang Hungary?

Infographic | Điểm sáng kinh tế Việt Nam 2 tháng năm 2025
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh
