Si Ma Cai mùa xuân về
Si Ma Cai một địa danh nhỏ, nhưng nằm ở vị trí quan trọng là “phên dậu” biên cương phía Bắc của Tổ quốc thuộc địa phận tỉnh Lào Cai. Dân số không đông, chỉ hơn 30.000 người, nhưng thành phần thì đa dạng với 15 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó người Mông chiếm gần 80%. |
Ký ức một thời
Trong ký ức của ông Phan Kế Toại - Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Si Ma Cai, cách đây 10 năm, Si Ma Cai là cái tên khiến mọi người ngài ngại, bởi để vượt qua 100 km từ thành phố Lào Cai lên tới huyện lỵ Si Ma Cai phải mất cả ngày đường. Những ngày mưa bão, lũ quét, Si Ma Cai bị chia cắt, cô lập tới 10 ngày, nửa tháng là chuyện bình thường. Đường về xã, bản hầu hết là đường đất, cheo leo lưng chừng núi. Cán bộ huyện mỗi khi xuống bản đều phải cuốc bộ, những nơi gần như Cán Cấu, Bản Mế cũng phải mất khoảng nửa ngày, còn những xã xa như Quan Thần Sán hay Nàn Sín phải mất vài ngày đường, đó là còn chưa kể tới những ngày mưa gió, bão bùng. Tại vùng đất này, đã bao đời người dân chủ yếu vẫn chỉ biết dựa vào vạt đồi, sườn núi để kiếm kế sinh nhai, và cái khó, cái nghèo vẫn luôn ám ảnh, bủa vây họ.
Bí thư huyện ủy Si Ma Cai Vũ Văn Cài cho biết: Trong số những huyện vẫn phải nhận sự hỗ trợ đặc biệt từ Nghị quyết 30a của Chính phủ, Si Ma Cai là huyện khó khăn và kém phát triển nhất của tỉnh Lào Cai. Nơi đây chẳng có điều kiện gì thuận lợi, khí hậu thì khắc nghiệt với thời gian rét đậm, rét hại, khô hanh kéo dài, nương rẫy chỉ là những vạt đất nhỏ, núi đá, địa hình chia cắt mạnh. Việc đi lại, phát triển sản xuất, chăn nuôi của đồng bào còn rất nhiều khó khăn.
|
“Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn khá cao, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn đến năm 2013 chỉ bằng 1/3 mức bình quân chung của toàn tỉnh. Nhiều hộ gia đình thậm chí vẫn phải nhận gạo cứu đói trong dịp Tết và giáp hạt thì nói gì đến nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần…” - ông Vũ Văn Cài trăn trở.
Một nghị quyết hợp lòng dân
Trước khi về Si Ma Cai công tác, chúng tôi đã có dịp gặp gỡ ông Vũ Xuân Cường - Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai để nghe tiếng nói đại biểu dân cử nhận xét, đánh giá về công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn (trong đó có huyện Si Ma Cai), ông Cường cho biết: Si Ma Cai là một huyện nghèo, khó khăn, trình độ phát triển thấp. Đảng, Nhà nước, tỉnh Lào Cai luôn quan tâm thúc đẩy Si Ma Cai phát triển, song nhiều năm trước đây vẫn chưa có những chính sách đột phá. Sau nhiều trăn trở, đến năm 2014, Tỉnh ủy Lào Cai đã ban hành Nghị quyết giảm nghèo bền vững đến năm 2020 cho vùng đất khó phát triển này (Nghị quyết 22 ngày 11/11/2014). Tuy vẫn là một huyện nghèo, song kể từ đó đến nay, diện mạo Si Ma Cai đã đổi thay khá ấn tượng, mô hình phát triển kinh tế mới đã xuất hiện, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch tích cực, hạ tầng giao thông trên địa bàn được cải thiện mạnh, thu nhập của người dân ngày càng tăng.
Tìm hiểu nội dung Nghị quyết 22 của Tỉnh ủy Lào Cai, có thể thấy, mục tiêu ban hành nghị quyết này là nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân; tạo cơ hội cho hộ nghèo phát triển vươn lên, đa dạng hóa sinh kế; tăng cường và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng thiết yếu; giảm gia tăng bất bình đẳng về thu nhập và mức sống giữa các khu vực và các nhóm dân cư…
|
Sau khi Nghị quyết này được ban hành, nhiều giải pháp đã được triển khai. UBND tỉnh Lào Cai đã có chính sách hỗ trợ vốn, kỹ thuật giúp bà con chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Theo đó, người dân ở Si Ma Cai được hỗ trợ vay vốn ngân hàng tới 100 triệu đồng/hộ trong 3 năm mà không cần phải thế chấp, không phải chịu lãi suất (ngân sách tỉnh hỗ trợ bù lãi suất) để phát triển chăn nuôi trâu, bò thương mại và sinh sản. Bên cạnh đó, ngân sách của tỉnh còn hỗ trợ mỗi xã 2 tỷ đồng/năm giúp chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi.
Xa rồi thời gian khó
Chúng tôi tới xã Bản Mế, nơi đang thực hiện mô hình chăn nuôi đại gia súc với sự hỗ trợ chính sách theo Nghị quyết 22 của Tỉnh ủy Lào Cai để “mục sở thị”. Ghé thăm nhà ông Lung Sùng Dìn tại thôn Sín Chải, ông cho biết: Năm 2015, mình được Nhà nước cấp cho 2 con bò cái để nuôi. Đến nay cặp bò đã đẻ được 2 con, một con sắp đầy năm. Sau khi Nhà nước lấy bò con cấp cho người khác là mình được sở hữu cặp bò mẹ. Mình sẽ tiếp tục nuôi để nó sinh sản tiếp, khi bò con lớn sẽ bán lấy tiền sửa lại căn nhà đang ở.
Làm rõ hơn tâm sự của ông Lung Sùng Dìn, ông Ngô Tiến Sơn - Chủ tịch UBND xã Bản Mế giải thích: Chính sách hỗ trợ chăn nuôi đại gia súc của tỉnh thực hiện theo phương thức cho vay vốn để mua trâu hoặc giao bò (không thu tiền) cho các hộ (mỗi hộ ít nhất 2 con) chăn nuôi sinh sản. Sau khi bò sinh sản, bò con đủ tuổi trưởng thành, Nhà nước sẽ lấy bò con để cấp hỗ trợ tiếp cho các hộ khác, còn hộ chăn nuôi sẽ được sở hữu vĩnh viễn cặp bò giao ban đầu. “Bà con trong xã rất phấn khởi vì được hỗ trợ vốn phát triển kinh tế. Nhiều hộ đã được vay tiền mua trâu chăn nuôi thương mại, hoặc được cấp bò nuôi sinh sản, bước đầu cho thấy có hiệu quả kinh tế cao hơn trồng trọt” - ông Sơn chia sẻ.
Rời Bản Mế, chúng tôi tới xã Cán Cấu, Bí thư Đảng ủy xã Trương Văn Tiến cho biết: Bà con trong xã đang rất tích cực chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Hiện 5/5 thôn đều đã phát triển chăn nuôi theo mô hình mới (nuôi nhốt và chăn thả có kiểm soát). Một số hộ đã được hỗ trợ vay vốn chăn nuôi trâu hàng hóa (mua trâu gầy về vỗ béo một thời gian ngắn có lãi là bán) khá hiệu quả. Mới đây, xã lại được tỉnh cấp hỗ trợ bổ sung thêm 100 con bò để giao cho các hộ chăn nuôi sinh sản. Anh Tiến nhẩm tính: “Chu kỳ sinh sản của trâu khoảng 18 tháng, bò thì ngắn hơn. Trâu, bò trưởng thành có giá bán thương mại từ 20-30 triệu đồng/con, chi phí chăn nuôi rẻ, chủ yếu ăn cỏ và công chăm sóc, thu nhập của bà con nhờ đó được cải thiện đáng kể. Năm 2013, thu nhập bình quân đầu người ở xã Cán Cấu mới đạt 12,4 triệu đồng, thì đến nay đã đạt trên 26 triệu đồng/người/năm”.
|
Trên đường cùng chúng tôi về thực tế cơ sở, một cán bộ Huyện ủy Si Ma Cai cho biết, cách đây gần chục năm, muốn xuống xã công tác phải đi trên những con đường đá cấp phối rất vất vả. Nếu xuống thôn, bản ở xa trung tâm xã, gặp trời mưa thì phải đi bộ cả ngày đường. Tuy nhiên, trong chuyến công tác này, chúng tôi về các xã Bản Mế, Cán Cấu, Nàn Sín… đã được đi trên những con đường nhựa hóa 100%; về một số thôn, bản cũng đã được đi trên những con đường bê tông hóa tới trung tâm thôn, bản. Đời sống người dân ở Si Ma Cai cũng đã và đang đổi thay tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 7-10%/năm. Nhiều hộ gia đình từ nghèo khó đã vươn lên xây dựng được nhà ở kiên cố, mua sắm được xe gắn máy... Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn đến hết năm 2017 đạt trên 20 triệu đồng/năm, tăng gấp hơn 2 lần so với khi chưa có Nghị quyết 22.
Đời sống kinh tế ở Si Ma Cai đang vận động theo quy luật phát triển tích cực. Hy vọng trong tương lai không xa, nhắc đến Si Ma Cai là nhắc đến một địa phương phát triển chăn nuôi đại gia súc trên quy mô lớn, nhiều hộ dân vươn lên làm giàu, xóa mờ ký ức nghèo đói và kém phát triển. |
Tin mới cập nhật

Lâm Đồng cam kết đồng hành, 'trải thảm đỏ' đón nhà đầu

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và Quốc khánh 2/9 của năm 2025

Du lịch Khánh Hòa nâng chất du lịch dịp cao điểm 30/4 – hè 2025

Du lịch TP. Hồ Chí Minh đón 'cơ hội vàng' dịp 30/4

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Bắc Giang dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP quý I/2025

TP. Hồ Chí Minh: Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu quý I/2025

Hàn Quốc đẩy mạnh đầu tư vào TP. Hồ Chí Minh

Cảng Mỹ Thuỷ: Đẩy nhanh tiến độ thu hút nhà đầu tư

Tái hiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng bằng công nghệ màn led
Tin khác

Gần 4,6 triệu khách du lịch đến Hà Nội

TP. Hồ Chí Minh: 6 lãnh đạo công an cấp phòng xin nghỉ hưu

Hà Nội: Hạn chế xe 16 chỗ vào phố cổ từ 1/3

Thành phố Huế đảm bảo cung ứng nguồn điện

Thành phố Huế: Vốn khuyến công ‘đòn bẩy' công nghiệp nông thôn

Bình Dương: Phát triển dịch vụ logistics thành ngành kinh tế mũi nhọn

HĐND TP. Hồ Chí Minh họp xem xét công tác nhân sự

Quảng Nam, Quảng Ngãi đẩy nhanh xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thành phố Huế: Hợp tác, đào tạo nhân lực từ Nhật Bản

Bắc Kạn đảm bảo khu vực dịch vụ tăng trưởng 9,6%
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Du lịch khởi sắc, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức
