Chiếc "phanh" giúp công nghiệp chạy nhanh vẫn an toàn, không "chệch hướng"

Luật Công nghiệp trọng điểm - Bài 2: Kỳ vọng động lực mới

Dự án Luật Công nghiệp trọng điểm kỳ vọng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển công nghiệp và góp phần vào sự phát triển toàn diện của nền kinh tế.
Bộ Công Thương tổ chức Tọa đàm về Dự án Luật Công nghiệp trọng điểm Chuyên gia hiến kế xây dựng Dự án Luật Công nghiệp trọng điểm Luật Công nghiệp trọng điểm - Bài 1: Doanh nghiệp Việt cần lực đẩy mới

Theo các chuyên gia kinh tế, lãnh đạo hiệp hội và doanh nghiệp, việc xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm là một bước quan trọng để tạo động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững và khắc phục những khó khăn trong phát triển công nghiệp đã tồn tại trong những năm qua. Đây là một cơ hội để tập trung vào các ngành công nghiệp quan trọng và định hướng cho sự phát triển ổn định, bền vững của kinh tế.

Chính sách phù hợp và hiệu quả tạo động lực phát triển lâu dài

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, nhằm thể chế hóa, tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng về phát triển công nghiệp, Bộ Công Thương đã và đang nghiên cứu, xây dựng Dự án Luật Công nghiệp trọng điểm nhằm giải quyết những hạn chế, bất cập trong phát triển công nghiệp trong thời gian tới.

Hệ thống lọc bụi tĩnh điện do NARIME thiết kế, chế tạo cho dự án Thái Bình 1
Hệ thống lọc bụi tĩnh điện do NARIME thiết kế, chế tạo cho dự án Thái Bình 1. Ảnh: N.C.S

Theo Thứ trưởng, hệ thống pháp luật hiện hành có một số ít Luật quy định cụ thể về một ngành công nghiệp như Luật Hóa chất, Luật Điện lực, Luật Dầu khí, Luật Khoáng sản… Đây là các phân ngành công nghiệp có đặc điểm không trực tiếp xây dựng nền tảng vật chất cho nền kinh tế và xã hội, không tạo ra giá trị gia tăng lớn, không có tác động lan tỏa lớn đến các ngành kinh tế - xã hội khác mà chủ yếu sử dụng trực tiếp tài nguyên của quốc gia, nguồn lực của Nhà nước. Vì vậy, tính chất và phạm vi điều chỉnh của các đạo luật này chủ yếu tập trung vào việc tăng cường sự can thiệp từ phía Nhà nước nhằm bảo đảm khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của quốc gia, cân bằng cung – cầu đầu vào và đầu ra phục vụ cho các hoạt động sản xuất và tiêu dùng khác.

Khác với các đạo luật trên, Luật Công nghiệp trọng điểm không hướng tới các công cụ quản lý theo hướng tăng cường sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường và hoạt động của doanh nghiệp. Các chính sách dự kiến quy định tại Luật Công nghiệp trọng điểm hướng đến nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững ngành công nghiệp, đưa ra các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp theo định hướng của Đảng – đặc biệt là các ngành công nghiệp nền tảng trong từng thời kỳ hướng tới phát triển bền vững, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao.

Ông Trương Thanh Hoài, Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho hay, việc ban hành Luật Công nghiệp trọng điểm là cấp thiết nhằm khuyến khích, kích thích ngành công nghiệp phát triển. Trước các ý kiến băn khoăn cho rằng phạm vi, đối tượng phát triển công nghiệp rất rộng, nhiều lĩnh vực công nghiệp cụ thể đã có luật điều chỉnh, cũng như nhiều chính sách phát triển công nghiệp đã được quy định trong các luật về thuế, đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa... ông Hoài khẳng định: “Bộ Công Thương đang nghiên cứu và thu hẹp phạm vi của Luật, tránh chồng chéo, trùng lặp, hiệu quả điều chỉnh không cao”.

Ông Lương Đức Toàn, Phó trưởng Phòng Công nghiệp chế tạo, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) thông tin thêm, các ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp quốc phòng - an ninh, công nghiệp công nghệ số - công nghệ thông tin, công nghiệp hóa chất do đã có các đạo luật chuyên ngành điều chỉnh nên sẽ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Công nghiệp trọng điểm.

Đề cương Luật Công nghiệp trọng điểm đề xuất Chính phủ ban hành chương trình quốc gia về phát triển công nghiệp theo từng thời kỳ 10 năm, nhằm định hướng và xác định mục tiêu phát triển cho các ngành công nghiệp trọng điểm trên phạm vi toàn quốc trong từng giai đoạn. Chương trình này có vai trò quan trọng trong việc định hình chiến lược và kế hoạch phát triển bền vững cho ngành công nghiệp, đồng thời tập trung tối ưu sử dụng các nguồn lực của đất nước từ trung ương đến địa phương.

Trong khuôn khổ các nội dung của chương trình quốc gia về phát triển công nghiệp, Thủ tướng Chính phủ ban hành các chương trình phát triển công nghiệp đối với từng ngành công nghiệp trọng điểm cụ thể. Các nội dung chính được đưa ra trong Luật Công nghiệp trọng điểm sẽ tập trung vào: Ưu đãi cho các dự án công nghiệp trọng điểm và quản lý đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này, nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua liên kết ngành và nâng cao chất lượng sản xuất, thúc đẩy các “đầu tàu” và doanh nghiệp tiềm năng, ban hành các chính sách đặc biệt trong phát triển công nghiệp trọng điểm, phát triển bền vững.

Nhìn chung, những giải pháp và mục tiêu của Luật đều hướng đến việc tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và ngành công nghiệp trong tình hình kinh tế hiện nay.

Hướng đến mục tiêu dẫn dắt, lan tỏa

TS. Phan Đức Hiếu, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, nhấn mạnh dự án Luật Công nghiệp trọng điểm đặt mục tiêu cao hơn là dẫn dắt, lan toả. Như vậy có thể trùng về lĩnh vực nhưng không trùng định hướng, tương tự như việc trùng hình thức nhưng không trùng về nội dung. Thậm chí phải tính đến cả nguyên tắc phối hợp ban hành chính sách để có thể đảm bảo tính nhất quán mà chúng ta đã xác định. Bên cạnh đó, cũng cần nhấn mạnh đến một số ngành công nghiệp trọng điểm mang tính chất nền tảng, đẩy mạnh một số ngành công nghiệp mũi nhọn như công nghiệp mới, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ.

Doanh nghiệp kỳ vọng những chính sách mới, hiệu quả
Những chính sách mới, hiệu quả được kỳ vọng giúp Việt Nam trở thành "cứ điểm" sản xuất quan trọng trong chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu. Ảnh minh hoạ

Ngoài ra, có nhiều chính sách hỗ trợ trong ngành công nghiệp, hướng tới các đối tượng khác nhau như đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế số, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Tuy nhiên, nếu thiếu đi tính phối hợp, điều hoà chính sách một cách tổng thể thì sẽ dẫn đến nguy cơ chồng chéo và có những khoảng trống. Trong Luật Công nghiệp trọng điểm cũng cần đề xuất chính sách về phát triển công nghiệp một cách cụ thể. Đây là điều rất cần thiết và quan trọng trong bối cảnh đẩy mạnh phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đồng thời, quá trình xây dựng Luật cũng cần tính toán đến việc tổ chức thực thi, cân nhắc giao cho một cơ quan đủ thẩm quyền thay vì giao cho các Bộ theo phạm vi chức năng.

“Dự án Luật Công nghiệp trọng điểm cần những chính sách mang tính chất hỗ trợ chung, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cách thức thực hiện ưu đãi đối với doanh nghiệp nên tránh hành chính hoá, tạo ra những rào cản mà nên sử dụng công nghệ và những cách thức thị trường, nên ưu đãi theo kết quả đầu ra. Ví dụ, chúng ta muốn thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát minh sáng chế có thể triển khai theo cách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư để nghiên cứu tạo ra phát minh sáng chế và để tránh việc lạm dụng phải đặt ra các tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục hành chính”, ông Hiếu lưu ý.

PGS.TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, so sánh Luật Công nghiệp trọng điểm với hình ảnh một chiếc "phanh" cho ngành công nghiệp. Ông Thiên cho rằng, Luật Công nghiệp trọng điểm sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và điều chỉnh sự phát triển của ngành công nghiệp, giúp đảm bảo “chuyến xe công nghiệp” phát triển nhanh chóng, ổn định và an toàn. Nhờ tạo ra một khung khổ thống nhất và thuận lợi, giúp các doanh nghiệp và ngành công nghiệp không "chệch đường" khỏi cấu trúc đã được đề ra trong các quy hoạch và chiến lược. Ngoài việc hướng đến việc tăng cường hiệu quả và thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp, Luật cũng cần đưa ra các tiêu chuẩn rõ ràng hơn để đảm bảo sự hợp lý và phù hợp với định hướng của chính sách phát triển.

Tuy vậy, theo ông Thiên, với đối tượng của dự án Luật, cần xác định và lựa chọn đối tượng nào là công nghiệp trọng điểm, đối tượng nào là dẫn xuất vì nguồn lực thực hiện Luật sẽ rất hạn chế. Việc tiếp cận đối tượng trong dự án Luật cũng sẽ phức tạp hơn, bởi không chỉ đối đầu với cấu trúc công nghiệp cổ điển mang tính chất khép kín mà còn phải đối mặt với công nghiệp hướng tới tương lai, công nghệ cao và hàng loạt tiêu chuẩn môi trường cực kỳ cao. Do vậy, khi xây dựng dự án Luật cũng cần tiếp cận tới cấu trúc phát triển khác trong đó có cơ cấu ngành, hệ thống tổ chức.

Về phạm vi của dự án Luật, phải có tiêu chuẩn rõ ràng hơn, đủ để làm mốc lựa chọn các ngành đối tượng và khung thời gian ưu đãi, ưu tiên cho phù hợp. Tinh thần của dự án Luật Công nghiệp trọng điểm khác hẳn các đạo luật khác, được xây dựng theo hướng mở để thúc đẩy phát triển chứ không phải quản lý. Nên trong dự án Luật cũng cần quy định rõ Nhà nước làm gì, tư nhân được làm gì và không can thiệp sâu gây tổn hại thị trường. Hai đối tượng này cần có sự kết hợp, bổ trợ cho nhau cùng phát triển chứ không vì lợi ích nhóm.

“Để thành công cần phải đảm bảo được sự đồng thuận quốc gia trong xây dựng và phát triển dự án Luật này. Bộ máy giám sát, thực thi cũng cần đủ mạnh, cần có sự tham gia của đối tượng đủ quyền lực và bộ máy ở dưới phải trung tính và không nghiêng về bên nào. Bên cạnh đó, để phát triển "đúng địa chỉ", Luật Công nghiệp trọng điểm cũng cần đưa ra các tiêu chuẩn rõ ràng hơn, lựa chọn các ngành ưu tiên gắn với chính sách ưu đãi cụ thể, khuyến khích mở ra thị trường cạnh tranh”, PGS.TS.Trần Đình Thiên nhấn mạnh.

TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng, dự án Luật Công nghiệp trọng điểm sẽ thúc đẩy cho phát triển các ngành công nghiệp, làm nền tảng quan trọng cho thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà Việt Nam đã “lỡ hẹn” 3 lần. Đặc biệt, đa số doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hiện nay là doanh nghiệp vừa và nhỏ, còn hạn chế về nhân sự, nguồn lực tài chính, năng lực nghiên cứu phát triển sản phẩm… Trong khi đó, xu hướng phát triển hiện đại của thế giới đặt ra yêu cầu doanh nghiệp phải số hóa, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, ông Doanh lưu ý nên cân nhắc kết hợp Luật Công nghệ thông tin và Luật Công nghiệp Quốc phòng vào Luật Công nghiệp trọng điểm, qua đó huy động tối đa nguồn lực cho phát triển công nghiệp nói chung.

Đòn bẩy quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững công nghiệp

PGS.TS. Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá cả (Bộ Tài chính) đánh giá, xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và điều chỉnh sự phát triển của ngành công nghiệp, giúp Việt Nam có được một ngành công nghiệp phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế.

Theo ông Long, công nghiệp trọng điểm là các ngành mà dựa trên đó các ngành công nghiệp khác tồn tại và phát triển, cung cấp các yếu tố đầu vào và tư liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp và kinh tế khác. Việc phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm là cơ sở thúc đẩy tiến bộ công nghệ, nâng cấp trình độ của toàn bộ nền công nghiệp và các ngành kinh tế khác.

Không những thế, sự phát triển của các ngành công nghiệp trọng điểm có tác động lan toả và thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác. Điều này giúp tạo ra hiệu ứng kinh tế tích cực và đẩy mạnh sự đa dạng kinh tế của đất nước. Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm cũng là bước đi quan trọng trong việc thúc đẩy công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế. Giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện chất lượng và cạnh tranh của các sản phẩm, đồng thời tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.

“Với vai trò quan trọng như vậy, việc xây dựng và thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm thông qua Luật Công nghiệp trọng điểm sẽ là một đòn bẩy quan trọng giúp thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam”, ông Long nhấn mạnh.

Luật Công nghiệp trọng điểm - Bài 2: Kỳ vọng động lực mới
PGS. TS. Ngô Trí Long cho rằng việc xây dựng và thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm sẽ là đòn bẩy quan trọng giúp thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam

Theo TS. Nguyễn Chỉ Sáng, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam (VAMI), xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm là cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và phát triển công nghiệp của Việt Nam.

Cụ thể, Luật Công nghiệp trọng điểm sẽ định rõ các quy định và chính sách hỗ trợ cho các ngành công nghiệp trọng điểm. Việc có một khung pháp lý rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi để phát triển và đầu tư vào các ngành này. Luật Công nghiệp trọng điểm cũng tạo động lực mới cho doanh nghiệp, thông qua các chính sách ưu đãi, hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp hoạt động trong các ngành công nghiệp trọng điểm.

Bên cạnh đó, các ngành công nghiệp trọng điểm thường liên kết mật thiết với các ngành công nghiệp hỗ trợ khác, góp phần thúc đẩy tiến bộ công nghệ và nâng cao trình độ của toàn bộ nền công nghiệp. Việc xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ này.

Đặc biệt, việc xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm sẽ giúp tạo ra những điều kiện thuận lợi để các ngành công nghiệp trọng điểm cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường quốc tế. Điều này đồng thời tăng cường vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

“Tóm lại, xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm là cần thiết để tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi và định hướng phát triển cho các ngành công nghiệp trọng điểm, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam”, TS Nguyễn Chỉ Sáng nhấn mạnh.

Ngô Hằng - Hoàng Hưng

Tin mới cập nhật

Bắc Ninh: Sản xuất công nghiệp tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng

Bắc Ninh: Sản xuất công nghiệp tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng

Năm 2024, tăng trưởng GRDP của Bắc Ninh ước đạt 6,03%. Cùng với khu vực dịch vụ, lĩnh vực sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng cao, ước đạt đạt 6,2%.
Liên kết tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ

Liên kết tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ

Xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng đang mở ra nhiều cơ hội cho ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển, bài toán nguồn nhân lực càng trở nên cấp thiết.
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Cần tăng mức độ liên kết

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Cần tăng mức độ liên kết

Để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt không bị lép vế trong chuỗi cung ứng mới ngay tại "sân nhà” và trên thị trường toàn cầu thì vẫn còn nhiều việc phải làm.
Sôi động thị trường lao động tại các khu công nghiệp dịp cuối năm

Sôi động thị trường lao động tại các khu công nghiệp dịp cuối năm

Đến hẹn lại lên, cứ vào dịp cuối năm, nhu cầu việc làm tại các tỉnh tập trung nhiều khu công nghiệp như Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu lại tăng cao.
Ưu tiên xây dựng các khu công nghiệp hỗ trợ ngành da giày

Ưu tiên xây dựng các khu công nghiệp hỗ trợ ngành da giày

Ngành da giày đặt mục tiêu phát triển tỷ lệ cung cấp trong nước nguyên vật liệu và phụ liệu đạt từ 75 - 80%.
Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử: Cần chú trọng tới sản phẩm cốt lõi, tạo sức đột phá

Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử: Cần chú trọng tới sản phẩm cốt lõi, tạo sức đột phá

Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử cần xác định sản phẩm cốt lõi có sức đột phá để phát triển.
Thanh Hoá: Phát triển công nghiệp hỗ trợ thân thiện môi trường

Thanh Hoá: Phát triển công nghiệp hỗ trợ thân thiện môi trường

Thanh Hóa có định hướng ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ với công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường.
Ninh Bình: Phát triển công nghiệp hỗ trợ là trụ cột

Ninh Bình: Phát triển công nghiệp hỗ trợ là trụ cột

Những năm gần đây, với các chính sách thu hút đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, Ninh Bình đang là điểm đến hấp dẫn cho các dự án công nghiệp hỗ trợ.
Hậu Giang: Ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Hậu Giang: Ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Đến năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, từng bước tham gia vào chuỗi sản xuất cung ứng...
Quảng Ngãi: Công nghiệp hỗ trợ tập trung vào 5 lĩnh vực trọng tâm

Quảng Ngãi: Công nghiệp hỗ trợ tập trung vào 5 lĩnh vực trọng tâm

Đến năm 2030, tỉnh Quảng Ngãi mục tiêu phát triển trở thành một trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Tin khác

Doanh nghiệp cơ khí: Tìm cách tiến sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu

Doanh nghiệp cơ khí: Tìm cách tiến sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu

Ngành cơ khí được đánh giá là ngành công nghiệp then chốt, tuy nhiên cần thêm nguồn lực để gia tăng thị phần và tham gia vào chuỗi cung ứng cho sản phẩm cơ khí.
Lâm Đồng: Cơ cấu ngành công nghiệp phát triển theo chiều sâu

Lâm Đồng: Cơ cấu ngành công nghiệp phát triển theo chiều sâu

Tỉnh Lâm Đồng xác định 8 mục tiêu tái cơ cấu ngành công nghiệp với tốc độ tăng năng suất lao động công nghiệp bình quân giai đoạn 2021- 2030 đạt 7,5-9%/năm.
Infographic | Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 10 tháng tăng 8,3%

Infographic | Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 10 tháng tăng 8,3%

Theo số liệu báo cáo được Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 10 tháng năm 2024 tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước.
Hà Nội: Tăng giải pháp, hiện thực hoá mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ

Hà Nội: Tăng giải pháp, hiện thực hoá mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ

Mục tiêu đến năm 2025, có khoảng 1.000 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội.
Cải tiến mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Hiện đại hay truyền thống?

Cải tiến mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Hiện đại hay truyền thống?

Đổi mới hoàn toàn hay giữ lại phần nào nét truyền thống để tạo sự khác biệt là vấn đề cần cân nhắc trong cải tiến mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Cơ hội vàng cho doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ

Ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang đứng trước những cơ hội vàng để tham gia và mở rộng vị thế trên thị trường toàn cầu.
Hà Nội chú trọng phát triển bền vững cho làng nghề truyền thống

Hà Nội chú trọng phát triển bền vững cho làng nghề truyền thống

Sản xuất và tiêu dùng mang tính phát triển bền vững là tiêu chí được TP. Hà Nội tập trung định hướng chuỗi sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống và OCOP.
Kết nối tiêu thụ cho sản phẩm công nghiệp nông thôn

Kết nối tiêu thụ cho sản phẩm công nghiệp nông thôn

Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024 sẽ giúp quảng bá sản phẩm tới đông đảo khách tiêu dùng Thủ đô.
Phát triển xe ô tô điện: Cần động lực và chính sách cụ thể

Phát triển xe ô tô điện: Cần động lực và chính sách cụ thể

Chuyển đổi điện hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam cần chú trọng lộ trình phát triển các dòng xe ô tô điện hóa phù hợp với lộ trình chuyển đổi năng lượng.
Quảng Nam: Liên kết sản xuất giữa công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp cơ khí

Quảng Nam: Liên kết sản xuất giữa công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp cơ khí

Tỉnh Quảng Nam đẩy nhanh xây dựng đề án thí điểm cơ chế khuyến khích hợp tác liên kết sản xuất theo cụm liên kết ngành công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp cơ khí.
Xem thêm

Đọc nhiều

XSTTH 22/12, xem kết quả xổ số Thừa Thiên Huế hôm nay 22/12/2024, xổ số Thừa Thiên Huế ngày 22/12

XSTTH 22/12, xem kết quả xổ số Thừa Thiên Huế hôm nay 22/12/2024, xổ số Thừa Thiên Huế ngày 22/12

Kết quả xổ số Thừa Thiên Huế 22/12/2024, Xổ số Thừa Thiên Huế ngày 22 tháng 12. Xổ số hôm nay 22/12. KQXSTTH 22/12. Xổ số Thừa Thiên Huế Chủ nhật. XSTTH 22/12.
Tôn vinh doanh nghiệp tăng trưởng bền vững nhờ nâng cao năng suất, chất lượng

Tôn vinh doanh nghiệp tăng trưởng bền vững nhờ nâng cao năng suất, chất lượng

Tối 18/12, tại Hà Nội, diễn ra Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia 2021 - 2023, tôn vinh doanh nghiệp xuất sắc về nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
FED cắt giảm lãi suất, thị trường cà phê ảnh hưởng thế nào?

FED cắt giảm lãi suất, thị trường cà phê ảnh hưởng thế nào?

Quyết định cắt giảm lãi suất của FED không chỉ ảnh hưởng đến đồng USD và các chỉ số chứng khoán mà còn tác động đến nhiều mặt hàng, trong đó có cà phê.
Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Dù áp lực từ dòng vốn đầu tư đang chuyển hướng vào ngành cà phê, thị trường hồ tiêu vẫn giữ được sự ổn định nhờ nhu cầu nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
Nhận định chứng khoán 16/12: Tránh bán đuổi giá thấp

Nhận định chứng khoán 16/12: Tránh bán đuổi giá thấp

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị nên hạn chế bán đuổi giá thấp, cần giữ lại một phần tỷ trọng khi mã cổ phiếu riêng lẻ lùi về lại vùng hỗ trợ gần.
Ảnh hưởng mưa trái mùa, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng

Ảnh hưởng mưa trái mùa, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng mạnh do lo ngại về nguồn cung bị gián đoạn bởi yếu tố thời tiết cực đoan.
Doanh nghiệp trong nước đủ khả năng tham gia lĩnh vực công nghiệp hàng không

Doanh nghiệp trong nước đủ khả năng tham gia lĩnh vực công nghiệp hàng không

Đây là nhận định được chia sẻ tại hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không tổ chức tại Hà Nội, ngày 17/12.
Nhận định chứng khoán 17/12: Thị trường tiếp tục rung lắc

Nhận định chứng khoán 17/12: Thị trường tiếp tục rung lắc

Các chuyên gia cho rằng, thị trường chứng khoán có khả năng sẽ tiếp diễn rung lắc trong thời gian tới để hướng tới trở lại vùng đỉnh cũ 1.300 điểm.
Xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam sẽ mang lại lợi ích gì?

Xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam sẽ mang lại lợi ích gì?

Việc xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam thể hiện sự quyết tâm của Việt Nam trong việc nâng cao vị thế của ngành gia vị trên thị trường quốc tế.
Nhận định chứng khoán 20/12: Hạn chế bán đuổi giá thấp

Nhận định chứng khoán 20/12: Hạn chế bán đuổi giá thấp

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, nhà đầu tư không nên bán tháo cổ phiếu ở vùng giá thấp, mà nên quan sát thêm diễn biến thị trường trong những phiên tới.
Phiên bản di động