Vì sao sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng mạnh?
Sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội: Đóng góp lớn cho kinh tế Thủ đô Khơi thông nguồn lực cho các ngành công nghiệp chủ lực Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng cao tháng 1/2025 |
Công nghiệp chủ lực ghi điểm
Báo cáo của Bộ Công Thương ghi nhận một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong quý I tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Điển hình như tô tăng 81,5%; ti vi tăng 22,9%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 18,6%; phân hỗn hợp NPK tăng 15,8%; quần áo mặc thường tăng 14,3%; linh kiện điện thoại tăng 12,0%; giày, dép da tăng 9,1%; thức ăn cho thủy sản tăng 7,4%.
![]() |
Sản xuất công nghiệp quý I/2025 có mức tăng cao nhất kể từ năm 2020 đến nay, nhất là đối với các mặt hàng chủ lực. Ảnh: TT |
Đánh giá về sản xuất công nghiệp quý I/2025, lãnh đạo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) chỉ ra, đối với ngành công nghiệp chủ lực phục hồi mạnh như: Dệt may, da giày, thép, điện tử, chế biến thực phẩm…, đã phản ánh được sự phục hồi nhanh, điều đó cho thấy những lĩnh vực đầu vào cho sản xuất-kinh doanh đang phục hồi mạnh.
Đặc biệt, một trong những điểm sáng tích cực đối với ngành công nghiệp trong quý I/2025 ngành chế biến, chế tạo tăng 9,5% (quý I/2024 tăng 6,0%), đóng góp 7,9 điểm phần trăm vào mức tăng chung, cho thấy những tín hiệu lạc quan đối với phát triển ngành công nghiệp trong nước.
Theo báo cáo mới nhất của S&P Global, ngành sản xuất của Việt Nam đã ghi nhận tăng trưởng trở lại trong tháng 3 khi cả sản lượng và tổng số lượng đơn đặt hàng mới tăng trở lại, cho thấy sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam vào cuối quý I/2025 đã có sự cải thiện. Theo đó, Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 3 đạt mức trên ngưỡng 50 điểm, lần đầu tiên trong vòng 4 tháng trở lại đây (đạt 50,5 điểm, tăng nhẹ so với 49,2 điểm trong tháng 2).
“Ngành công nghiệp nhất là công nghiệp chủ lực phục hồi là do Chính phủ đẩy mạnh kích cầu đầu tư công, giúp ngành vật liệu, cơ khí, thép… hưởng lợi trực tiếp. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương và các địa phương tích cực tháo gỡ nút thắt thủ tục, giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất nhanh” - lãnh đạo Cục Công nghiệp cho hay.
Chuyên gia chính sách công TS Nguyễn Quốc Việt, chuyên gia chính sách công, Trường Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định, việc chỉ số sản xuất công nghiệp tăng tại 59/63 địa phương là tín hiệu tích cực, cho thấy công nghiệp đang quay lại “đường ray” tăng trưởng.
“Công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp chủ lực tăng tốt kéo theo đầu tư tư nhân, tạo việc làm, tăng thu nhập, và từ đó lan tỏa sang khu vực dịch vụ - tiêu dùng nội địa”, TS Nguyễn Quốc Việt nói.
Thúc đẩy sản xuất công nghiệp tạo đà cho những tháng tiếp theo
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, tăng trưởng của sản xuất công nghiệp trong quý I/2025 là sự nỗ lực của các bộ, ngành, cộng đồng doanh nghiệp đã cụ thể hoá được các giải pháp giảm tồn kho, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá.
Đạt được kết quả này, một số chuyên gia kinh tế nhìn nhận, hiệp hội, ngành hàng đã tích cực tăng cường hoạt động kết nối doanh nghiệp, đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp tái cấu trúc, giảm chi phí và giá thành sản xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, qua đó cải thiện hiệu quả và thích ứng linh hoạt với tình hình mới.
Theo Bộ Công Thương, để phát huy vai trò của Chính phủ đôn đốc, giám sát và tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các bộ ngành, địa phương, thúc đẩy triển khai các dự án lớn, dự án trọng điểm, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công để thúc đẩy cho đầu tư xã hội, đồng thời, góp phần kích cầu tiêu dùng và thúc đẩy thị trường trong nước phát triển.
Ông Bùi Huy Sơn Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính và quản lý doanh nghiệp (Bộ Công Thương) nhấn mạnh, Bộ cũng đang tập trung tháo gỡ vướng mắc đối với các dự án trong các lĩnh vực công nghiệp, năng lượng, đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế tạo thiết bị phục vụ ngành năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió ngoài khơi…), nội địa hoá ngành công nghiệp đường sắt phục vụ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và các dự án đường sắt quốc gia nhằm sớm đưa những nguồn lực này vào khai thác phục vụ phát triển kinh tế.
Bộ Công Thương cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đặc biệt là các Sở Công Thương, các đơn vị thuộc Bộ Công Thương khẩn trương hoàn thiện các đề án, chiến lược, kế hoạch phát triển công nghiệp địa phương để kịp thời tích hợp trong quy hoạch tỉnh và quy hoạch ngành quốc gia.
Quan trọng hơn, Bộ Công Thương lưu ý các đơn vị cần tập trung rà soát, tháo gỡ thực chất những khó khăn, vướng mắc đối với từng doanh nghiệp, dự án, nhất là doanh nghiệp, dự án lớn trên địa bàn. Từ đó, nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách địa phương và đề xuất Trung ương ban hành cơ chế, chính sách quốc gia để gỡ khó cho doanh nghiệp và thu hút đầu tư.
Đi vào giải pháp cụ thể, ông Nguyễn Ngọc Thành - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, nhằm cụ thể hóa mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng trưởng 2 con số, Bộ Công Thương tiếp tục thực hiện hiệu quả các chương trình làm việc với các địa phương và các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp hiện có nhằm phát huy đà tăng trưởng của các ngành công nghiệp tại các vùng kinh tế trọng điểm, tạo động lực tiếp tục thúc đẩy đà tăng trưởng công nghiệp trên phạm vi toàn quốc.
Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), nhìn một cách tổng quan, năm 2025 lĩnh vực sản xuất công nghiệp Việt Nam cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Nhất là cần đa dạng hóa thị trường, đi sâu vào tính bền vững trong tương lai, cũng như cần nhanh chóng đầu tư vào cả việc xây dựng năng lực con người và tự động hóa. |
Tin khác

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng tiêu thụ, giảm tồn kho

Đà Nẵng: Sắp khớp nối giao thông Cụm công nghiệp Cẩm Lệ

Đẩy nhanh tiến độ hai trung tâm phát triển công nghiệp

Đường dây 500kV Lào Cai-Vĩnh Yên: Quyết tâm đưa công trình về đích đúng tiến độ

Yên Bái: Sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng cao

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế về Công nghệ và Thiết bị điện

Đồng Nai: Tháng 1, thu hút đầu tư hơn 600 triệu USD

Yên Bái: Chấp thuận chủ trương đầu tư 3 dự án lớn

Sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng tốc ngay đầu năm

Infographic|Mục tiêu nội địa hóa ngành công nghiệp ô tô những năm tới
Đọc nhiều

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 21/4: Cân nhắc giải ngân từng phần

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại

Nở rộ trào lưu 'cà phê yêu nước' dịp 30/4

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
