“Lợi bất cập hại” với đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Việc Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường có thể cần tiếp tục được xem xét cân nhắc “lợi bất cập hại”.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường có thể gây "tổn thương" lớn? Gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia, thuốc lá

Cần đánh giá các tác động kinh tế – xã hội một cách toàn diện

Ngày 21/2/2023, Bộ Tài chính lấy ý kiến về việc lập đề nghị xây dựng dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) tới các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); các hiệp hội có doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật, đồng thời đăng tải hồ sơ lấy ý kiến lên website của Bộ Tài chính và Chính phủ.

Đáng chú ý, đề xuất lần này có bổ sung đồ uống có đường, thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Theo giải trình của Bộ Tài chính, việc bổ sung những mặt hàng này vào Luật thuế tiêu thụ đặc biệt là nhằm bảo vệ sức khỏe người dân. Trong khi còn rất nhiều ý kiến trái chiều về tính hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề về sức khỏe, chính sách thuế mới này chắc chắn sẽ gây ra những tác động tiêu cực đối với sự phát triển của ngành nước giải khát nói riêng và cả nền kinh tế nói chung.

Theo TS Phạm Tuấn Khải - Chuyên gia luật cao cấp, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật - Văn phòng Chính phủ: “Trong giai đoạn hiện nay, cần phân tích nhiều yếu tố, cả về sức chịu đựng của doanh nghiệp, ảnh hưởng của dịch Covid, ảnh hưởng của các điều kiện quản trị từ phía nhà nước để có đánh giá toàn diện. Một đề xuất nữa là việc xây dựng dự án luật thuế tiêu thụ đặc biệt này liên quan đến hành vi tiêu dùng cho nên không chỉ dừng ở việc lấy ý kiến của các doanh nghiệp mà cần lấy ý kiến của cả người tiêu dùng – những người chịu tác động của dự án luật này để họ được tham gia nhiều hơn, và việc lấy ý kiến khoa học và hiệu quả hơn.”

Với tình hình kinh tế như hiện nay, cơ quan soạn thảo cần tiến hành đánh giá đầy đủ những tác động dự kiến về kinh tế – xã hội một cách toàn diện hơn bao gồm không chỉ những phân tích mang tính định tính (như bản báo cáo đánh giá tác động của Bộ Tài chính hiện nay) mà còn cần có cả những số liệu mang tính định lượng để có thể cân đối được lợi ích – chi phí của chính sách, nhằm đưa ra những lựa chọn tối ưu.

Một nghiên cứu do Viện Nghiên cứu quản lý Trung ương tiến hành năm 2018 đã chỉ ra tác động tiêu cực về mặt kinh tế xã hội của thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm nước giải khát có đường lớn hơn nhiều so với mức thuế mà Bộ Tài chính có thể thu về cho ngân sách nhà nước. Cụ thể là, doanh thu từ thuế gián thu có thể giúp tăng thêm cho ngân sách nhà nước khoảng 1.975 tỷ đồng, nhưng doanh thu và sản lượng của ngành nước giải khát sẽ giảm khoảng 3.928 tỷ đồng, dẫn tới doanh thu từ các loại thuế khác như thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp cũng sẽ giảm theo. Bên cạnh đó, hơn 20 ngành công nghiệp phụ trợ trong chuỗi cung ứng của ngành nước giải khát như ngành mía đường, ngành bao bì, bán lẻ, vận tải… cũng bị ảnh hưởng theo. Ngoài ra, các tác động về xã hội như công ăn, việc làm của người lao động cũng có thể bị ảnh hưởng. Hệ quả là tăng trưởng GDP có thể sẽ giảm hơn 0,1%, thu nhập từ sản xuất của cả nền kinh tế giảm 0,16%, thặng dư sản xuất giảm 0,10%, lao động giảm 0,11% .

Tham khảo kinh nghiệm thế giới

Kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới cũng cho thấy chính sách này có thể gây ra những tác động tiêu cực về kinh tế và xã hội. Ví dụ, tại Mexico, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường khiến 30.000 cửa hàng tiện lợi phải đóng cửa, ngành bán lẻ mất 50.000 việc làm trong khi đồ uống có đường và các công ty nông nghiệp trong chuỗi cung ứng mất 10.800 việc làm.

Đan Mạch cũng là một quốc gia đã từng áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm đồ uống có đường từ những năm 30 của thế kỷ trước (1930) nhưng đã bác bỏ sắc thuế này vào tháng 1/2014 do sắc thuế này kém hiệu quả trong khi mang lại thiệt hại lớn về mặt kinh tế.

Doanh nghiệp cần chính sách thuế ổn định để phục hồi sau đại dịch

Ngành nước giải khát là một trong những ngành gặp nhiều khó khăn, chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19 gây ra. Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành sản xuất và kinh doanh đồ uống, đặc biệt là ngành nước giải khát giảm sút đáng kể trong năm 2020, với doanh thu toàn ngành giảm 8% so với năm 2019, trong đó riêng nước giải khát có mức sụt giảm doanh thu là 17%.

“Lợi bất cập hại” với đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường
Nhiều ý kiến cho rằng doanh nghiệp cần chính sách thuế ổn định để phục hồi sau đại dịch

Đến năm 2021, tác động của dịch Covid-19 tới doanh nghiệp trong ngành đồ uống vẫn rất tiêu cực và nghiêm trọng. Theo kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, có tới 45,83% số doanh nghiệp cho biết doanh thu năm 2021 tiếp tục giảm so với năm 2020. Về lợi nhuận, hơn 2/3 số doanh nghiệp cho hay, lợi nhuận vẫn giảm sâu.

Mặc dù năm 2022 đã có dấu hiệu phục hồi, ngành đồ uống lại tiếp tục đương đầu với các vấn đề khác. Theo dự báo, năm 2023, ngành đồ uống tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức do hậu quả đại dịch Covid-19 cần phải khắc phục trong nhiều năm; ở tầm vĩ mô trên trên thế giới là cuộc xung đột Nga - Ukraine gây gián đoạn chuỗi cung ứng, suy thoái kinh tế trên phạm vi toàn cầu; còn trong nước lạm phát có dấu hiệu nóng hơn.

Vì vậy, nếu áp dụng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt với ngành đồ uống thì chắc chắn các doanh nghiệp trong ngành sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Đặc biệt, đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất sẽ là các doanh nghiệp vừa và nhỏ do không có đủ khả năng tài chính để cạnh tranh và duy trì qui mô sản xuất khi chi phí tài chính tăng lên và lợi nhuận sẽ giảm xuống.

Nguyễn Duyên

Tin mới cập nhật

Quý I/2025, Google, Meta, Microsoft, TikTok... nộp 2.832 tỷ đồng tiền thuế

Quý I/2025, Google, Meta, Microsoft, TikTok... nộp 2.832 tỷ đồng tiền thuế

Quý I/2025, 148 nhà cung cấp nước ngoài gồm Google, Meta, Microsoft, TikTok... đã đăng ký, kê khai, nộp thuế với số tiền nộp lũy kế là 2.832 tỷ đồng.
Thu thuế thương mại điện tử quý I/2025 vượt 34 nghìn tỷ đồng

Thu thuế thương mại điện tử quý I/2025 vượt 34 nghìn tỷ đồng

Thu thuế thương mại điện tử quý I/2025 đạt 34,5 nghìn tỷ, tăng 19%. Hơn 55.000 hộ, cá nhân nộp thuế qua cổng điện tử, đóng góp gần 410 tỷ đồng.
Infographics | Dữ liệu của cơ quan thuế với hoạt động thương mại điện tử

Infographics | Dữ liệu của cơ quan thuế với hoạt động thương mại điện tử

Cục Thuế đã xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu về hoạt động thương mại điện tử trong nước.
Tin mới nhất về đánh thuế tài sản thừa kế của giới siêu giàu

Tin mới nhất về đánh thuế tài sản thừa kế của giới siêu giàu

Nhóm người siêu giàu chiếm số ít nhưng lại nắm phần lớn tài sản trong xã hội. Vì vậy có thể xem xét áp dụng mức thuế suất 15-20% với tài sản thừa kế lớn.
Chuyên gia thuế: Gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt là

Chuyên gia thuế: Gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt là 'cú hích' cho ngành ô tô

Theo chuyên gia thuế, dự thảo Nghị định gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước 2025 sẽ tạo cú hích cho doanh nghiệp.
Giáo viên dạy thêm ở ngoài trường nộp thuế mức nào?

Giáo viên dạy thêm ở ngoài trường nộp thuế mức nào?

Theo quy định, giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường theo mô hình hộ kinh doanh thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
Infographic | Cơ cấu tổ chức mới của Cục Thuế thay Tổng cục Thuế

Infographic | Cơ cấu tổ chức mới của Cục Thuế thay Tổng cục Thuế

Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 381/QĐ-BTC ngày 26/2/2025, quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế.
Đến kỳ quyết toán thuế thu nhập cá nhân cần làm những gì?

Đến kỳ quyết toán thuế thu nhập cá nhân cần làm những gì?

Chủ động tra cứu nộp thuế thu nhập cá nhân giúp người nộp thuế tránh bị phạt và phát sinh rủi ro không đáng có.
Chuyển đổi số ngành thuế để tăng hiệu quả thu ngân sách

Chuyển đổi số ngành thuế để tăng hiệu quả thu ngân sách

Ngành thuế đã có những bước tiến trong việc chuyển đổi số vào công tác quản lý thuế, mang nhiều lợi ích thiết thực cho cơ quan thuế, doanh nghiệp và người dân.
Người dân quyết toán thuế thu nhập cá nhân lưu ý gì?

Người dân quyết toán thuế thu nhập cá nhân lưu ý gì?

Người dân cần nắm bắt các quy định để tránh rơi vào tình trạng bị phạt và truy thu thuế thu nhập cá nhân.

Tin khác

Khoản tiền nào được miễn khi hoàn thuế thu nhập cá nhân?

Khoản tiền nào được miễn khi hoàn thuế thu nhập cá nhân?

Từ đầu năm 2025, các cá nhân có thể thực hiện hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động. Vậy, những khoản thu nhập được miễn thuế?
Thách thức quản lý thuế các hoạt động thương mại điện tử

Thách thức quản lý thuế các hoạt động thương mại điện tử

Công tác quản lý thuế đối với các hoạt động thương mại điện tử còn nhiều thách thức do sự thiếu hụt thông tin về nghĩa vụ thuế của người bán.
Ô tô điện tiếp tục được giảm lệ phí trước bạ?

Ô tô điện tiếp tục được giảm lệ phí trước bạ?

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến các bộ, ngành về dự thảo công văn gửi Thủ tướng Chính phủ các phương án miễn, giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô điện.
Tổng cục Thuế đề xuất mô hình tổ chức mới

Tổng cục Thuế đề xuất mô hình tổ chức mới

Tổng cục Thuế đề xuất xây dựng hệ thống thuế hiện đại, tinh gọn, hiệu quả, đảm bảo quản lý thuế minh bạch theo hướng chuyển đổi số, thuận lợi cho người nộp thuế
Đội tuyển bóng đá Việt Nam có phải nộp thuế tiền thưởng?

Đội tuyển bóng đá Việt Nam có phải nộp thuế tiền thưởng?

Theo Tổng cục Thuế, tất cả khoản tiền mà các doanh nghiệp cam kết thưởng cho tuyển Việt Nam sau chức vô địch ASEAN Cup 2024 sẽ phải nộp thuế 10%.
Siết chặt quản lý thuế với người nổi tiếng livestream bán hàng

Siết chặt quản lý thuế với người nổi tiếng livestream bán hàng

Hoạt động livestream bán hàng ngày càng phát triển với sự tham gia của người nổi tiếng, cơ quan thuế tăng cường biện pháp quản lý để minh bạch nghĩa vụ thuế.
Bà Rịa-Vũng Tàu: Năm 2024, cưỡng chế thuế 2.257 trường hợp

Bà Rịa-Vũng Tàu: Năm 2024, cưỡng chế thuế 2.257 trường hợp

Trong năm 2024, Cục Thuế Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện cưỡng chế thuế 2.257 trường hợp với tổng số tiền nợ thuế cưỡng chế là 2.416,3 tỷ đồng.
Hải quan Lạng Sơn: Khó thu hồi, xử lý nợ thuế

Hải quan Lạng Sơn: Khó thu hồi, xử lý nợ thuế

Thời gian qua Cục Hải quan Lạng Sơn đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng việc thu hồi, xử lý nợ đọng thuế vẫn đang là bài toán khó.
Giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết tháng 6/2025

Giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết tháng 6/2025

Kể từ ngày 1/1/2025 đến hết ngày 30/6/2025, giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% còn 8%.
Sẽ sử dụng số định danh cá nhân thay thế cho mã số thuế

Sẽ sử dụng số định danh cá nhân thay thế cho mã số thuế

Từ ngày 1/7/2025, người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế, cơ quan, cá nhân khác có liên quan mã số thuế thực hiện sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế

Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Xu hướng chọn trà sữa, cà phê giá bình dân đang lan rộng trong giới trẻ và dân văn phòng, kéo theo làn sóng điều chỉnh mô hình kinh doanh của doanh nghiệp F&B.
Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên hạn chế việc mua đuổi và cần thực hiện hóa một phần lợi nhuận.
Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Các chuyên gia chứng khoán kỳ vọng, hệ thống công nghệ thông tin mới (Hệ thống KRX) chính thức vận hành sẽ đem lại nhiều khởi sắc cho thị trường chứng khoán.
Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên cân nhắc bán ngắn hạn một số cổ phiếu có dấu hiệu tiêu cực về giá và xu thế ngắn hạn.
Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên nắm giữ danh mục hiện tại và kiên nhẫn chờ đợi sự bùng nổ để gia tăng thêm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu.
Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, VN-Index vẫn tiếp tục thể hiện xu hướng hồi phục với kỳ vọng sẽ hướng tới ngưỡng kháng cự 1.270-1.300 điểm.
'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giá cát 'nhảy múa' khiến thị trường vật liệu xây dựng tại tỉnh Hà Tĩnh gặp khó, nhiều người dân, doanh nghiệp dù có tiền cũng khó mua được cát.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Trong khi mở rộng thị trường đang gặp nhiều khó khăn, thì tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do được các chuyên gia khuyến nghị là “kênh” hiệu quả.
Quảng Ninh: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng

Quảng Ninh: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng

Tỉnh Quảng Ninh đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững, hài hòa giữa bảo tồn di sản thiên nhiên, đa dạng sinh học, tăng trưởng kinh tế xanh.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Đa dạng thị trường là mục tiêu hướng đến của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu, tuy nhiên đây được xác định là thách thức không nhỏ, cần hợp lực từ nhiều phía.
Phiên bản di động