Thách thức quản lý thuế các hoạt động thương mại điện tử
Thương mại điện tử đang phát triển với tốc độ chóng mặt, kéo theo đó là sự gia tăng của các cá nhân và hộ kinh doanh hoạt động trên các nền tảng trực tuyến như Shopee, Lazada, Tiki, Grab... Tuy nhiên, công tác quản lý thuế đối với các hoạt động này đang đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữa cơ quan thuế, các sàn thương mại điện tử và người bán.
Cần giải pháp đồng bộ
Việc phải nộp thuế đúng quy định là điều mà những người kinh doanh online hiểu và đồng ý, vì đó là nghĩa vụ của mỗi công dân. Tuy nhiên, nhiều người bán hàng online mong muốn có thêm sự hỗ trợ từ các nền tảng thương mại điện tử trong việc cung cấp thông tin và hướng dẫn rõ ràng hơn về nghĩa vụ thuế.
Theo ông Vũ Mạnh Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, năm 2025 sẽ là năm cao điểm ngành thuế áp dụng các chuyên đề chống thất thu thuế đối với một số nhóm cá nhân, hộ kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử, dịch vụ, bán lẻ, hàng ăn, cho thuê cửa hàng, thuê nhà...
![]() |
Công tác quản lý thuế đối với các hoạt động thương mại điện tử còn nhiều thách thức. Ảnh minh họa |
Đặc biệt, ngành sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương trong việc áp dụng xuất hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, tăng cường rà soát, kiểm soát để nâng cao quản lý thuế trên các địa bàn.
Bên cạnh đó, để quản lý thuế hiệu quả đối với hoạt động thương mại điện tử, cần có sự phối hợp đồng bộ. Đối với cơ quan thuế cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thuế cho người kinh doanh online, đơn giản hóa thủ tục kê khai, nộp thuế, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế.
Đối với các sàn thương mại điện tử, nên có sự hỗ trợ như cung cấp thông tin, hướng dẫn về nghĩa vụ thuế, tích hợp các công cụ hỗ trợ tính thuế, kê khai thuế vào nền tảng, phối hợp với cơ quan thuế trong việc quản lý thuế.
Đặc biệt, người kinh doanh online phải chủ động tìm hiểu, nắm rõ các quy định về thuế; kê khai, nộp thuế đầy đủ, đúng hạn; sử dụng hóa đơn điện tử để minh bạch doanh thu.
Tăng cường quản lý thu và kiểm soát thuế
Thời gian qua, ngành thuế đã đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý thuế với hộ, cá nhân kinh doanh, chú trọng triển khai tuyên truyền, hướng dẫn đăng ký tài khoản thuế điện tử, cài đặt eTax Mobile và nộp thuế điện tử. Các Chi Cục thuế được giao chỉ tiêu cụ thể về cài đặt eTax Mobile và nộp thuế điện tử đối với hộ kinh doanh.
Song song với đó, cơ quan thuế các cấp đã tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành để thực hiện quản lý hộ, cá nhân kinh doanh theo đúng pháp luật về đăng ký kinh doanh, pháp luật thuế và các pháp luật chuyên ngành có liên quan.
Cục Thuế các địa phương đã tăng cường các giải pháp quản lý thu, kiểm soát chặt chẽ việc tính thuế, quản lý hộ khoán thuế, khai thuế, nộp thuế, sử dụng hóa đơn, thực hiện thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu phát sinh theo quy định của pháp luật thuế.
Các Cục Thuế chỉ đạo, hướng dẫn và đôn đốc các chi cục thuế thực hiện các giải pháp quản lý thuế hộ, cá nhân kinh doanh, quản lý doanh thu, mức thuế khoán sát thực tế, đảm bảo phù hợp với các địa bàn, các tỉnh, thành phố trong cả nước, kiểm soát việc sử dụng hóa đơn, giá trị hàng hóa bán ra, mua vào của hộ, cá nhân kinh doanh.
Theo Bộ Tài chính, việc quản lý thu thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số hiện nay còn nhiều bất cập. Do việc quản lý thu thuế đang do các Cục Thuế, Chi Cục thuế quản lý nên chưa thực sự hiệu quả, số thu thuế từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử còn rất nhỏ so với quy mô và tốc độ tăng trưởng của hoạt động này.
Theo số liệu quản lý thu thuế trong giai đoạn từ năm 2022 đến 2024, kết quả tổng số thu thuế từ hộ, cá nhân kinh doanh rất thấp năm 2022 là 183 tỷ đồng và năm 2023 là 67 tỷ đồng, năm 2024 dự kiến đạt 2,5 nghìn tỷ đồng. Thống kê theo dữ liệu của hơn 400 sàn thương mại điện tử đã cung cấp thông tin cho cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định 91/2022/NĐ-CP thì có hơn 300 nghìn cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử với số thu thuế năm 2024 sẽ đạt khoảng 2,5 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, thống kê tại 5 sàn thương mại điện tử lớn là Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Grab thì có hơn 300 nghìn gian hàng chưa định danh được người dùng với doanh số kinh doanh trên 70 nghìn tỷ đồng. |
Tin mới cập nhật

Quý I/2025, Google, Meta, Microsoft, TikTok... nộp 2.832 tỷ đồng tiền thuế

Thu thuế thương mại điện tử quý I/2025 vượt 34 nghìn tỷ đồng

Infographics | Dữ liệu của cơ quan thuế với hoạt động thương mại điện tử

Tin mới nhất về đánh thuế tài sản thừa kế của giới siêu giàu

Chuyên gia thuế: Gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt là 'cú hích' cho ngành ô tô

Giáo viên dạy thêm ở ngoài trường nộp thuế mức nào?

Infographic | Cơ cấu tổ chức mới của Cục Thuế thay Tổng cục Thuế

Đến kỳ quyết toán thuế thu nhập cá nhân cần làm những gì?

Chuyển đổi số ngành thuế để tăng hiệu quả thu ngân sách

Người dân quyết toán thuế thu nhập cá nhân lưu ý gì?
Tin khác

Khoản tiền nào được miễn khi hoàn thuế thu nhập cá nhân?

Ô tô điện tiếp tục được giảm lệ phí trước bạ?

Tổng cục Thuế đề xuất mô hình tổ chức mới

Đội tuyển bóng đá Việt Nam có phải nộp thuế tiền thưởng?

Siết chặt quản lý thuế với người nổi tiếng livestream bán hàng

Bà Rịa-Vũng Tàu: Năm 2024, cưỡng chế thuế 2.257 trường hợp

Hải quan Lạng Sơn: Khó thu hồi, xử lý nợ thuế

Giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết tháng 6/2025

Sẽ sử dụng số định danh cá nhân thay thế cho mã số thuế

Hình thức nào giúp tra cứu nợ thuế kinh doanh thương mại điện tử năm 2025?
Đọc nhiều

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Infographic | Chi tiết địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật mừng đại lễ 30/4

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Nhận định chứng khoán 28/4: Giải ngân thăm dò cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 29/4: Cân nhắc nắm giữ cổ phiếu

Du lịch khởi sắc, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi

Doanh nghiệp ‘chuyển mình’ để thích ứng xu hướng tiêu dùng

Món ăn đường phố Việt lọt top ngon nhất Đông Nam Á
