Hoàn thiện chính sách về đất đai là tiền đề phát triển kinh tế - xã hội

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, giải quyết đúng chính sách pháp luật về Luật đất đai không chỉ kiến tạo môi trường pháp lý ổn định minh bạch.
Sửa đổi Luật Đất đai: Khơi thông nguồn lực phải gắn với chống tiêu cực2 nghị định về đất đai và lấn biển: Phải bảo đảm lợi ích của dân, doanh nghiệp, nhà nước

Ngày 21.2, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị Lấy ý kiến các tổ chức, nhà khoa học về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Tham dự hội nghị có: Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải; Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà...

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, giải quyết đúng chính sách pháp luật về Luật đất đai không chỉ kiến tạo môi trường pháp lý ổn định minh bạch, kiến tạo nên nguồn lực mà góp phần đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân và đặc biệt chính là tiền đề phát triển kinh tế - xã hội.

Ngăn chặn lợi dụng chính sách đất đai để làm giàu

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, quản lý đất đai là vấn đề hết sức rộng lớn, quan trọng, bao quát tất cả các lĩnh vực. Có thể coi Luật Đất đai là đạo luật gốc trong quản lý nhà nước về đất đai.

Theo Phó Thủ tướng, giải quyết đúng chính sách pháp luật về đất đai không chỉ kiến tạo môi trường pháp lý ổn định minh bạch, kiến tạo nên nguồn lực mà góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, chính trị an toàn xã hội, góp phần phát triển bền vững bảo vệ môi trường, cũng như quyền lợi chính đáng của người dân và đặc biệt chính là tiền đề phát triển kinh tế - xã hội.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Luật Đất đai đã được Quốc hội cho phép tổ chức lấy ý kiến nhân dân.

Các ý kiến đi thẳng vào các chương, điều nào chưa chặt chẽ, khoa học, khả thi đối với chính sách mà nghị quyết Trung ương ban hành thì tập trung góp ý để làm sao chính sách đó được thể chế một cách đầy đủ, đủ điều kiện pháp lý thực hiện và người dân nào đọc cũng hiểu và áp dụng thực hiện.

"Đối với quyền sử dụng đất, sở hữu đã được Hiến pháp hiến định và cho đến nay triển khai không gặp vấn đề gì khó khăn. Những vấn đề gì không trong quy định của Đảng, Hiến pháp thì không đề cập, cần có nghiên cứu, có thực tiễn và thời gian", Phó Thủ tướng nêu quan điểm.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà. Ảnh: TTXVN
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà. Ảnh: TTXVN

Để bảo đảm phát huy giá trị của đất đai, ông Phan Trung Lý, Viện trưởng Viện nghiên cứu pháp luật và xã hội cho rằng, phải có các quy định chặt chẽ nhằm bịt các lỗ hổng pháp luật, khắc phục tình trạng khai thác giá trị đất đai phục vụ cho lợi ích riêng, lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm; ngăn chặn hiện tượng tham nhũng chính sách, lợi dụng chính sách đất đai để làm giàu cho cá nhân.

Theo ông Lý, dự thảo lần này chưa làm rõ được cơ sở pháp lý của chủ sở hữu đất đai, mối quan hệ giữ chủ sở hữu và đại diện của chủ sở hữu.

Theo quy định của Hiến pháp thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Luật Đất đai phải quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của chủ sở hữu đó.

Liên quan đến tài chính và giá đất, ông Lý nhấn mạnh, đây là vấn đề quan trọng và phức tạp nhất hiện nay, vì thế quy định trong dự thảo cần được gia cố thêm.

Cụ thể, cần thể hiện rõ trong luật yêu cầu có cơ chế định giá đất theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm khách quan, chính xác theo tinh thần Nghị quyết 18/NQ-TW.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: TTXVN
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: TTXVN

Đề xuất giao UBND giải quyết tranh chấp đất đai

Ông Đặng Đình Luyến, ĐBQH khóa XIII, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, số lượng các tranh chấp đất đai hiện nay rất nhiều, chiếm một số lượng rất lớn trong xã hội, nếu nay giao hết cho TAND giải quyết, thì sẽ không bảo đảm tính khả thi, vì đội ngũ thẩm phán, cán bộ của TAND các cấp hiện nay còn hạn chế về số lượng, chất lượng.

Thực tiễn cho thấy có nhiều tranh chấp đất đai giao cho cơ quan quản lý nhà nước (UBND) giải quyết thì hợp lý, hiệu quả hơn. Bởi các cơ quan này trực tiếp quản lý, giao đất, cho thuê đất, thanh tra, kiểm tra… nên họ nắm rất chắc tình trạng mảnh đất có tranh chấp, các mâu thuẫn, tranh chấp đất đai và từ đó đưa ra phương án giải quyết hợp lý, chính xác, thuyết phục, sẽ được các bên dễ chấp nhận.

Ông Luyến đề xuất nên quy định cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai theo hướng là khi có tranh chấp thì UBND cấp xã nơi có tranh chấp tổ chức hòa giải. Nếu hòa giải không thành thì tùy theo tính chất, mức độ tranh chấp mà giao cho UBND cấp có thẩm quyền giải quyết.

Theo Lao động
Bình luận

Đọc nhiều

Ô tô nhập khẩu về Việt Nam tăng mạnh gần 60%

Ô tô nhập khẩu về Việt Nam tăng mạnh gần 60%

Tháng 5/2025, lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu về Việt Nam đạt 19.042 chiếc, với giá trị hơn 426 triệu USD, tăng tới 59,1% so với cùng kỳ.
Seongnam (Hàn Quốc) - Đối tác chiến lược trong thu hút đầu tư của Thanh Hóa

Seongnam (Hàn Quốc) - Đối tác chiến lược trong thu hút đầu tư của Thanh Hóa

Thanh Hóa xác định Seongnam là đối tác chiến lược trong thu hút đầu tư, bởi địa phương này là đô thị phát triển năng động, trung tâm công nghệ cao hàng đầu Hàn Quốc.
Thị trường chứng khoán hồi phục, quỹ cổ phiếu đạt hiệu suất cao nhất 12 tháng

Thị trường chứng khoán hồi phục, quỹ cổ phiếu đạt hiệu suất cao nhất 12 tháng

Thị trường chứng khoán khởi sắc giúp hiệu suất quỹ cổ phiếu tháng 5/2025 đạt +7,4%, cao nhất trong vòng 12 tháng, dù dòng tiền vẫn rút ròng.
Infographic | Mốc thời gian tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025 cần lưu ý

Infographic | Mốc thời gian tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025 cần lưu ý

Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025, có những mốc thời gian thí sinh cần lưu ý.
Quản lý thị trường Đà Nẵng tiêu hủy hàng hóa vi phạm trị giá hàng tỷ đồng

Quản lý thị trường Đà Nẵng tiêu hủy hàng hóa vi phạm trị giá hàng tỷ đồng

6 tháng đầu năm 2025, lực lượng quản lý thị trường Đà Nẵng đã xử lý 249 vụ vi phạm, buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm ước trị giá gần 1,26 tỷ đồng.
Báo chí thời Nghị quyết 18: Gọn để tinh, đổi mới để phát triển

Báo chí thời Nghị quyết 18: Gọn để tinh, đổi mới để phát triển

Nghị quyết 18 không chỉ là cải cách bộ máy mà là lời hiệu triệu thay đổi toàn diện báo chí với tích hợp số, nhân sự công nghệ và tư duy nền tảng mới.
Thị trường xe máy Việt phục hồi,  xe điện tăng tốc

Thị trường xe máy Việt phục hồi, xe điện tăng tốc

Thị trường xe máy Việt khởi sắc nửa đầu năm 2025, đạt 1,32 triệu xe, tăng 20,2%, với xe điện tăng vọt nhờ VinFast, tín hiệu tích cực cho chuyển đổi xanh.
Phát triển kinh tế AI: Việt Nam đang nắm giữ ‘cơ hội vàng’

Phát triển kinh tế AI: Việt Nam đang nắm giữ ‘cơ hội vàng’

Dự báo, quy mô nền kinh tế AI tại Việt Nam sẽ đạt 120-130 tỷ USD vào năm 2040. Các chuyên gia kinh tế nhận định, Việt Nam đang giữ “cơ hội vàng” phát triển AI.
Bất động sản, xây dựng thành 'điểm sáng' lợi nhuận quý II/2025

Bất động sản, xây dựng thành 'điểm sáng' lợi nhuận quý II/2025

Lợi nhuận quý II/2025 được dự báo khởi sắc với bất động sản và xây dựng trở thành "điểm sáng" nhờ thị trường hồi phục tích cực trong thời gian gần đây.
Đồng Nai: Kiến nghị xử lý 3 doanh nghiệp liên quan đến thuốc bảo vệ thực vật giả

Đồng Nai: Kiến nghị xử lý 3 doanh nghiệp liên quan đến thuốc bảo vệ thực vật giả

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đồng Nai kiến nghị xử lý 3 doanh nghiệp liên quan đến các lô thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng bị phát hiện trên địa bàn.