Đông Ti-mo và Comoros - hai nền kinh tế mới gia nhập WTO có gì đặc biệt?
WTO hạ dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu do nguy cơ suy thoái Thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và Tổ chức Du lịch Thế giới WTO dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu năm 2023 ở mức 1,7% |
Comoros - nền kinh tế của tinh dầu
Liên bang Comoros và nước Cộng hòa Dân chủ Đông Ti-mo (Timor-Leste) là 02 quốc gia vừa gia nhập WTO. Trong đó, Liên bang Comoros là một quốc gia nhỏ nằm ở khu vực Đông Phi, có diện tích 2.235 km2; khí hậu nhiệt đới biển; địa hình là các đảo núi lửa, núi dốc và đồi thấp trong nội địa.
Nghi thức gia nhập WTO của Comoros |
Nền kinh tế Comoros chưa đa dạng, dựa trên hai lãnh vực chính là nông nghiệp trồng cây lương thực (lúa, sắn), cây công nghiệp (cà phê, dừa, vani, đinh hương và một số cây cho tinh dầu) và mậu dịch đường biển.
Năm 2021, GDP của Comoros ước tính đạt 1,2 tỷ USD, trong đó ngành đóng góp cao nhất là dịch vụ với 56,3%, tiếp theo là nông nghiệp với 31,6%.
Sản phẩm nông nghiệp chính của đảo quốc này là vani, đinh hương, ylang-ylang, dừa, chuối và sắn - cũng là những mặt hàng xuất khẩu chính của Comoros.
Quốc gia này nhập khẩu 70% thực phẩm như thịt, bột, đường, cá và các sản phẩm từ sữa từ các đối tác thương mại chính là Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và EU.
Comoros đang nỗ lực xây dựng một nền kinh tế đa dạng hơn, có khả năng chống chịu với các cú sốc bên ngoài và tạo nhiều việc làm. Với sự giàu có về nông nghiệp và sự quyết tâm của người dân, Comoros hoàn toàn có thể vươn lên thoát nghèo và hướng tới trở thành một quốc gia kiên cường và thịnh vượng.
Trước đó, nhân dịp dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) mở rộng và làm việc tại Nhật Bản, ngày 20/5/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp Tổng thống Liên bang Comoros Azali Assoumani.
Tại cuộc hội kiến, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Comoros tạo điều kiện cho một số mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như: Gạo, thực phẩm, hàng tiêu dùng, dệt may, da giày, máy móc... tiếp cận thị trường Comoros; đề xuất hai bên tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có các dự án hợp tác phát triển nông nghiệp ba bên, nhất là có cơ chế với Tổ chức Lương Nông thế giới (FAO) và Ngân hàng phát triển châu Phi tại Comoros.
Tổng thống Azali Assoumani đồng thuận cao với các đề xuất của Thủ tướng Phạm Minh Chính và đề nghị Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm cho Comoros trong bảo đảm an ninh lương thực, năng lượng, y tế… nhằm hỗ trợ Comoros thực hiện kế hoạch và tầm nhìn trở thành một nền kinh tế mới nổi vào năm 2030.
Đồng thời, nhất trí việc hai bên sớm đàm phán, ký kết một số văn bản quan trọng như Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao và công vụ…để tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho hợp tác song phương.
Đông Ti-mor - tiềm năng dầu mỏ
Nước Cộng hòa Dân chủ Đông Ti-mo (Timor-Leste) có thủ đô là Dili và là quốc gia trẻ nhất Đông Nam Á. Quốc gia này mới giành được độc lập hoàn toàn vào năm 2002, có diện tích hơn 15.000 km2.
Đông Ti-mo có khí hậu nhiệt đới ấm và nóng, chia làm 2 mùa khô và mùa mưa. Tài nguyên thiên nhiên chủ yếu là dầu mỏ, khí tự nhiên, ngành công nghiệp cà phê lớn và giàu tiềm năng. Đông Ti-mo là nước nghèo, còn nhiều khó khăn, nông nghiệp là khu vực chủ đạo trong nền kinh tế. Tuy nhiên, Đông Ti-mo có tiềm năng lớn về dầu lửa và khí đốt.
Nghi thức gia nhập WTO của Đông Ti-mo |
Quốc gia với 1,3 triệu dân này đang phải vật lộn với việc đa dạng hóa nền kinh tế và giảm tỷ lệ đói nghèo cao. Ngân hàng Thế giới phân loại Đông Ti-mo là nền kinh tế có thu nhập thấp, với GDP bình quân đầu người là 1.442 USD vào năm 2020, khoảng 53% dân số sống với mức dưới 1,25 USD/ ngày.
Theo thông tin từ Bộ Tài chính, tỷ lệ lạm phát hàng năm của Đông Timor đứng ở mức 8,7% vào tháng 10/2023.
Việc Comoros và Đông Ti-mo gia nhập WTO là một dịp quan trọng tại MC13 khi WTO đang mở cửa cho hai thành viên mới, đều là các nước kém phát triển nhất (LDC).
Việc chào đón hai thành viên mới tại MC13 sẽ gửi đi một thông điệp mạnh mẽ về sự phù hợp và tầm quan trọng của tổ chức, với 22 chính phủ khác muốn tham gia, bao gồm nhiều nước LDC và các quốc gia dễ bị tổng thương và bị ảnh hưởng bởi xung đột trên thế giới.
WTO là tên viết tắt từ tiếng Anh của Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization). WTO được thành lập theo Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới ký tại Marrakesh (Marốc) ngày 15/4/1994. WTO chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1995. WTO ra đời trên cơ sở kế tục tổ chức tiền thân là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (The General Agreement on Tariffs and Trade - GATT). Đây là tổ chức quốc tế duy nhất đề ra những nguyên tắc thương mại giữa các quốc gia trên thế giới. Trọng tâm của WTO chính là các hiệp định đã và đang được các nước đàm phán và ký kết. Các nguyên tắc và các hiệp định của GATT được WTO kế thừa, quản lý, và mở rộng. Không giống như GATT chỉ có tính chất của một hiệp ước, WTO là một tổ chức, có cơ cấu tổ chức hoạt động cụ thể. |