Ô nhiễm không khí báo động, kinh tế phải xanh hóa

Việt Nam đang nằm trong top 10 quốc gia có chỉ số ô nhiễm không khí cao nhất châu Á. Theo đó, chuyển đổi xanh là yêu cầu tất yếu với doanh nghiệp, nền kinh tế.
Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh song song để thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn Doanh nghiệp Việt Nam cần chuyển đổi xanh để hàng hóa có cơ hội vào thị trường New Zealand Chuyển đổi xanh trong ngành đóng tàu và cảng biển Việt Nam

Top 10 quốc gia có chỉ số ô nhiễm cao nhất châu Á

Tại Lễ phát động Ngày chuyển đổi xanh năm 2025 với chủ đề “Chuyển đổi xanh - Chung tay vì một Việt Nam phát triển bền vững” được tổ chức vào sáng 28/3, các chuyên gia kinh tế cho rằng, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và các thách thức về ô nhiễm môi trường, chuyển đổi sang một nền kinh tế xanh trở thành yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển bền vững của Việt Nam.

Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh đang là mô hình được nhiều quốc gia lựa chọn. Tại COP26, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cam kết với toàn thế giới rằng, Việt Nam sẽ hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

Ô nhiễm không khí báo động, kinh tế phải xanh hóa
Chuyển đổi xanh và phát triển kinh tế carbon thấp đang trở thành mối quan tâm đặc biệt của Chính phủ. Ảnh: Tuyết Lan

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, Việt Nam phải đối mặt với không ít thách thức, bởi Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có chỉ số ô nhiễm không khí cao nhất ở châu Á và đứng thứ 36 trong tổng số 177 quốc gia về mức độ ô nhiễm không khí. Nồng độ bụi mịn tại Việt Nam vượt quá 4,9 lần ngưỡng cho phép, đặc biệt ở các thành phố lớn, nơi mức độ ô nhiễm không khí đang ở mức nghiêm trọng.

Chuyển đổi xanh cũng sẽ là một thử thách lớn đối với các doanh nghiệp, khi quy mô nền kinh tế xanh hiện tại của Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 2% GDP, trong khi phần lớn nền kinh tế vẫn dựa vào mô hình phát triển truyền thống (kinh tế nâu). Theo đó, nếu chậm chuyển đổi xanh, Việt Nam có thể bị tụt hậu hàng thập kỷ.

Trước những áp lực từ chuyển đổi xanh, TS. Nguyễn Quốc Việt - Giảng viên trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng: Chuyển đổi xanh và phát triển kinh tế carbon thấp đang trở thành mối quan tâm đặc biệt của Chính phủ, các bộ, ngành và người dân.

Theo đó, trong chiến lược tăng trưởng xanh của Chính phủ đã đưa ra những mục tiêu cụ thể như: Giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi sản xuất xanh các ngành kinh tế; tiết kiệm tài nguyên và tuần hoàn; tiết kiệm và chuyển dịch năng lượng tái tạo; tiêu dùng và dịch vụ xanh.

Để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi xanh, các Doanh nghiệp Việt Nam đang nhanh chóng chuyển đổi sang mô hình sản xuất xanh hơn, được thúc đẩy bởi sự kết hợp giữa các chính sách trong nước và áp lực quốc tế. Sự thay đổi này đã dẫn đến nhu cầu và yêu cầu tuân thủ tăng lên đối với các doanh nghiệp và tổ chức trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Đây cũng là lựa chọn tất yếu của doanh nghiệp Việt nam trong xu thế chung của quá trình hội nhập thương mại - đầu tư toàn cầu mà các việc đáp ứng các nền tảng và thể chế mới về sản xuất xanh – sạch sẽ tạo là lợi thế cạnh tranh bền vững cho chính doanh nghiệp cam kết thực hiện.

Để chuyển đổi xanh, ngành dệt may cần đầu tư vào các dòng sản phẩm mới, phù hợp với xu hướng xanh hóa của ngành thời trang toàn cầu. Ảnh: Nguyễn Huyền
Để chuyển đổi xanh đang khiến doanh nghiệp đối mặt với nhiều thách thức. Ảnh: Nguyễn Huyền

Chuyển đổi xanh - doanh nghiệp đối diện thách thức

Thừa nhận áp lực chuyển đổi xanh đang khiến doanh nghiệp đối diện với những thách thức, ông Trịnh Đức Kiên – Phó Giám đốc Công ty TNHH Kẻ Gỗ cho rằng: Yêu cầu về xanh và bền vững hiện không còn là xu hướng mà đã trở thành điều kiện bắt buộc ở nhiều thị trường lớn như châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Á và châu Úc. Đặc biệt trong ngành gỗ, những tiêu chuẩn này được áp dụng xuyên suốt toàn bộ chuỗi giá trị sản phẩm – từ nguyên liệu đầu vào đến phương thức sản xuất và sản phẩm hoàn thiện.

Cũng theo ông Trịnh Đức Kiên, nhiều khách hàng quốc tế yêu cầu doanh nghiệp phải sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ có chứng nhận quản lý rừng bền vững như FSC (chứng nhận bảo vệ rừng) hoặc PEFC (chứng chỉ quản lý rừng bền vững), đồng thời phải chứng minh rằng quá trình khai thác không gây phá rừng, mất rừng – phù hợp với các quy định của Liên minh châu Âu (EU) và EUDR (quy định sản xuất hàng hoá không gây mất rừng) sắp được áp dụng trong thời gian tới.

“Bên cạnh đó, yếu tố lao động cũng là một phần trong chuỗi yêu cầu xanh. Doanh nghiệp phải đảm bảo các chế độ phúc lợi, điều kiện làm việc theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và các thông lệ quốc tế” – ông Trịnh Đức Kiên khẳng định.

Quá trình chuyển đổi này đang gây áp lực lớn cho doanh nghiệp, đặc biệt là về chi phí. Bởi theo ông Trịnh Đức Kiên, việc thay đổi công nghệ, quy trình sản xuất và thiết kế sản phẩm làm tăng đáng kể giá thành sản phẩm, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong cạnh tranh, nhất là ở những thị trường vẫn còn nới lỏng các yêu cầu về môi trường. Chưa kể, sự thiếu hụt chính sách hỗ trợ nội địa.

Cụ thể, theo ông Trịnh Đức Kiên, tại Việt Nam, nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường vẫn chưa nhận được sự ưu tiên về tiêu thụ vì chưa có quy định cụ thể về lộ trình hạn chế hoặc cấm sử dụng các sản phẩm gây ô nhiễm như túi nilon, ly nhựa, đồ dùng nhựa một lần...

Để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi xanh, đại diện Công ty Kẻ Gỗ đề xuất, Chính phủ sớm ban hành lộ trình và thời hạn cụ thể đối với việc cấm hoặc hạn chế sử dụng các sản phẩm không thân thiện với môi trường, thay vì chỉ dừng lại ở các chiến dịch kêu gọi tự nguyện. Bên cạnh đó, cần ưu tiên mua sắm công đối với hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp đã có đầu tư bài bản trong chuyển đổi xanh, đồng thời rà soát, thống nhất các quy định về quản lý nguồn gốc gỗ và lâm sản để tạo điều kiện cho doanh nghiệp chứng minh tính hợp pháp và bền vững của nguyên liệu đầu vào.

TS. Trần Công Thắng - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Nông nghiệp và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường): Trong bối cảnh hiện nay, trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường cần được doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. Nếu vẫn lạm dụng hóa chất và tài nguyên thiên nhiên, doanh nghiệp không chỉ làm tổn hại môi trường mà còn hủy hoại chính mình.

Nguyễn Hoà

Tin mới cập nhật

Cổ phiếu ICC bị đưa vào diện cảnh báo trên hệ thống giao dịch UPCoM

Cổ phiếu ICC bị đưa vào diện cảnh báo trên hệ thống giao dịch UPCoM

Do kiểm toán ngoại trừ 3 năm, từ ngày 4/4, cổ phiếu ICC của Công ty cổ phần Xây dựng Công nghiệp bị đưa vào vào diện cảnh báo trên hệ thống giao dịch UPCoM.
Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung

Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung

Trung tâm logistics Con Ong được đầu tư hiện đại bậc nhất miền Trung được kỳ vọng sẽ là một trong những dự án đặt nền tảng cho Khu thương mại tự do Đà Nẵng.

'Loạn cung – cầu' vật liệu xây dựng tại Thanh Hóa

Theo dự báo đến năm 2030, nhu cầu về vật liệu xây dựng so với lượng cung sẽ thiếu 192 triệu m3 đất, thiếu 11 triệu m3 cát nhưng lại thừa 55 triệu m3 đá.
Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập tỉnh thế nào?

Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập tỉnh thế nào?

Trước sáp nhập tỉnh, Bà Rịa - Vũng Tàu được biết đến là thủ phủ dầu khí, sở hữu cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải và có nền công nghiệp phát triển.

Tin khác

Infographic | Xuất nhập khẩu hàng hóa kỳ 1 tháng 3/2025

Infographic | Xuất nhập khẩu hàng hóa kỳ 1 tháng 3/2025

Theo số liệu thống kê của Cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 3/2025 đạt 35,65 tỷ USD.

'Lối đi riêng' của tỉnh top 10 thu hút vốn FDI lớn

Nhờ lối đi riêng của mình, tỉnh Nghệ An trở thành “điểm sáng” của cả nước về thu hút đầu tư FDI vào các Khu kinh tế và các Khu công nghiệp.
Infographic | Những tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất nước

Infographic | Những tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất nước

Trong số 63 tỉnh, thành phố, địa phương nào có thu nhập bình quân đầu người cao nhất nước?
Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành trung tâm năng lượng quốc gia

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành trung tâm năng lượng quốc gia

Petrovietnam đồng hành cùng Bà Rịa - Vũng Tàu trong quy hoạch, triển khai và đầu tư các dự án năng lượng chiến lược để trở thành trung tâm năng lượng quốc gia.
Ngành, nghề nào được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp?

Ngành, nghề nào được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp?

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) trình Quốc hội đã quy định rõ những ngành, nghề ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
Doanh nghiệp đầu tư cụm công nghiệp kiến nghị gì với tỉnh Thanh Hóa?

Doanh nghiệp đầu tư cụm công nghiệp kiến nghị gì với tỉnh Thanh Hóa?

Các doanh nghiệp đầu tư cụm công nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa đã kiến nghị nhiều nội dung với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.
Điểm tên ngành hàng xuất khẩu tiềm năng sang Hungary?

Điểm tên ngành hàng xuất khẩu tiềm năng sang Hungary?

Hàng nông sản của Việt Nam đang có chỗ đứng nhất định tại thị trường Hungary, đây là cơ hội cho doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này.
Infographic | Điểm sáng kinh tế Việt Nam 2 tháng năm 2025

Infographic | Điểm sáng kinh tế Việt Nam 2 tháng năm 2025

Theo số liệu của Cục Thống kê, kinh tế 2 tháng đầu năm nay đón nhận khởi đầu tích cực để hướng tới mục tiêu tăng trưởng hơn 8% cho cả năm.
Trạm sạc điện liên tục mở rộng nhưng vẫn lo quy chuẩn, tiêu chuẩn

Trạm sạc điện liên tục mở rộng nhưng vẫn lo quy chuẩn, tiêu chuẩn

Việt Nam hiện mới chỉ có những quy chuẩn, tiêu chuẩn chung cho các trạm sạc điện mà thiếu quy chuẩn, tiêu chuẩn cụ thể.
Miền Trung sẵn sàng đón đoàn thanh tra EC làm việc

Miền Trung sẵn sàng đón đoàn thanh tra EC làm việc

Các địa phương miền Trung như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đã nỗ lực khắc phục các hạn chế để chống khai thác IUU và sẵn sàng đón đoàn thanh tra EC.

Đọc nhiều

'Loạn cung – cầu' vật liệu xây dựng tại Thanh Hóa

'Loạn cung – cầu' vật liệu xây dựng tại Thanh Hóa

Theo dự báo đến năm 2030, nhu cầu về vật liệu xây dựng so với lượng cung sẽ thiếu 192 triệu m3 đất, thiếu 11 triệu m3 cát nhưng lại thừa 55 triệu m3 đá.
Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập tỉnh thế nào?

Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập tỉnh thế nào?

Trước sáp nhập tỉnh, Bà Rịa - Vũng Tàu được biết đến là thủ phủ dầu khí, sở hữu cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải và có nền công nghiệp phát triển.
Quýt sim: Đặc sản vùng cao xuống phố, giá rẻ bất ngờ

Quýt sim: Đặc sản vùng cao xuống phố, giá rẻ bất ngờ

Quýt sim, loài quả đặc sản được trồng tại các tỉnh vùng cao đang ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng vì chất lượng trái và giá rẻ bất ngờ.
Bánh trôi bánh chay độc đáo, chị em 'săn' lễ Tết Hàn thực

Bánh trôi bánh chay độc đáo, chị em 'săn' lễ Tết Hàn thực

Bên cạnh loại bánh trôi bánh chay truyền thống, Tết Hàn thực năm nay, bánh trôi bánh chay nghệ thuật với hương vị độc đáo, mới lạ được hội chị em yêu thích.
Lý do trà sữa, đồ ăn Trung Quốc 'phủ sóng' tại Việt Nam

Lý do trà sữa, đồ ăn Trung Quốc 'phủ sóng' tại Việt Nam

Gần đây, thị trường F&B (Food and Beverage - thực phẩm và đồ uống) Việt Nam chứng kiến sự 'bành trướng' mạnh mẽ của các thương hiệu trà sữa và đồ ăn Trung Quốc.
Hội chị em ‘săn lùng’ trái nhót đầu mùa

Hội chị em ‘săn lùng’ trái nhót đầu mùa

Những ngày cuối tháng 3, đầu tháng 4, khi thời tiết bắt đầu ấm lên, cũng là lúc hội chị em tìm kiếm những trái nhót đầu vụ.
Giá thịt heo ‘neo cao’, người tiêu dùng ‘thắt lưng buộc bụng’

Giá thịt heo ‘neo cao’, người tiêu dùng ‘thắt lưng buộc bụng’

Giá thịt heo bán lẻ trong nước vẫn tiếp tục 'neo' ở mức cao, gây áp lực lớn lên chi tiêu của người tiêu dùng.
Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung

Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung

Trung tâm logistics Con Ong được đầu tư hiện đại bậc nhất miền Trung được kỳ vọng sẽ là một trong những dự án đặt nền tảng cho Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
Kỹ năng sinh tồn khi xảy ra động đất

Kỹ năng sinh tồn khi xảy ra động đất

Động đất có thể xảy ra bất ngờ, bạn đã biết cách bảo vệ mình chưa? Học ngay kỹ năng sinh tồn quan trọng để đảm bảo an toàn khi thảm họa xảy ra!
Ô nhiễm không khí báo động, kinh tế phải xanh hóa

Ô nhiễm không khí báo động, kinh tế phải xanh hóa

Việt Nam đang nằm trong top 10 quốc gia có chỉ số ô nhiễm không khí cao nhất châu Á. Theo đó, chuyển đổi xanh là yêu cầu tất yếu với doanh nghiệp, nền kinh tế.
Phiên bản di động