Doanh nghiệp lúa gạo: Không lo thiếu vốn
Dư nợ cho vay lúa gạo tăng
Theo ông Nguyễn Quốc Hùng – Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, đến cuối tháng 12/2018 dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (NNNT) toàn quốc tăng khoảng 21,4% so với cuối năm 2017; đến cuối tháng 01/2019 dư nợ tăng 1% so với cuối năm 2018. Trong đó, dư nợ tín dụng NNNT đối với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến cuối tháng 12/2018 chiếm 17,24% dư nợ NNNT toàn quốc; cuối tháng 1/2019 tăng khoảng 0,3% so với cuối năm 2018.
![]() |
Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo được hỗ trợ vay vốn |
Riêng đối với ngành lúa gạo, năm 2018 có dư nợ đạt khoảng 99.000 tỷ đồng, tăng 29.789 tỷ đồng so với cuối năm 2017; đến cuối tháng 01/2019, dư nợ đạt khoảng 100.000 tỷ đồng (trong đó ĐBSCL đạt 50.000 tỷ, chiếm khoảng 50%), tăng 0,8% so với cuối năm 2018.
Bên cạnh các chính sách hỗ trợ về vốn cho NNNT, trong đó có ngành sản xuất, tiêu thụ lúa gạo, ngành ngân hàng cũng luôn chủ động, kịp thời có những giải pháp hỗ trợ bà con nông dân khi gặp khó do thiên tai và khi thị trường xuất khẩu bị thu hẹp.
Thông tin tại Hội nghị “Thúc đẩy sản xuất tiêu thụ lúa gạo ĐBSCL” sáng ngày 26/2/2019 tại Đồng Tháp, Thống đốc NHNN Việt Nam Lê Minh Hưng khẳng định: Lúa gạo là ngành sản xuất chính trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam nói chung, ĐBSCL nói riêng, do vậy, ngành ngân hàng cam kết sẵn sàng đáp ứng đủ vốn để đáp ứng nhu cầu của người dân, DN trong quá trình sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ lúa gạo với lãi suất và thời hạn cho vay phù hợp.
Trước đó, từ những diễn biến không thuận lợi của thị trường xuất khẩu lúa gạo cũng như thực hiện triển khai Nghị định 107/2018/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo, NHNN đã chủ động ban hành văn bản số 928/NHNN-TD ngày 18/2/2019 chỉ đạo các ngân hàng thương mại cân đối nguồn vốn, tập trung cho vay đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn để DN thu mua thóc, gạo cho nông dân; các ngân hàng phải làm việc trực tiếp, nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của DN để phối hợp với DN có giải pháp tháo gỡ, cụ thể: Xem xét tăng hạn mức vay vốn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân, tạo điều kiện để DN kịp thời thu mua thóc, gạo cho người dân. Đồng thời, NHNN cũng yêu cầu NHNN chi nhánh 13 tỉnh ĐBSCL phải bám sát diễn biến thị trường lúa gạo, hoạt động tín dụng trên địa bàn để kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh, NHNN các giải pháp đẩy mạnh cho vay phát triển ngành lúa gạo một cách hiệu quả.
![]() |
Nhiều ngân hàng lớn cam kết đáp ứng vốn cho doanh nghiệp lúa gạo |
Hàng nghìn tỷ đồng “tiếp sức” cho doanh nghiệp
Theo Thống đốc Lê Minh Hưng, ngành ngân hàng cam kết sẵn sàng đáp ứng đủ vốn cho DN thu mua, tạm trữ, xuất khẩu, tiêu thụ lúa gạo; tiếp tục tập trung nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của thương nhân sản xuất, kinh doanh thóc, gạo, người sản xuất lúa với thời hạn và lãi suất hợp lý.
Cùng với đó, lãnh đạo NHNN chỉ đạo các ngân hàng thương mại chủ động tiếp cận các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo để nắm bắt khó khăn, vướng mắc của DN, qua đó hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các thương nhân tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN; trong đó xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tiếp tục xem xét cho vay mới để tháo gỡ khó khăn cho người dân, DN lúa gạo.
Đặc biệt, xem xét tăng hạn mức tín dụng cho các DN để đảm bảo đủ nguồn vốn thu mua lúa gạo cho người nông dân trong vụ đông xuân năm nay, nhằm giúp giá lúa gạo không bị giảm sâu, đảm bảo lợi nhuận cho người trồng lúa.
Được biết, các ngân hàng thương mại đã cam kết cho vay đối với sản xuất, thu mua, tiêu thụ lúa gạo với lãi suất 6%/năm, đồng thời cho biết sẽ dành hàng nghìn tỷ đồng để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các DN ngành lúa gạo.
Ông Nghiêm Xuân Thành – Chủ tịch HĐQT Vietcombank - cho hay: Vietcombank sẽ dành khoảng trên 9.000 tỷ đồng cho vay các nhu cầu thu mua lúa gạo, đẩy mạnh cho vay các DN sản xuất, tiêu thụ lúa gạo có phương án, dự án khả thi; tăng cường làm việc với các DN, đẩy mạnh giải ngân. Ngân hàng cam kết chia sẻ khó khăn với DN, nông dân với 3 “không”: Không lợi nhuận trong cho vay, không lợi nhuận trong thanh toán, không lợi nhuận trong mua bán ngoại tệ cho DN xuất khẩu lúa gạo.
Chủ tịch HĐQT Agribank, ông Trịnh Ngọc Khánh cũng khẳng định, ngân hàng sẽ đảm bảo đủ nguồn vốn, đồng thời, hoàn thiện các phương thức, cách thức cho vay, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong tiếp cận vốn. Ông Dương Công Minh – Chủ tịch HĐQT Sacombank cũng “vào cuộc” chỉ đạo kịp thời các chi nhánh, cung cấp thông tin đại diện lãnh đạo ngân hàng để giáp quyết các nhu cầu vốn của DN, trong trường hợp có vướng mắc gì thì gửi thông tin lên HĐQT, nhằm tạo điều kiện cho người dân trong tiếp cận vốn sản xuất, thu mua, tiêu thụ lúa gạo…
Ông Lê Minh Hưng – Thống đốc NHNN Việt Nam: Để thúc đẩy sản xuất tiêu thụ lúa gạo, ngành ngân hàng sẽ đẩy mạnh triển khai có hiệu quả chính sách tín dụng phục vụ phát triển NNNT, các chương trình tín dụng ưu đãi đặc thù của Chính phủ để hỗ trợ sản xuất cho người dân. Đặc biệt, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh cho vay liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, đưa ra những giải pháp căn cơ, góp phần phát triển bền vững ngành lúa gạo của Việt Nam. |
Tin mới cập nhật

Hoàn thiện về chất Bộ tiêu chí nông thôn mới 2026-2030

Vĩnh Long: Sản lượng nuôi và khai thác thuỷ sản giảm nhẹ

Quy định về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp

Hướng tới nông nghiệp giá trị cao

Các địa phương đẩy mạnh khắc phục gỡ 'thẻ vàng' IUU

Hà Nội chuẩn bị tổ chức hội nghị đối thoại với nông dân

Khu vườn ‘chữa lành’ của chàng thạc sĩ ‘chim cánh cụt’

Cần Thơ: Hướng đến nền nông nghiệp an toàn, bền vững

Lâm Đồng: Cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo lợi thế của từng địa phương

Hết năm 2024, cả nước có 79-79,5% số xã đạt chuẩn nông thôn mới
Tin khác

4 hiệp hội cùng kiến nghị ‘kiểm soát chặt sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu’

Cận cảnh nông dân làm bưởi Diễn "mang bầu", chờ ngày thu về tiền tỷ

Công ty CP Phân bón Bình Điền được vinh danh tại Lễ trao giải Giải thưởng Hành động vì cộng đồng

Phát triển giá trị cây nho và sản phẩm từ nho tỉnh Ninh Thuận

Hàng ngàn khách tham quan triển lãm nông nghiệp, chăn nuôi tại TP. Hồ Chí Minh

Bảo đảm nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp

NPK Cà Mau tiếp tục chinh phục nhà nông trồng lúa Tây Nam bộ

Sử dụng phân bón khoa học để khôi phục ‘vương quốc quýt hồng’ Lai Vung

Ngành nông nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi số thực chất, hiệu quả

Cần làm mới mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã với một tâm thế mạnh mẽ
Đọc nhiều

Chanh leo độc lạ 'chiếm sóng' thị trường, giá cao vẫn hút khách

Nhận định chứng khoán 14/5: Hạn chế mua đuổi

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 13/5: Cân nhắc giải ngân cổ phiếu

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp
