Đánh thức tiềm năng kinh tế Bắc Kạn
Phát triển chưa tương xứng
Nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, nơi chiến khu Việt Bắc năm xưa (Cao - Bắc - Lạng - Thái - Tuyên - Hà), Bắc Kạn đã đi vào sử sách của dân tộc. Trong kháng chiến chống Pháp, cụm di tích ATK - Chợ Đồn là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các cán bộ cấp cao của Đảng, Chính phủ, quân đội (Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân) đã hoạt động. Trong lịch sử chống xâm lược, Bắc Kạn cũng là nơi diễn ra các trận đánh lớn, các chứng tích lịch sử đến nay còn lưu lại với nhiều di tích đã được xếp hạng quốc gia. Tại Bắc Kạn còn có những thắng cảnh thiên nhiên độc đáo, đặc biệt là quần thể hồ Ba Bể đã được UNESCO công nhận là Vườn Di sản ASEAN, là địa bàn cư trú của đồng bào các dân tộc thiểu số có nhiều phong tục, tập quán đan xen, tạo nên những bản sắc văn hóa đa dạng… Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển du lịch.
|
Tỉnh Bắc Kạn có diện tích khá rộng gần 5.000 km2, trong đó đất nông, lâm nghiệp chiếm tới 86% diện tích đất tự nhiên; khí hậu tiểu vùng, nhiệt độ bình quân năm là 23,3 độ C, lượng mưa bình quân 1.235 mm/năm... Đó là điều kiện thích hợp cho Bắc Kạn phát triển kinh tế rừng, trồng cây ăn quả đặc sản, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ. Bắc Kạn đồng thời cũng có tiềm năng cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất chì, kẽm, gang thép, đá xẻ công nghiệp... bởi một số mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn.
Tiềm năng kinh tế không thiếu, và mặc dù nhận được nhiều sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, nhưng đến nay Bắc Kạn vẫn là một tỉnh thuộc diện nghèo nhất cả nước, kinh tế chậm phát triển, GDP bình quân đầu người mới đạt 20 triệu đồng/năm, thu ngân sách ước tính (năm 2017) chỉ đạt khoảng 600 tỷ đồng, chi đầu tư phát triển vẫn phải dựa vào trợ cấp từ nguồn ngân sách trung ương.
Ông Lý Thái Hải - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn thừa nhận: “Phát triển kinh tế của Bắc Kạn vẫn chưa tương xứng với những tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Nguồn vốn đầu tư cho các dự án sản xuất, kinh doanh trên địa bàn vẫn còn rất hạn chế. Đến nay, toàn tỉnh Bắc Kạn cũng mới chỉ có khoảng 700 doanh nghiệp hoạt động”.
Thu hút đầu tư trọng điểm
Những năm vừa qua, tỉnh Bắc Kạn đã nỗ lực để thu hút đầu tư. Số liệu thống kê cho thấy, tính đến cuối năm 2017 tại Bắc Kạn có khoảng 120 dự án đang hoạt động với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 12.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, số dự án và vốn đăng ký đầu tư của tỉnh Bắc Kạn vẫn còn rất khiêm tốn. Để khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh, thúc đẩy phát triển kinh tế, cuối năm 2017, tỉnh Bắc Kạn đã công bố danh mục 33 dự án thu hút đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề trọng điểm, có lợi thế; trong đó có các dự án quan trọng về phát triển hạ tầng giao thông, phát triển hạ tầng khu công nghiệp, trồng rừng và chế biến gỗ, phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo tiêu chuẩn VietGAP, hạ tầng, bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lịch sử - tâm linh gắn với trải nghiệm cộng đồng...
|
Để thực hiện danh mục đầu tư nêu trên, ông Lý Thái Hải cho biết, tỉnh Bắc Kạn sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ ở mức cao nhất cho các nhà đầu tư, kể cả việc tích tụ đất đai thực hiện các dự án sản xuất nông, lâm nghiệp, trồng cây dược liệu; hỗ trợ quảng bá thương hiệu, sản phẩm, tiếp cận vốn vay, hỗ trợ lãi suất...
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, việc xây dựng chiến lược thu hút đầu tư của Bắc Kạn trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và chế biến cần chú trọng hỗ trợ, thúc đẩy liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gia tăng cao; trong lĩnh vực du lịch, cần ưu tiên phát triển quần thể hồ Ba Bể trở thành một trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp tương xứng với vị thế của một trong 20 hồ nước ngọt trên núi đá lớn nhất thế giới. Đặc biệt, để thu hút đầu tư hiệu quả, Bắc Kạn cần đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách hành chính, giảm thời gian cũng như chi phí cho doanh nghiệp, vì chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Bắc Kạn hiện nay vẫn còn rất thấp. Bắc Kạn cũng phải chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở hạ tầng (điện, nước, giao thông…), bởi đây là những yếu tố rất quan trọng liên quan đến việc ra quyết định của nhà đầu tư.
Tại cuộc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bắc Kạn và chỉ đạo Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào Bắc Kạn vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Bắc Kạn là một trong những cái nôi của cách mạng, nhưng vẫn còn nghèo, Đảng, Nhà nước sẽ quan tâm nhiều hơn để giúp Bắc Kạn vươn lên. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo các bộ, ngành trung ương cần quan tâm, hỗ trợ cho Bắc Kạn, đồng thời kêu gọi các nhà đầu tư quan tâm đến các cơ hội đầu tư ở Bắc Kạn nhằm giúp địa phương khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh.
Thủ tướng cũng mong muốn Bắc Kạn phát huy tốt truyền thống cách mạng, sáng tạo trong phát triển kinh tế. Bên cạnh việc tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Bắc Kạn cũng phải kiên quyết nói không với các nhà đầu tư chỉ biết khai thác các cơ hội để tìm kiếm lợi nhuận, tàn phá tài nguyên, môi trường, không đóng góp, chia sẻ lợi ích tương xứng cho địa phương và người dân.
Ông Nguyễn Văn Du - Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn: Doanh nghiệp là động lực quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, Bắc Kạn cam kết sẽ đẩy mạnh cải cách thể chế, chính sách, thủ tục hành chính, tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch, bình đẳng; thực hiện tốt cơ chế đối thoại, tham vấn doanh nghiệp trong xây dựng chính sách, hỗ trợ khởi nghiệp, đào tạo nhân lực… để các nhà đầu tư, doanh nghiệp thực hiện hiệu quả các dự án, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, người lao động, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn theo phương châm phát triển bền vững. |
Tin mới cập nhật

Lâm Đồng cam kết đồng hành, 'trải thảm đỏ' đón nhà đầu

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và Quốc khánh 2/9 của năm 2025

Du lịch Khánh Hòa nâng chất du lịch dịp cao điểm 30/4 – hè 2025

Du lịch TP. Hồ Chí Minh đón 'cơ hội vàng' dịp 30/4

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Bắc Giang dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP quý I/2025

TP. Hồ Chí Minh: Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu quý I/2025

Hàn Quốc đẩy mạnh đầu tư vào TP. Hồ Chí Minh

Cảng Mỹ Thuỷ: Đẩy nhanh tiến độ thu hút nhà đầu tư

Tái hiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng bằng công nghệ màn led
Tin khác

Gần 4,6 triệu khách du lịch đến Hà Nội

TP. Hồ Chí Minh: 6 lãnh đạo công an cấp phòng xin nghỉ hưu

Hà Nội: Hạn chế xe 16 chỗ vào phố cổ từ 1/3

Thành phố Huế đảm bảo cung ứng nguồn điện

Thành phố Huế: Vốn khuyến công ‘đòn bẩy' công nghiệp nông thôn

Bình Dương: Phát triển dịch vụ logistics thành ngành kinh tế mũi nhọn

HĐND TP. Hồ Chí Minh họp xem xét công tác nhân sự

Quảng Nam, Quảng Ngãi đẩy nhanh xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thành phố Huế: Hợp tác, đào tạo nhân lực từ Nhật Bản

Bắc Kạn đảm bảo khu vực dịch vụ tăng trưởng 9,6%
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Du lịch khởi sắc, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức
