Cơ chế nào để hút đầu tư vào năng lượng tái tạo?

Thực hiện cam kết của Việt Nam tại hội nghị COP26, Quy hoạch điện VIII đang được điều chỉnh đúng hướng theo lộ trình giảm tỉ trọng điện than và nâng tỉ trọng năng lượng tái tạo (NLTT) nhằm giảm phát thải khí gây ô nhiễm môi trường, hướng tới xây dựng ngành năng lượng bền vững. Tuy nhiên, vấn đề được nhiều chuyên gia đặt ra hiện nay là, cơ chế nào để hút đầu tư vào NLTT?

Cơ hội chuyển dịch năng lượng

Được đánh giá là quốc gia giàu tiềm năng về NLTT (điện mặt trời, điện gió), nhưng việc khai thác nguồn năng lượng này ở Việt Nam vẫn chưa tương xứng. Nguyên nhân chủ yếu là các rào cản liên quan tới cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện… đã hạn chế việc triển khai các dự án NLTT để đưa nguồn điện vào sử dụng trên thực tế. Do đó, theo các chuyên gia, đây là thời cơ để Việt Nam thực hiện quyết tâm chuyển đổi năng lượng theo hướng xanh, sạch, bền vững một cách mạnh mẽ.

Cần nhìn nhận, trong vài năm qua, nhờ các cơ chế khuyến khích của Thủ tướng Chính phủ, NLTT tại Việt Nam đã có những phát triển vượt bậc. Cụ thể, theo số liệu từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tổng công suất nguồn NLTT lắp đặt tính đến ngày 31/10/2021 đạt 20.644MW. Trong đó, thủy điện chiếm 29,60%; năng lượng mặt trời là 22,57%; năng lượng gió là 5,16%. Qua đó cho thấy tiềm năng phát triển NLTT ở Việt Nam là rất lớn với dư địa phát triển rất dồi dào.

Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) đã nêu rõ tầm quan trọng của việc đa dạng hóa nguồn năng lượng, chú trọng phát triển các nguồn năng lượng sạch, NLTT, nâng tỷ lệ NLTT trong tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp tăng lên hơn 32% vào 2030 và sẽ đạt khoảng 44% vào 2050.

Cơ chế nào để hút đầu tư vào năng lượng tái tạo?
Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đã nêu rõ tầm quan trọng của việc đa dạng hóa nguồn năng lượng, chú trọng phát triển các nguồn năng lượng sạch, NLTT

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã đưa ra mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 vào 2050 tại hội nghị COP26 mới đây. Các chuyên gia cho rằng, với những hạn chế của điện than, điện mặt trời thì quá trình chuyển dịch năng lượng, tăng tỉ trọng nguồn điện gió nói chung và điện gió ngoài khơi nói riêng sẽ là chìa khóa để Việt Nam thực hiện mục tiêu đề ra.

Do đó, Quy hoạch điện VIII đang được Bộ Công Thương nghiên cứu, điều chỉnh theo hướng tăng nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió và giảm tỉ trọng điện than trong tổng cơ cấu nguồn được các chuyên gia đánh giá là hoàn toàn đúng hướng và đúng với cam kết quốc tế tại hội nghị COP26 vừa qua.

Theo ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch thường trực Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh, NLTT đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch đảm bảo nguồn an ninh năng lượng quốc gia. Tuy nhiên, thực tế việc triển khai các dự án NLTT hiện nay đối mặt với những thách thức mới như hạ tầng lưới điện và kỹ thuật điều độ hệ thống điện do phải tối ưu hoá nguồn điện mới vào hệ thống.

“Hiện tại, trên thực tế, có nhiều nhà máy điện gió, điện mặt trời, phải giảm phát tới 60% công suất, gây lãng phí nguồn lực của xã hội và đang trở thành nguyên nhân cản trở nỗ lực thu hút đầu tư, xã hội hóa vào phát triển hạ tầng năng lượng điện”, ông Hoàng Quang Phòng nhấn mạnh.

Ở góc độ nhà đầu tư, ông Dương Quốc Thái, Phó Tổng giám đốc vận hành Tập đoàn Super Energy, nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh cho biết, vấn đề cắt giảm công suất do một số nguyên nhân đang là trở ngại lớn với các nhà đầu tư. Vì hiện tại tập đoàn Super Energy cũng bị cắt giảm công suất ở các nhà máy dự án năng lượng mặt trời rất nhiều.

“Hy vọng trong năm tới đây, tình hình kinh tế phát triển và với sự giúp đỡ thêm nữa của EVN sẽ giải phóng được công suất cho các nhà máy điện mặt trời. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư NLTT đang cực kỳ quan tâm đến chính sách, cơ chế mới của Chính phủ, Bộ Công Thương, cũng như EVN về hệ thống lưu trữ năng lượng bằng ác-quy và mong Chính phủ Việt Nam sớm có cơ chế, để tập đoàn tiến hành đầu tư” – ông Thái cho biết.

Cần cơ chế xuyên suốt, lâu dài

Thực tế, thời gian qua, nhờ thông qua các cơ chế khuyến khích được Chính phủ ban hành đã tạo động lực thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư từ doanh nghiệp trong và nước ngoài vào lĩnh vực năng lượng tái tạo. Nhận định về vấn đề này, bà Ngô Thị Tố Nhiên – Giám đốc Điều hành Tổ chức Sáng kiến Chuyển dịch Năng lượng Việt Nam (VIETSE) cho biết, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển NLTT ở Việt Nam, đặc biệt là các quyết định về giá mua điện mặt trời và điện gió tại Quyết định 11/2017/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2017 và Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 6 tháng 4 năm 2020, Cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg và được sửa đổi bổ sung tại Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg đã mở ra xu hướng mới trong đầu tư phát triển nguồn điện ở Việt Nam.

Tuy nhiên, theo bà Nhiên, chính sách này chưa có lộ trình xuyên suốt, liên tục, điều này làm giảm cam kết của các nhà đầu tư trong việc triển khai các dự án theo quy hoạch. Do đó, Chính phủ cần có các chính sách duy trì thị trường phát triển trong dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu điện cũng như mục tiêu phát triển kinh tế bền vững cho Việt Nam.

Đặc biệt, bà Nhiên dẫn chứng, theo dự thảo Quy hoạch điện VIII, nhu cầu vốn đầu tư lưới điện giai đoạn 2021-2030 khoảng 32,9 tỷ USD. Và giai đoạn 2031-2045 khoảng 52,1 tỷ USD. Như vậy, để đạt kế hoạch này, tổng nhu cầu vốn đầu tư cho loại năng lượng này tới đây là rất lớn. Và muốn vậy, chính sách, cơ chế cho loại năng lượng này cần liên thông, tránh đứt đoạn, khoảng trống như vừa qua, có như vậy mới có thể huy động thêm vốn đầu tư tư nhân tham gia phát triển trong lĩnh vực điện.

Bên cạnh đó, bà Nhiên đã chỉ ra, thách thức phát triển cho ngành điện Việt Nam trong 10 năm tới song song với phát triển nguồn mới là về phát triển cơ sở hạ tầng lưới điện. Vì thế, cần có cơ chế bình đẳng hơn với các nguồn như tổ chức đấu thầu theo dạng hình năng lượng hoặc công suất hoặc đấu thầu dịch vụ bảo trì lưới điện và cơ sở hạ tầng ngành điện.

Bà Nhiên kiến nghị, Việt Nam cần chính sách nhất quán và có lộ trình rõ ràng, đồng thời xây dựng cơ chế triển khai các vòng đấu thầu cạnh tranh, minh bạch sẽ là tiền đề quan trọng thúc đẩy thị trường đầu tư. Đặc biệt, cần có một bản đồ Quy hoạch điện lực Quốc gia phù hợp với tình hình thực tế, hài hòa giữa các nguồn điện khác nhau, hài hòa giữa nguồn - lưới và hài hoà giữa các vùng miền - toàn quốc gia. Bởi sự mất cân đối đã khiến những khu vực thừa điện phải cắt giảm công suất phát triển miền, gây lãng phí lớn nguồn lực xã hội và làm nản lòng các nhà đầu tư.

Theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, để tạo điều kiện thu hút các thành phần kinh tế có điều kiện tham gia phát triển lĩnh vực năng lượng, hiện Bộ Công Thương đang tiến hành nghiên cứu, sửa đổi Luật Ðiện lực để có cơ sở thực hiện xã hội hóa hoạt động truyền tải điện, nhằm tháo gỡ nút thắt quan trọng trong hạ tầng năng lượng; Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, đề xuất Chính phủ cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút vốn đầu tư tư nhân phát triển nguồn điện NLTT giai đoạn tới như: Cơ chế mua bán điện trực tiếp, cơ chế đấu thầu lựa chọn NÐT.

Theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, việc thực hiện cơ chế này tuy sẽ mất nhiều thời gian hơn nhưng sẽ công bằng, minh bạch hơn cho các nhà đầu tư, đảm bảo sự hài hòa, cân đối giữa phát triển các dự án điện NLTT và lưới truyền tải.

Đỗ Nga

Tin mới cập nhật

Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Với lợi thế hiện tại, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đánh giá rất cao cơ hội của Việt Nam khi tham gia ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Vì sao sản xuất ô tô tại Vĩnh Phúc trong quý I/2024 giảm 22,75%?

Vì sao sản xuất ô tô tại Vĩnh Phúc trong quý I/2024 giảm 22,75%?

Quý I/2024, sản lượng sản xuất ô tô trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đạt 6.735 nghìn xe, giảm 22,75% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đề xuất 6 giải pháp thúc đẩy sản xuất công nghiệp những tháng cuối năm

Đề xuất 6 giải pháp thúc đẩy sản xuất công nghiệp những tháng cuối năm

IIP quý I/2024 được đánh giá tích cực với mức tăng 5,7%, tuy nhiên nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất công nghiệp, Tổng cục Thống kê đề xuất 6 giải pháp.
Ngành lương thực, thực phẩm nhiều cơ hội bứt phá hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Ngành lương thực, thực phẩm nhiều cơ hội bứt phá hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Triển lãm Quốc tế ngành Lương thực, Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh lần thứ 3-Ngành lương thực, thực phẩm nhiều cơ hội bứt phá hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Cụm công nghiệp nhận được những ưu đãi, hỗ trợ phát triển nào?

Cụm công nghiệp nhận được những ưu đãi, hỗ trợ phát triển nào?

Theo Nghị định số 32/2024/NĐ-CP của Chính phủ, cụm công nghiệp sẽ nhận được những chính sách ưu đãi và hỗ trợ phát triển.
Thành lập, mở rộng phát triển cụm công nghiệp cần đáp ứng các điều kiện gì?

Thành lập, mở rộng phát triển cụm công nghiệp cần đáp ứng các điều kiện gì?

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 32/2024/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp. Nghị định quy định điều kiện thành lập, mở rộng cụm công nghiệp.
Việt Nam phải là "mắt xích" trọng yếu của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam phải là "mắt xích" trọng yếu của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong bối cảnh nước ta đang hội tụ đầy đủ điều kiện và yếu tố cần thiết để phát triển công nghiệp bán dẫn.
Phế liệu nhựa nhập khẩu: Cần có cách tiếp cận thông minh, bền vững

Phế liệu nhựa nhập khẩu: Cần có cách tiếp cận thông minh, bền vững

Việc trở thành điểm đến chính cho nhập khẩu phế liệu nhựa đã khiến Việt Nam chịu nhiều hậu quả, vì vậy cần có cách tiếp cận thông minh, bền vững.
Dự kiến cấp mới giấy phép thăm dò khoáng sản đá vôi, sét

Dự kiến cấp mới giấy phép thăm dò khoáng sản đá vôi, sét

Trong quy hoạch mới phê duyệt, Chính phủ dự kiến cấp mới các giấy phép thăm dò tại 36 khu vực khoáng sản đá vôi, 46 khu vực khoáng sản sét.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Cần có cách tiếp cận mới tham gia vào chuỗi cung ứng

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Cần có cách tiếp cận mới tham gia vào chuỗi cung ứng

Việc liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam với các công ty đa quốc gia được cho là con đường ngắn nhất để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nội toàn cầu.

Tin khác

Hỗ trợ, tư vấn cải tiến năng suất: Tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Hỗ trợ, tư vấn cải tiến năng suất: Tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương đã và đang đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ cải tiến năng suất cho DN công nghiệp hỗ trợ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Cộng lực vốn hỗ trợ doanh nghiệp

Cộng lực vốn hỗ trợ doanh nghiệp

Cuối năm là giai đoạn nước rút khi doanh nghiệp tăng tốc sản xuất nhằm đạt kế hoạch. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần tăng vốn, quản lý chặt dòng tiền để giảm chi phí và thu về lợi nhuận.
Đơn đặt hàng mới vẫn giảm vì cầu yếu

Đơn đặt hàng mới vẫn giảm vì cầu yếu

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam giảm từ 49,6 trong tháng 10 xuống 47,3 trong tháng 11, dưới 50 điểm trong tháng thứ ba liên tiếp.
Việt Nam tiến đến lộ trình xanh hóa cảng biển

Việt Nam tiến đến lộ trình xanh hóa cảng biển

Xanh hóa cảng biển nhằm cân bằng giữa sự biến động môi trường và nhu cầu phát triển kinh tế đang là xu hướng mà nhiều cảng biển trên thế giới; trong đó, có Việt Nam đang lên lộ trình triển khai.
Sắp diễn ra Diễn đàn hiện thực hóa mục tiêu phát triển điện khí LNG

Sắp diễn ra Diễn đàn hiện thực hóa mục tiêu phát triển điện khí LNG

Ngày 7/12 tới tại Hà Nội sẽ diễn ra Diễn đàn “Hiện thực hoá mục tiêu phát triển Điện khí LNG theo Quy hoạch Điện VIII”.
Công bố cẩm nang công nghệ sản xuất điện và lưu trữ điện năng

Công bố cẩm nang công nghệ sản xuất điện và lưu trữ điện năng

Cẩm nang này gồm 2 ấn phẩm: Cẩm nang công nghệ sản xuất điện và Cẩm nang công nghệ lưu trữ điện năng, nhiên liệu tái tạo và chuyển đổi từ điện năng sang các dạng năng lượng khác (Power-to-X).
Hoạt động M&A góp phần đa dạng vốn cho nền kinh tế

Hoạt động M&A góp phần đa dạng vốn cho nền kinh tế

Việt Nam vẫn là thị trường hấp dẫn cho hoạt động M&A nhờ sự ổn định về chính trị, tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng, thị trường tiêu dùng nội địa tăng nhanh.
Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam ưu tiên đa dạng hóa sản xuất và chế tạo

Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam ưu tiên đa dạng hóa sản xuất và chế tạo

Kết quả khảo sát cho thấy xu hướng các doanh nghiệp Đức đang ưu tiên đa dạng hóa sản xuất và chế tạo, tập trung vào các dự án đầu tư xanh.
Các khu kinh tế phía Bắc có sức hút với các nhà đầu tư Trung Quốc

Các khu kinh tế phía Bắc có sức hút với các nhà đầu tư Trung Quốc

Theo Savills, các khu kinh tế phía Bắc đang có những ưu thế nhất định trong thu hút các dự án điện năng lượng mặt trời.
Mở khóa tài chính xanh cho ngành nhựa Việt Nam

Mở khóa tài chính xanh cho ngành nhựa Việt Nam

Trong những tháng gần đây, xuất khẩu nhựa đang có sự hồi phục, tháng sau cao hơn tháng trước. Do đó, xuất khẩu sản phẩm nhựa được kỳ vọng có nhiều khởi sắc.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá tiêu hôm nay 5/5/2024: Tăng “bốc đầu”, Đắk Nông và Bình Phước lập đỉnh mới 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 5/5/2024: Tăng “bốc đầu”, Đắk Nông và Bình Phước lập đỉnh mới 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 5/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 5/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 4/5/2024: Tiếp đà tăng sốc, Đắk Lắk chinh phục mức giá kỷ lục 101.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 4/5/2024: Tiếp đà tăng sốc, Đắk Lắk chinh phục mức giá kỷ lục 101.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 4/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 4/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 6/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 6/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 6/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 6/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay  9/5/2024: Tăng từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, Bà Rịa – Vũng Tàu chạm đỉnh 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 9/5/2024: Tăng từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, Bà Rịa – Vũng Tàu chạm đỉnh 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 9/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 9/5 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 4/5/2024: Giá dầu thế giới giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 3 tháng

Giá xăng dầu hôm nay ngày 4/5/2024: Giá dầu thế giới giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 3 tháng

Giá xăng dầu hôm nay ngày 4/5/2024, giá dầu thế giới đồng loạt giảm mạnh, ghi nhận mức thấp nhất trong 3 tháng qua với dầu WTI giảm 1,06%, dầu Brent giảm 0,98%.
Giá tiêu hôm nay 8/5/2024: Biến động trái chiều, Đắk Lắk lên mức đỉnh 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 8/5/2024: Biến động trái chiều, Đắk Lắk lên mức đỉnh 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 8/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 8/5 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 9/5/2024: Dầu thế giới đảo chiều tăng nhẹ, dầu trong nước chiều nay tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 9/5/2024: Dầu thế giới đảo chiều tăng nhẹ, dầu trong nước chiều nay tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 9/5/2024, giá dầu thế giới tăng nhẹ sau khi tồn kho dầu thô của Mỹ giảm, với dầu WTI tăng 0,22%, dầu Brent tăng 0,51%
Giá xăng dầu hôm nay ngày 5/5/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc không phanh

Giá xăng dầu hôm nay ngày 5/5/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc không phanh

Giá xăng dầu hôm nay ngày 5/5/2024, giá dầu thế giới kết thúc tuần giảm mạnh theo đó dầu WTI xuống mốc 77,99 USD/thùng, dầu Brent dưới ngưỡng 83 USD/thùng.
Giá tiêu hôm nay 7/5/2024: Tiếp tục đi ngang, dao động từ 103.000 – 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 7/5/2024: Tiếp tục đi ngang, dao động từ 103.000 – 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 7/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 7/5 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 8/5/2024: Dầu thế giới đảo chiều giảm trước tín hiệu về nguồn cung của FED

Giá xăng dầu hôm nay ngày 8/5/2024: Dầu thế giới đảo chiều giảm trước tín hiệu về nguồn cung của FED

Giá xăng dầu hôm nay ngày 8/5/2024, giá dầu thế giới đảo chiều giảm nhẹ khi bớt lo ngại về nguồn cung, theo đó, dầu WTI giảm 0,13%, dầu Brent giảm 0,35%.
Phiên bản di động