Mở khóa tài chính xanh cho ngành nhựa Việt Nam

Trong những tháng gần đây, xuất khẩu nhựa đang có sự hồi phục, tháng sau cao hơn tháng trước. Do đó, xuất khẩu sản phẩm nhựa được kỳ vọng có nhiều khởi sắc.
Ngành nhựa: Chưa tự chủ được nguyên liệu đầu vào Khai mạc triển lãm quốc tế ngành nhựa - cao su Việt Nam lần thứ 20

Hiện ngành nhựa đang ưu tiên thu hút các khoản đầu tư xanh để nâng cao năng lực cạnh tranh, trở thành ngành có nhiều triển vọng hấp dẫn cho nhiều giao dịch mua bán và sáp nhập.

Tiềm năng ngành nhựa

Theo Tổng cục Thống kê, ngành nhựa hiện có gần 4.000 doanh nghiệp trên cả nước, trong đó 90% là doanh nghiệp nhỏ và vừa, tập trung chủ yếu tại khu vực phía Nam. Tổng doanh thu ngành nhựa đã đạt trên 25 tỷ USD, trong đó xuất khẩu chiếm 22%.

Chú thích ảnh
Một gian hàng tham gia triển lãm ngành nhựa tại TP Hồ Chí Minh.

Các doanh nghiệp nhựa Việt Nam có thể sản xuất đầy đủ các chủng loại sản phẩm nhựa phục vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Đến nay, sản phẩm nhựa Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 160 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới và có mặt khắp các thị trường khó tính như Mỹ, Đức, Pháp, Anh, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha, Nhật, Úc…

Ông Hồ Đức Lam, Chủ tịch Hiệp hội nhựa Việt Nam (VPA), Chủ tịch HĐQT CTCP Rạng Đông Holding (mã RDP) chia sẻ, tốc độ tăng trưởng ngành nhựa Việt Nam đang có dấu hiệu chậm lại từ cuối năm 2022 đến nay do những ảnh hưởng từ tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu nói chung và tác động dai dẳng của đại dịch COVID-19 nói riêng.

Cụ thể, tính đến tháng 9/2023, kim ngạch xuất khẩu nhựa giảm 12,2%; tháng 8 giảm 0,5% nhưng vẫn tăng 6,8% so với tháng 7. Hiện tại, tồn kho ở các thị trường lớn của sản phẩm nhựa Việt Nam đã có dấu hiệu giảm nên VPA kỳ vọng tiêu thụ sản phẩm nhựa Việt Nam sẽ có nhiều khởi sắc trong các tháng cuối năm 2023, đơn hàng các doanh nghiệp sẽ nhiều hơn; đồng thời, kỳ vọng đầu ra nội địa và quốc tế cũng có tiến triển tích cực trong cả năm 2024.

Nhìn về xu hướng trong cả giai đoạn 2023 - 2028, Chủ tịch VPA chỉ ra ngành nhựa thế giới nói chung và Việt Nam sẽ có 5 vấn đề lớn. Thứ nhất, tăng trưởng sản xuất và tiêu thụ của ngành nhựa thế giới và Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng sản xuất và tiêu thụ nhựa trong tương lai, do nhu cầu sử dụng nhựa trong nhiều lĩnh vực như đóng gói, ô tô, điện tử, y tế và nông nghiệp vẫn đang tăng lên.

Thứ hai, do tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, ngành nhựa thế giới và Việt Nam sẽ hướng đến chuyển đổi sang sản xuất các loại sản phẩm thân thiện với môi trường, như nhựa tái chế, nhựa sinh học, nhựa tái sử dụng.

Thứ ba, ngành nhựa thế giới và Việt Nam sẽ tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ mới về nhựa, nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, tiết kiệm nguyên liệu và năng lượng và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

Thứ tư, do cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong ngành, các doanh nghiệp sản xuất nhựa sẽ phải nỗ lực để tăng năng suất, cải thiện chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất để cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Thứ năm, Chính phủ Việt Nam sẽ đưa ra các chính sách hỗ trợ cho ngành nhựa nhằm thúc đẩy sản xuất, đầu tư và xuất khẩu, đồng thời hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất nhựa thực hiện các quy định về môi trường và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng.

Theo ông Hồ Đức Lam, trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập toàn cầu hiện nay và định hướng xu hướng kinh tế tuần hoàn, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nhựa cần có sự đầu tư nghiêm túc về công nghệ, thiết bị máy móc, đẩy mạnh các sản phẩm có giá trị gia tăng cao và có sự phát triển trong tương lai.

Do vậy, để hội nhập thành công, doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam cần chuẩn bị kỹ càng đón đầu cơ hội, đa dạng mẫu mã, nâng cao chất lượng, tìm kiếm nguồn nguyên liệu là những vấn đề mà ngành phải đối mặt và cải thiện nhiều hơn nữa.

Nguyên liệu xanh - chìa khóa thu hút đầu tư

Tuy nhiên, ngành nhựa Việt Nam được ví như ngành gia công vì phần lớn phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ 70 - 80%, máy móc thiết bị cũng được nhập khẩu gần như 100% từ các thị trường chính như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật, Đức, Italy, Malaysia, Singapore…

VPA cho biết, sản lượng nguyên liệu nhập khẩu tăng trưởng đều qua các năm, từ 5,58 triệu tấn trong năm 2018 tăng lên 7,12 triệu tấn trong năm 2022. Đến nay, Việt Nam có thể sản xuất được các nguyên liệu như PVC, PP, PET, PS, PE với tổng công suất gần 3 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu trong nước chỉ mới đáp ứng 30% nhu cầu thị trường nội địa, 70% còn lại được nhập khẩu từ các quốc gia trên thế giới.

Mở khóa tài chính xanh cho ngành nhựa Việt Nam

Một gian hàng giới thiệu máy sản xuất nhựa tại triển lãm ngành nhựa.

Trong khi đó, ông Đinh Đức Thắng, Phó Chủ tịch VPA, Chủ tịch HĐQT CTCP Stavian Hoá Chất thông tin, giá nguyên liệu của ngành nhựa phụ thuộc nhiều vào giá dầu. Trong một năm qua, giá dầu dao động quanh mức 80 - 90 USD/thùng. Nguyên liệu chủ lực là PP biến động quanh mốc 1.000 USD/tấn, các nguyên liệu khác như HDPE FILM CFR, PET, PVC… có mức biến động khoảng 10 - 15%. Điều này sẽ khiến các doanh nghiệp nhựa gặp khó về giá thành khi cạnh tranh xuất khẩu.

"Với xu hướng chung của thế giới về phát triển kinh tế tuần hoàn cũng như tại Việt Nam, Chính phủ đang xây dựng ngành công nghiệp tái chế nhựa trong nước để tạo nguồn cung nguyên liệu nhựa tái sinh. Điều đó sẽ góp phần gia tăng đầu tư máy móc công nghệ mới phục vụ nhu cầu thị trường, tạo cơ hội cho các nhà cung ứng thiết bị máy móc và nguyên vật liệu mới trong tương lai", ông Hồ Đức Lam nhận định.

Bàn về vấn đề này, ông Chung Tấn Cường, Chủ tịch Hiệp hội nhựa TP Hồ Chí Minh cho biết, trong những năm tới, Hiệp hội xác định với các công ty thành viên là thu hút thêm đầu tư xanh để nâng cao năng lực cạnh tranh và có thêm đơn đặt hàng. Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng khuyến khích các doanh nghiệp nhựa tập trung vào việc cung cấp đầy đủ và minh bạch dữ liệu để các nhà đầu tư đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, nhờ đó giúp doanh nghiệp tiếp cận các nguồn tài chính xanh.

Tuy nhiên, hiện nay ngành nhựa đang gặp khó khăn trong việc thu hút đầu tư xanh phần lớn đến từ việc hạn chế thông tin cho nhà đầu tư đánh giá hiệu suất ESG của các doanh nghiệp nhựa. Do đó, ngành nhựa Việt Nam cần tích cực tìm kiếm các giải pháp tài chính xanh để đáp ứng các mục tiêu bền vững, đồng thời chủ động đối phó với thách thức về rủi ro thanh khoản thông qua việc kết hợp với các tổ chức tài chính trích lập quỹ dự phòng và quản lý rủi ro tín dụng từ khách hàng.

Một giải pháp để giúp các doanh nghiệp triển khai hiệu quả là sử dụng bảo hiểm tín dụng thương mại (TCI), có thể giúp doanh nghiệp giảm rủi ro và đảm bảo ổn định tài chính. Theo Atradius Việt Nam, một trong các tập đoàn bảo hiểm tín dụng lớn thứ hai thế giới với 25% thị phần toàn cầu cho biết, TCI được ví như là một "tấm lá chắn" giúp đội ngũ kinh doanh của doanh nghiệp tự tin hơn khi bán hàng cho đối tác.

“Với TCI, các doanh nghiệp nhựa sẽ có khả năng giảm thiểu rủi ro giao dịch và thúc đẩy phát triển bền vững. Hơn nữa, TCI có thể nâng cao uy tín tín dụng của doanh nghiệp và giúp việc tiếp cận nguồn vốn trở nên dễ dàng hơn, bao gồm cả các khoản tín dụng xanh", bà Vũ Thị Đức Hạnh, Giám đốc Quốc gia của Atradius Việt Nam chia sẻ.

Theo đó, TCI được Hiệp hội nhựa Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp nên sử dụng để có thể cung cấp thông tin về các thực tiễn thanh toán, quản lý dòng tiền và những giải pháp ổn định dòng tiền, giúp doanh nghiệp nhựa áp dụng các chiến lược quản lý rủi ro tín dụng, đặc biệt khi cân nhắc và thực hiện giao thương với khách hàng mới.

baotintuc.vn
baotintuc.vn

Tin mới cập nhật

Lâm Đồng: Cơ cấu ngành công nghiệp phát triển theo chiều sâu

Lâm Đồng: Cơ cấu ngành công nghiệp phát triển theo chiều sâu

Tỉnh Lâm Đồng xác định 8 mục tiêu tái cơ cấu ngành công nghiệp với tốc độ tăng năng suất lao động công nghiệp bình quân giai đoạn 2021- 2030 đạt 7,5-9%/năm.
Phát triển ngành công nghiệp ô tô bền vững: Cần tính toán đến kế sách lâu dài

Phát triển ngành công nghiệp ô tô bền vững: Cần tính toán đến kế sách lâu dài

Chuyên gia cho rằng, để ngành công nghiệp ô tô phát triển bền vững cần tính đến các yếu tố đồng bộ hạ tầng giao thông, chính sách "dung dưỡng nguồn thu".
Lý do sản xuất linh kiện điện tử của Vĩnh Phúc tăng gần 20%

Lý do sản xuất linh kiện điện tử của Vĩnh Phúc tăng gần 20%

Với mức tăng trưởng 18,89% trong tháng 7 và 15,3% trong 7 tháng, sản xuất linh kiện điện tử trở thành động lực tăng trưởng ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.
Hiệp hội Xi măng "kêu cứu" Thủ tướng vì sản lượng sụt giảm

Hiệp hội Xi măng "kêu cứu" Thủ tướng vì sản lượng sụt giảm

Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho ngành xi măng, giữa bối cảnh sản lượng sụt giảm.
Đề xuất 6 giải pháp thúc đẩy sản xuất công nghiệp những tháng cuối năm

Đề xuất 6 giải pháp thúc đẩy sản xuất công nghiệp những tháng cuối năm

IIP quý I/2024 được đánh giá tích cực với mức tăng 5,7%, tuy nhiên nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất công nghiệp, Tổng cục Thống kê đề xuất 6 giải pháp.
Cộng lực vốn hỗ trợ doanh nghiệp

Cộng lực vốn hỗ trợ doanh nghiệp

Cuối năm là giai đoạn nước rút khi doanh nghiệp tăng tốc sản xuất nhằm đạt kế hoạch. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần tăng vốn, quản lý chặt dòng tiền để giảm chi phí và thu về lợi nhuận.

Tin khác

Ngành cao su xanh hóa chuỗi quy trình sản xuất, chế biến và xuất khẩu

Ngành cao su xanh hóa chuỗi quy trình sản xuất, chế biến và xuất khẩu

Xanh hóa chuỗi quy trình sản xuất và chế biến, xuất khẩu đang ngày càng trở nên quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp cao su.
Đồng bộ nhiều giải pháp tạo lực đẩy cho lĩnh vực sản xuất công nghiệp

Đồng bộ nhiều giải pháp tạo lực đẩy cho lĩnh vực sản xuất công nghiệp

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 10/2023 ước tăng 5,5% so với tháng trước và tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước.
Ngành cao su có hi vọng ‘thoát’ tăng trưởng âm trong những tháng cuối năm

Ngành cao su có hi vọng ‘thoát’ tăng trưởng âm trong những tháng cuối năm

Giá cao su trên Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo đang ở mức cao nhất kể từ cuối tháng 1. Ngành cao su có hy vọng thoát tăng trưởng âm vào cuối năm.
Nhiều ưu đãi, thị trường ô tô vẫn đìu hiu trong tháng Ngâu

Nhiều ưu đãi, thị trường ô tô vẫn đìu hiu trong tháng Ngâu

Dù giá ô tô đã giảm mạnh nhưng thị trường ô tô tháng Ngâu vẫn hết sức đìu hiu.
Hai "ông lớn" Sovico và SGI quan tâm đất hiếm Lai Châu

Hai "ông lớn" Sovico và SGI quan tâm đất hiếm Lai Châu

Tập đoàn Sovico của tỷ phú Nguyễn Thanh Hùng và Tập đoàn SGI của Hàn Quốc bày tỏ quan tâm và mong muốn được đầu tư khai thác, chế biến đất hiếm tại Lai Châu.
Khơi thông nguồn lực cho các ngành công nghiệp chủ lực

Khơi thông nguồn lực cho các ngành công nghiệp chủ lực

Thị trường thế giới bắt đầu khởi sắc tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp trong nước phục hồi. Do đó, tăng cường "trợ sức" cho doanh nghiệp là cần thiết.
PGS.TS Ngô Trí Long: Khoan thư sức doanh nghiệp để làm kế "sâu rễ bền gốc"

PGS.TS Ngô Trí Long: Khoan thư sức doanh nghiệp để làm kế "sâu rễ bền gốc"

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, chính sách đột phá có thể giúp tạo nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp và thúc đẩy phát triển kinh tế.
Sản xuất công nghiệp có dấu hiệu khởi sắc hơn

Sản xuất công nghiệp có dấu hiệu khởi sắc hơn

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của tháng 7/2023 đã tăng so với cả tháng trước và cùng kỳ năm trước. Như vậy, sản xuất công nghiệp đã dần khởi sắc.
Công nghiệp giảm sâu: Nhận diện những thách thức, thúc đẩy tăng trưởng

Công nghiệp giảm sâu: Nhận diện những thách thức, thúc đẩy tăng trưởng

Giá trị tăng thêm của toàn ngành công nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2023 chỉ tăng 0,44% so với cùng kỳ năm trước.
Luật Công nghiệp trọng điểm - Bài 3: Tiếng nói người trong cuộc

Luật Công nghiệp trọng điểm - Bài 3: Tiếng nói người trong cuộc

Doanh nghiệp kỳ vọng Luật Công nghiệp trọng điểm giúp tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thuận lợi để phát triển bền vững và đóng góp tích cực vào nền kinh tế.
Xem thêm

Đọc nhiều

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Giá hồ tiêu trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, chịu tác động từ nhiều yếu tố trong và ngoài nước.
Sản lượng giảm, giá hồ tiêu có tăng trở lại trong niên vụ mới?

Sản lượng giảm, giá hồ tiêu có tăng trở lại trong niên vụ mới?

Do nắng nóng kéo dài đầu năm 2024 ảnh hưởng lớn tới năng suất hồ tiêu dẫn tới sản lượng năm 2025 tiếp tục giảm, dự báo giá hồ tiêu vụ 2025 sẽ cao hơn vụ 2024
Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Những ngôi nhà tiểu cảnh về làng quê ở Tây Nam Bộ cho đến Bắc Bộ được làm từ rác thải tái chế qua đôi bàn tay khéo léo của chàng trai Hoàng Thanh Tùng.
Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Các yếu tố như sự cạnh tranh từ cà phê, biến động tỷ giá, và kỳ vọng về vụ thu hoạch mới đã tác động mạnh đến giá hồ tiêu tuần qua.
Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Với sự nỗ lực từng bước đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng của chính quyền địa phương, cuộc sống của đồng bào huyện Phước Sơn đã ngày càng tốt đẹp hơn.
Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hồ tiêu trong nước đang có dấu hiệu chậm lại so với cùng kỳ năm trước.
Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tăng hiệu quả quản lý thuế

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tăng hiệu quả quản lý thuế

Theo thống kê từ Tổng cục Thuế, việc triển khai hóa đơn điện tử, đặc biệt là hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, đang đạt được những kết quả khả quan.
Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Trong ngắn hạn, dự báo giá hồ tiêu thế giới biến động theo xu hướng giảm nhưng sẽ không kéo dài do nguồn cung hạn chế, nhu cầu nhập khẩu tăng theo yếu tố mùa vụ
Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Các chuyên gia đã đưa ra những phân tích sâu sắc về tác động của việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn.
Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

EU vừa đưa ra quyết định chính thức về thời điểm thực thi quy định EUDR, quyết định này sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường cà phê toàn cầu.
Phiên bản di động