Cần tăng lương xứng đáng để chống “lậu”

Hiện có tình trạng nhiều người bỏ cơ quan nhà nước ra làm ngoài vì sự chênh lệch về mức tăng lương quá lớn và sự khác biệt về cơ chế làm việc, đãi ngộ.
Nhìn lại 16 lần tăng lương cơ sở Lương tăng, giá có tăng? Cải cách tiền lương là biện pháp lâu dài

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 168/NQ-CP Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 với nhiều mục tiêu, giải pháp rất quyết liệt.

Nghị quyết, bên cạnh những thành tựu, đã chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Nhiều bộ, ngành, địa phương chưa có sự chuyển biến rõ nét trong phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực; tham nhũng, tiêu cực còn diễn ra nghiêm trọng, phức tạp trên nhiều lĩnh vực, nhất là tổ chức cán bộ; quản lý tài chính, ngân sách, tài sản công, quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, đầu tư, xây dựng, đấu thầu, đấu giá; đất đai, tài nguyên, khoáng sản; tín dụng, ngân hàng; thuế, hải quan và các lĩnh vực thực thi pháp luật liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp.

Trả lương tương xứng sẽ góp phần vào chống “lậu”, góp phần vào công cuộc chống tham nhũng hiện nay. Ảnh minh hoạ: Hoàng Hà
Trả lương tương xứng sẽ góp phần vào chống “lậu”, góp phần vào công cuộc chống tham nhũng hiện nay. Ảnh minh hoạ: Hoàng Hà

Tham nhũng, tiêu cực vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta, được xác định qua các kỳ đại hội gần đây. Quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong trận chiến này là “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, được nhân dân hết sức phấn khởi, tin tưởng.

Lây nay, vẫn râm ran chuyện “chạy”, “mua” bằng “quyển”, bằng “cục gạch” hay thậm chí bằng “valy”, làm người dân bình thường suy nghĩ, mông lung lắm.

Một cán bộ, công chức nhà nước với mức lương (cứ cho là) khoảng 10 triệu/tháng thì mất bao nhiêu năm mới có “quyển”, hay “valy” để “chạy”. Vì vậy có thể hiểu tại sao nhiều người sau khi “đắc cử” phải tìm cách thu hồi “vốn” nhanh bằng con đường tham ô tham nhũng hoặc lạm dụng quyền lực, quản lý sai trái vì mục đích tư lợi. Tổ chức đó sẽ đi về đâu nếu như vị trí lãnh đạo được xây đắp bằng tiền?

Lựa chọn, cất nhắc người trở thành lãnh đạo của một tổ chức là cả một quy trình, trong đó bao gồm nhiều tiêu chí phải đặt ra. Theo quy định hiện hành, tiêu chuẩn về tư tưởng, đạo đức, trình độ, năng lực đối với cán bộ các cấp phải dài vài chục cái gạch đầu dòng. Nếu ai đó đảm bảo tốt tất cả những tiêu chuẩn này phải là bậc xuất chúng.

Quan sát những người lãnh đạo cấp cơ sở, chỉ cần là người cầu thị, cầu tiến, có trách nhiệm, vì lợi ích tập thể thì tôi thấy họ thường đạt được thành công một cách đáng khâm phục. Họ phải dành thời gian, sức lực, trí tuệ của bản thân gấp nhiều lần người bình thường, thậm chí có người đôi khi phải hy sinh, đánh đổi cuộc sống cá nhân để hoàn thành tốt mục tiêu của tổ chức.

Vậy họ làm lãnh đạo để làm gì? Có rất nhiều động cơ khiến một người lựa chọn và theo đuổi con đường làm lãnh đạo. Nhưng tôi nghĩ, trước hết đó cũng là một nghề và người làm nghề thì cần phải có lương, có thu nhập để đảm bảo cuộc sống của họ và gia đình.

Vậy mà nhìn vào bảng lương hiện nay, chắc không ít người giống tôi phải dụi mắt mấy lần. Mức lương hiện nay của lãnh đạo cao cấp là 22,5 - 23,4 triệu đồng, cấp bộ trưởng khoảng 18 triệu đồng.

Ngoài mức lương, các chức danh lãnh đạo được hưởng thêm một số phụ cấp kèm theo. Giả định tổng thu nhập (lương + phụ cấp) gấp đôi mức lương như trên, vậy có xứng đáng để các vị lãnh đạo phải lao tâm khổ tứ, vắt kiệt tâm sức để lo cho dân cho nước trong khi gia đình người thân của họ cũng phải chịu nhiều thiệt thòi?

Lãnh đạo càng cao thì đòi hỏi sự hy sinh, đức hạnh và năng lực càng lớn. Khi đó họ trở thành người của nhân dân, của đất nước chứ không phải của gia đình và bản thân họ. Nhất là trong bối cảnh đời sống người dân còn nghèo nàn, lạc hậu, họ càng phải “đứng mũi chịu sào”, gánh vác trọng trách nặng nề để đưa đất nước thoát nghèo, thoát khổ.

Làm lãnh đạo thời nay đầy khó khăn, thách thức, áp lực bủa vây vì mục tiêu của tổ chức ngày càng cao, kì vọng của nhân dân ngày càng lớn, trình độ dân trí tăng, việc giám sát xiết chặt, tai mắt dư luận khắp nơi, sai lầm là vô “lò” như chơi.

Hiện có tình trạng nhiều người bỏ cơ quan nhà nước ra làm ngoài vì sự chênh lệch về mức lương quá lớn và sự khác biệt về cơ chế làm việc, đãi ngộ. Nếu môi trường quản lý nhà nước không đủ “lành” cho “chim đậu”, không đủ “trũng” để hút nhân tài thì đó là khiếm khuyết của quản lý hành chính công.

Nhiều người cho rằng, hiện nay, nhân tài không thiếu, nhưng nếu ai vừa có tài vừa có túi tiền to thì người đó được cất nhắc. Họ vẫn làm lãnh đạo tốt và đưa tổ chức đi lên. Tuy nhiên, như một quy luật thường tình, một người đã phải bỏ ra nhiều tiền để lên chức thì quá trình làm việc của anh ta là quá trình theo đuổi mục tiêu “thu hồi vốn” và phải có “lãi”. Khoản lãi kếch xù tạo nên cơn sốt mua bán “ghế” quyền lực.

Tham nhũng là khuyết tật bẩm sinh của quyền lực, nhưng tôi nghĩ nó cũng là căn bệnh phái sinh từ cơ chế chính sách không phù hợp. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Xây dựng cơ chế để không thể, không dám, không cần tham nhũng”. Chủ thể của “ba không” này là các vị lãnh đạo nhưng để họ đạt được “ba không” đó, trách nhiệm không phải của riêng họ.

Thời gian qua, trên mặt trận chống tham nhũng ở nước ta có những trận đánh lớn, liên tiếp và tạo những tác động tích cực. Nhưng cũng thật chua xót vì tham nhũng, hối lộ là “giặc nội xâm”, là hệ luỵ của trình độ nhận thức và tư duy lệch lạc, môi trường thiếu minh bạch.

Dù lòng tham và tính tư hữu là bản chất của con người, nhưng nếu sống trong môi trường liêm chính, minh bạch, công bằng, con người sẽ tự khắc thích nghi. Vì vậy, việc giáo dục nhận thức, kiểm tra giám sát chặt chẽ, xử lý nghiêm minh là những giải pháp cấp bách và liên tục. Bên cạnh đó, giải pháp căn cơ và đảm bảo công bằng là cần phải tăng lương và các chế độ đãi ngộ xứng đáng.

Thực tiễn tại nhiều quốc gia, việc trả lương cao cho lãnh đạo không chỉ chứng tỏ một nền kinh tế vững mạnh mà còn thể hiện sự văn minh, tiến bộ trong nhận thức, tư duy biện chứng trong sự vận động và phát triển.

Nước ta còn nghèo, chưa thể làm thoả mãn vật chất như các nước tiên tiến nhưng vẫn cần phải có “ngưỡng” của nó. Đạt đến “ngưỡng” có thể chấp nhận được trong điều kiện nhất định, con người sẽ an tâm hơn để làm việc một cách có trách nhiệm, tập trung hơn cho chuyên môn thay vì chỉ bày binh bố trận để mua quan bán tước.

Tôi nghĩ, tất cả người dân, những người đóng thuế đều mong muốn các vị lãnh đạo mức lương cao xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra và có thể giúp họ yên tâm công tác. Đó là việc cần làm, phải làm bởi nó trực tiếp quyết định chất lượng nhân sự, tác động đến sự phát triển nhanh và bền vững của quốc gia. Trả lương tương xứng sẽ góp phần vào chống “lậu”, góp phần vào công cuộc chống tham nhũng hiện nay.

Theo VietnamNet

Tin mới cập nhật

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giá cát 'nhảy múa' khiến thị trường vật liệu xây dựng tại tỉnh Hà Tĩnh gặp khó, nhiều người dân, doanh nghiệp dù có tiền cũng khó mua được cát.
Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025

Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025

Từ tháng 5/2025, nhiều chính sách mới chính thức có hiệu lực, tác động đến đời sống người dân, doanh nghiệp trong các lĩnh vực thuế, giáo dục và kinh tế.
WB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ tăng 5,8%

WB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ tăng 5,8%

WB dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của Việt Nam sẽ tăng 5,8% trong năm 2025, mức tăng trung hạn ổn định 6,1% năm 2026 và 6,4% năm 2027.
Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi cho biết đang nghiên cứu phương án phân chia cán bộ làm việc ở hai nơi (Quảng Ngãi và Kon Tum hiện tại) sau sáp nhập tỉnh.
Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa

Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa

Tỉnh Thanh Hóa và Tập đoàn Sun Group vừa động thổ dự án Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên, thuộc Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên.
Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Việc 2 tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh thông xe kỹ thuật sẽ là bước đệm, cơ hội lớn để nền kinh tế tỉnh Hà Tĩnh bứt phá.
Việt Nam đứng thứ 6 về số người giàu khu vực

Việt Nam đứng thứ 6 về số người giàu khu vực

Việt Nam vươn lên vị trí thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á khi có 5.459 người giàu sở hữu tài sản ròng trên 10 triệu USD.
Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

Các nút giao cao tốc Bắc – Nam qua địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã cơ bản hoàn thành những hạng mục chính, dự kiến đưa vào khai thác trước dịp 30/4-1/5.
HHV hưởng lợi từ làn sóng giải ngân vốn đầu tư công?

HHV hưởng lợi từ làn sóng giải ngân vốn đầu tư công?

Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HHV) được kỳ vọng sẽ là đơn vị hưởng lợi trực tiếp từ làn sóng giải ngân vốn đầu tư công trong giai đoạn 2025-2026.
Gần 600 ô tô bị phạt nguội ở Hà Nội tháng 3

Gần 600 ô tô bị phạt nguội ở Hà Nội tháng 3

Hệ thống camera giám sát giao thông tại TP Hà Nội trong tháng 3 phát hiện, ghi hình dữ liệu vi phạm của gần 600 phương tiện khi lưu thông trên đường phố Thủ đô.

Tin khác

Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung

Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung

Trung tâm logistics Con Ong được đầu tư hiện đại bậc nhất miền Trung được kỳ vọng sẽ là một trong những dự án đặt nền tảng cho Khu thương mại tự do Đà Nẵng.

'Loạn cung – cầu' vật liệu xây dựng tại Thanh Hóa

Theo dự báo đến năm 2030, nhu cầu về vật liệu xây dựng so với lượng cung sẽ thiếu 192 triệu m3 đất, thiếu 11 triệu m3 cát nhưng lại thừa 55 triệu m3 đá.
Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập tỉnh thế nào?

Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập tỉnh thế nào?

Trước sáp nhập tỉnh, Bà Rịa - Vũng Tàu được biết đến là thủ phủ dầu khí, sở hữu cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải và có nền công nghiệp phát triển.
Infographic | Xuất nhập khẩu hàng hóa kỳ 1 tháng 3/2025

Infographic | Xuất nhập khẩu hàng hóa kỳ 1 tháng 3/2025

Theo số liệu thống kê của Cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 3/2025 đạt 35,65 tỷ USD.

'Lối đi riêng' của tỉnh top 10 thu hút vốn FDI lớn

Nhờ lối đi riêng của mình, tỉnh Nghệ An trở thành “điểm sáng” của cả nước về thu hút đầu tư FDI vào các Khu kinh tế và các Khu công nghiệp.
Infographic | Những tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất nước

Infographic | Những tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất nước

Trong số 63 tỉnh, thành phố, địa phương nào có thu nhập bình quân đầu người cao nhất nước?
Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành trung tâm năng lượng quốc gia

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành trung tâm năng lượng quốc gia

Petrovietnam đồng hành cùng Bà Rịa - Vũng Tàu trong quy hoạch, triển khai và đầu tư các dự án năng lượng chiến lược để trở thành trung tâm năng lượng quốc gia.
Doanh nghiệp đầu tư cụm công nghiệp kiến nghị gì với tỉnh Thanh Hóa?

Doanh nghiệp đầu tư cụm công nghiệp kiến nghị gì với tỉnh Thanh Hóa?

Các doanh nghiệp đầu tư cụm công nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa đã kiến nghị nhiều nội dung với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.
Điểm tên ngành hàng xuất khẩu tiềm năng sang Hungary?

Điểm tên ngành hàng xuất khẩu tiềm năng sang Hungary?

Hàng nông sản của Việt Nam đang có chỗ đứng nhất định tại thị trường Hungary, đây là cơ hội cho doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này.
Infographic | Điểm sáng kinh tế Việt Nam 2 tháng năm 2025

Infographic | Điểm sáng kinh tế Việt Nam 2 tháng năm 2025

Theo số liệu của Cục Thống kê, kinh tế 2 tháng đầu năm nay đón nhận khởi đầu tích cực để hướng tới mục tiêu tăng trưởng hơn 8% cho cả năm.

Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Xu hướng chọn trà sữa, cà phê giá bình dân đang lan rộng trong giới trẻ và dân văn phòng, kéo theo làn sóng điều chỉnh mô hình kinh doanh của doanh nghiệp F&B.
Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Taste Atlas vinh danh bún bò Huế trong danh sách 100 món ăn sáng ngon nhất thế giới, khẳng định vị thế ẩm thực Việt trên bản đồ ẩm thực toàn cầu.
Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Dù dòng vốn ngoại tiếp tục rút ròng, nhưng kỳ vọng nâng hạng thị trường chứng khoán và cải tiến hạ tầng giao dịch có thể tạo cú hích thu hút nhà đầu tư trở lại.
Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên hạn chế việc mua đuổi và cần thực hiện hóa một phần lợi nhuận.
Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Các chuyên gia chứng khoán kỳ vọng, hệ thống công nghệ thông tin mới (Hệ thống KRX) chính thức vận hành sẽ đem lại nhiều khởi sắc cho thị trường chứng khoán.
Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên cân nhắc bán ngắn hạn một số cổ phiếu có dấu hiệu tiêu cực về giá và xu thế ngắn hạn.
Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên nắm giữ danh mục hiện tại và kiên nhẫn chờ đợi sự bùng nổ để gia tăng thêm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu.
Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, VN-Index vẫn tiếp tục thể hiện xu hướng hồi phục với kỳ vọng sẽ hướng tới ngưỡng kháng cự 1.270-1.300 điểm.
'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giá cát 'nhảy múa' khiến thị trường vật liệu xây dựng tại tỉnh Hà Tĩnh gặp khó, nhiều người dân, doanh nghiệp dù có tiền cũng khó mua được cát.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Trong khi mở rộng thị trường đang gặp nhiều khó khăn, thì tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do được các chuyên gia khuyến nghị là “kênh” hiệu quả.
Phiên bản di động