APEC Việt Nam 2017 - Chặng đường nhiều dấu ấn
Những ưu tiên mà Việt Nam đề xuất cho năm APEC 2017 đã nhận được sự ủng hộ của các nền kinh tế khác. Những ưu tiên này không chỉ phù hợp với nhu cầu của APEC, mà còn xuất phát từ chính nhu cầu nội tại, là trọng tâm chính sách của Việt Nam. Một lần nữa, với sức nóng của mình, APEC được đánh giá không chỉ là một diễn đàn hợp tác kinh tế, mà đã trở thành một động lực mới cho tăng trưởng toàn cầu.
|
Tầm nhìn mới cho APEC
Với chủ đề bao trùm của năm APEC 2017 “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”, các nhà lãnh đạo, đại diện các nền kinh tế APEC đã hoàn tất các mục tiêu và được thông qua trong tất cả các văn kiện cao nhất của APEC.
“Một trong những vai trò quan trọng của chủ nhà là tạo được sự quan tâm chung của các thành viên vì mục tiêu chung của cả khu vực. Việt Nam đã rất thành công trong việc triển khai 4 ưu tiên được các nền kinh tế thành viên hết sức ủng hộ. Chúng ta chọn đúng vấn đề, chọn đúng ưu tiên và không một nền kinh tế nào thấy mình đứng ngoài những ưu tiên đó”, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết.
APEC đã tái khẳng định vai trò là diễn đàn liên kết kinh tế hàng đầu của khu vực với các mục tiêu là tự do thương mại, thuận lợi hóa đầu tư và tăng trưởng trong khu vực.
APEC đã xây dựng nền tảng hết sức quan trọng cho phát triển trong giai đoạn mới với nhiều vấn đề mới được thảo luận bên cạnh những nội dung hợp tác truyền thống như nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, thương mại điện tử, cơ cấu kinh tế. Đặc biệt, lãnh đạo các nền kinh tế đã thảo luận về Tầm nhìn APEC sau năm 2020 theo sáng kiến của Việt Nam và hoan nghênh việc thành lập Nhóm công tác để hỗ trợ các quan chức cấp cao trong việc xây dựng Tầm nhìn hậu 2020. Tầm nhìn này sẽ phát huy những thành tựu mà APEC đã đạt được, xử lý các công việc chưa hoàn thành và thăm dò những lĩnh vực hợp tác mới để nâng cao hiệu quả ứng phó các thách thức, các vấn đề cấp bách mới và mới phát sinh sẽ diễn ra trong thập kỷ tới.
Với sự đồng tình nhất trí cao của tất cả các nhà lãnh đạo các nền kinh tế, Hội nghị cấp cao APEC 2017 đã thông qua Tuyên bố Đà Nẵng: Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung vào ngày 11/11/2017. Cùng với đó, APEC đã nhất trí hoàn tất thực hiện các mục tiêu Borgo; đẩy mạnh tăng trưởng chất lượng, chú trọng nâng cao năng lực liên kết kinh tế quốc tế cho các thành viên.
Nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam
Trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao APEC 2017, cùng với các hội nghị thượng đỉnh, cũng đã diễn ra rất nhiều cuộc gặp song phương quan trọng, tác động mạnh mẽ đến đời sống chính trị quốc tế. Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cùng các lãnh đạo bộ đã tiến hành nhiều cuộc hội đàm song phương với các nền kinh tế thành viên APEC chủ chốt; đồng thời tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong các cuộc hội đàm song phương với nhà lãnh đạo các nền kinh tế và đại diện các tập đoàn hàng đầu thế giới, góp phần nâng cao vị thế và uy tín của đất nước, vừa mang lại những lợi ích hết sức cụ thể, thiết thực đối với đất nước, người dân và doanh nghiệp.
Việt Nam đã đưa ra nhiều sáng kiến về tổ chức các hội nghị bên ngoài khuôn khổ của APEC như phiên họp của APEC với ASEAN nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN với sự hiện diện của hầu hết các nhà lãnh đạo các nền kinh tế thành viên, hay lần đầu tiên tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam với sự tham dự của 2.000 doanh nghiệp, trong đó có 850 doanh nghiệp trong nước, tạo hiệu ứng lan tỏa đối với môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Qua các chuyến thăm cấp cao của một số nhà lãnh đạo APEC cũng như các hoạt động bên lề APEC, 121 thỏa thuận với giá trị hơn 20 tỷ USD đã được ký kết. Đây là cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. |
Hiệp định TPP có tên gọi mới CPTPP
Một nội dung nổi bật tại Tuần lễ cấp cao APEC 2017 là Bộ trưởng kinh tế 11 nước thành viên Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã nhóm họp trong 3 ngày, nhất trí tên gọi mới của Hiệp định TPP gồm 11 thành viên là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), thống nhất được những vấn đề cốt lõi của hiệp định này theo hướng giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn một số ít các nghĩa vụ để đảm bảo sự cân bằng trong bối cảnh mới.
Hy vọng rằng, 11 nước thành viên CPTPP sẽ tiếp tục đẩy nhanh quá trình đàm phán, thống nhất để đi đến ký kết, đưa hiệp định vào thực thi mang lại lợi ích cho tất cả các bên.
Việt Nam - điểm đến an toàn và thân thiện
Cùng với thành công của Tuần lễ cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng, thành phố biển miền Trung đã trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của toàn thế giới, với nhiều hoạt động quan trọng, cùng sự hiện diện của 21 nhà lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC, sự có mặt của hơn 10.000 đại biểu và 2.000 nhà báo trong và ngoài nước. Sự kiện này không chỉ tạo nên sức hút về truyền thông, mà còn là nơi đưa ra những quyết sách quan trọng, có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và chính trị thế giới.
Trong thành công chung của Năm APEC Việt Nam 2017 nói chung và Tuần lễ cấp cao APEC 2017 nói riêng, phải kể đến những nỗ lực của chủ nhà Việt Nam, đặc biệt là vai trò của TP. Đà Nẵng cũng như các bộ, ban ngành địa phương. Hơn 250 sự kiện, hội nghị lớn nhỏ trong Năm APEC được tổ chức thành công, đặc biệt là Tuần lễ cấp cao APEC tại TP. Đà Nẵng, là minh chứng cho thấy một chủ nhà Việt Nam năng động, sáng tạo và đầy tinh thần trách nhiệm.
Các nguyên thủ, các chính trị gia hàng đầu thế giới, các đại biểu tham dự APEC 2017 đã bày tỏ những cảm nhận tốt đẹp đối với đất nước và con người Việt Nam. Bên cạnh hình ảnh một đất nước năng động, thân thiện, ẩm thực đặc sắc, những giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh có chiều sâu cũng là điều hấp dẫn bạn bè quốc tế.
Năm APEC Việt Nam 2017 đã đi hết hành trình với nhiều thành công. Từ đây, hình ảnh Việt Nam - một đất nước năng động, thân thiện với nền văn hóa phong phú sẽ được quảng bá khắp năm châu. Hơn thế nữa, việc tổ chức thành công APEC 2017 cùng với những kết quả đạt được không chỉ thể hiện vai trò, vị thế mới của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế, mà còn cho thấy APEC vẫn tiếp tục là một cơ chế hợp tác kinh tế khu vực hàng đầu, nơi khởi xướng và thúc đẩy hợp tác, kết nối cũng như hội tụ trí tuệ của khu vực và thế giới.
Nhìn lại Năm APEC Việt Nam 2017, không thể phủ nhận rằng qua 3 thập kỷ, APEC đã tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương thông qua việc thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư, thuận lợi hóa kinh doanh và hợp tác kinh tế - kỹ thuật. Giờ đây, châu Á - Thái Bình Dương đã trở thành khu vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới, đóng góp tới 50% GDP của toàn thế giới và hơn 1 tỷ người đã thoát khỏi cảnh nghèo cùng cực. Đây là những con số biết nói, là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy những lợi ích to lớn mà sự hợp tác, liên kết trong khuôn khổ APEC đã mang lại. |
Tin mới cập nhật

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Việt Nam đứng thứ 6 về số người giàu khu vực

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

HHV hưởng lợi từ làn sóng giải ngân vốn đầu tư công?

Gần 600 ô tô bị phạt nguội ở Hà Nội tháng 3

Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung

'Loạn cung – cầu' vật liệu xây dựng tại Thanh Hóa

Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập tỉnh thế nào?

Infographic | Xuất nhập khẩu hàng hóa kỳ 1 tháng 3/2025

'Lối đi riêng' của tỉnh top 10 thu hút vốn FDI lớn
Tin khác

Infographic | Những tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất nước

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành trung tâm năng lượng quốc gia

Doanh nghiệp đầu tư cụm công nghiệp kiến nghị gì với tỉnh Thanh Hóa?

Điểm tên ngành hàng xuất khẩu tiềm năng sang Hungary?

Infographic | Điểm sáng kinh tế Việt Nam 2 tháng năm 2025

Thủ tướng: Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm

Lần đầu tiên đào tạo trợ lý an ninh phi truyền thống

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thương mại, dịch vụ tăng trưởng mạnh

Hiệu quả từ các nhà máy thủy điện miền núi Thanh Hóa

Năm 2030 sản lượng chè hữu cơ Việt Nam ước đạt 70.000 tấn
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao
