Hiệu quả từ các nhà máy thủy điện miền núi Thanh Hóa

Nhiều nhà máy thủy điện tại các huyện miền núi Thanh Hóa đang cung cấp điện ổn định cho người dân, đồng thời góp phần vào sự phát triển chung của địa phương.
Tổng giám đốc PV Power làm việc tại Nhà máy thủy điện Đakđrinh Huy động các nhà máy thủy điện lớn, đảm bảo công suất khả dụng Hai nhà máy thủy điện thường xuyên "khát nước" đã phát điện trên 70% công suất

Cung cấp điện ổn định, tăng thu ngân sách

Thanh Hóa là một trong những tỉnh có tiềm năng lớn về thủy điện nhờ hệ thống sông ngòi dày đặc, địa hình đồi núi, rất phù hợp cho việc phát triển các nhà máy thủy điện. Trong những năm qua, các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 25 dự án thủy điện được phê quyệt quy hoạch với tổng công suất khoảng 957,66 MW. Đến nay, đã hoàn thành và phát điện 13 dự án, với tổng công suất 610,6 MW, sản lượng điện 3 tỷ KWh/năm, đem lại doanh thu khoảng 2.900 tỷ đồng/năm.

nhà máy thủy điện tỉnh thanh hóa
Nhà máy thủy điện Trung Sơn đặt tại xã miền núi Trung Sơn, huyện Quan Hóa. Ảnh: Thủy điện Trung Sơn

Nguồn điện từ các nhà máy thủy điện không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện trong tỉnh mà còn đóng góp vào lưới điện quốc gia, giúp đảm bảo an ninh năng lượng cũng như ổn định nguồn điện, đảm bảo đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân, doanh nghiệp.

Ngoài ra, các nhà máy thủy điện đóng góp khoảng 400 tỷ đồng/năm vào ngân sách tỉnh thông qua các khoản thuế và phí. Hầu hết dự án lớn như tại tỉnh Thanh Hóa đều nằm trên các địa bàn miền núi như Thủy điện Trung Sơn (huyện Quan Hóa), Thủy điện Cẩm Thủy 1 (huyện Cẩm Thủy), Thủy điện Bá Thước 1 & 2 (huyện Bá Thước).

Việc đầu tư xây dựng, quy hoạch các nhà máy thủy điện cũng đã kéo theo sự phát triển của hệ thống giao thông, điện lưới và các công trình phụ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế vùng phát triển. Hệ thống đường sá, cầu cống phục vụ các dự án thủy điện cũng giúp kết nối các khu vực miền núi với vùng đồng bằng, góp phần thúc đẩy thương mại và giao thương.

Đặc biệt với khu vực miền núi cả nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng, hồ chứa của các nhà máy thủy điện đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết dòng chảy, giảm thiểu nguy cơ lũ lụt vào mùa mưa và cung cấp nước tưới tiêu vào mùa khô.

Người dân hưởng lợi từ thủy điện

Ngoài ra, các nhà máy thủy điện khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa cũng đã tạo việc làm ổn định trong quá trình xây dựng cũng như khi đi vào vận hành ổn định, góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động địa phương. Người dân tại các khu vực xung quanh nhà máy cũng được hưởng lợi từ các chương trình an sinh xã hội, hỗ trợ phát triển sản xuất.

nhà máy thủy điện tỉnh thanh hóa

Công ty TNHH MTV thủy điện Trung Sơn tổ chức tặng quà cho các hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa nhân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Ảnh: Thủy điện Trung Sơn

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, bà Hà Thị Nga, Phó Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa cho biết, Quan Hóa cũng như một số huyện miền núi khác của tỉnh Thanh Hóa có địa hình đồi núi cao, sông suối dày đặc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các nhà máy thủy điện.

Hiện tại trên địa bàn huyện Quan Hóa đang có 2 nhà máy thủy điện là Thủy điện Trung Sơn (xã Trung Sơn) với lượng điện cấp ra 260MW, bao gồm 4 tổ máy với công suất khoảng 950 triệu KWh/năm; Thủy điện Thành Sơn (xã Thành Sơn), lượng điện cấp ra là 30MW, gồm 3 tổ máy với công suất trung bình khoảng 130 triệu KWh/năm.

“Trong những năm qua, các công trình thủy điện tại địa phương đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội, góp phần thay đổi diện mạo huyện vùng cao Quan Hóa. Ngoài việc cung cấp điện cho địa phương, các doanh nghiệp kinh doanh, vận hành nhà máy thủy điện đều chú trọng đến an sinh xã hội. Như tại Nhà máy thủy điện Trung Sơn (xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa - PV), doanh nghiệp này thường xuyên tổ chức các hoạt động an sinh xã hội trên địa bàn, góp phần chung tay cùng chính quyền địa phương thực hiện các mục tiêu giảm nghèo và thực hiện chính sách an sinh xã hội, đảm bảo nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân”, bà Nga chia sẻ thêm.

Cũng theo bà Nga, khu vực lòng hồ thủy điện Trung Sơn trên sông Mã còn có thêm nguồn nước từ suối Quanh, suối Con, suối Pôi chảy về. Nước nguồn trong xanh do chảy ra từ rừng tự nhiên nên rất thích hợp cho việc nuôi các loại cá lồng chất lượng cao như cá lăng đen, cá ké, cá trắm cỏ, trắm đen, cá dầm xanh và nhiều loại cá khác.

“Trước kia, nhiều hộ dân tại địa phương chủ yếu mưu sinh dựa vào đánh bắt trực tiếp cá dưới lòng hồ, hầu hết theo phương thức tận diệt. Sau khi được chính quyền địa phương vận động, tuyên truyền tác hại của khai thác tận diệt, người dân đã bỏ các hình thức đánh bắt bằng kích điện, vó... Thay vào đó, người dân đã đầu tư phát triển nuôi cá lồng bè, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tạo sinh kế bền vững hơn”, bà Nga nói.

nhà máy thủy điện tỉnh thanh hóa
Mô hình nuôi cá lồng tại các lòng hồ thủy điện đã giúp người dân bản địa thoát nghèo, có 'của ăn của để'. Ảnh: Thanh Tùng

Từ hiệu quả trên, với mục tiêu phát triển nuôi cá lồng theo hướng hiệu quả, bền vững, xã Trung Sơn đã thành lập hợp tác xã để nuôi cá lồng với nhiều hộ tham gia. Việc thành lập hợp tác xã đã giúp các thành viên liên kết, hỗ trợ nhau từ khâu lựa chọn giống, đến kỹ thuật chăm sóc và tiêu thụ sản phẩm. Đến nay toàn huyện đã có 61 hộ nuôi cá lồng (Trung Sơn 55, Hồi Xuân 6) với tổng số 158 ô lồng 158, sản lượng trung bình hàng năm ước đạt 48 tấn.

Không chỉ tại Thủy điện Trung Sơn, nhiều địa phương khác cũng có nhiều mô hình nuôi cá ở lòng hồ, nhiều hộ dân đã thoát nghèo, trở nên khá giả, tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng chục nông dân như tại khu vực lòng hồ Cửa Đạt (huyện Thường Xuân).

Huyện biên giới Mường lát cũng đã có thủy điện

Mường Lát là huyện biên giới miền núi có vị trí địa lý xa nhất cũng như còn khó khăn nhất của tỉnh Thanh Hóa, với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu của người dân. Thế nhưng Dự án thủy lợi kết hợp thủy điện Tén Tằn được khởi công vào cuối năm 2024 đã thu hút sự quan tâm lớn của chính quyền địa phương và người dân. Dự án này kỳ vọng sẽ mở ra một trang mới trong quá trình thoát nghèo của địa phương này.

nhà máy thủy điện tỉnh thanh hóa
Nhà thầu đang thi công Dự án thủy lợi kết hợp thủy điện Tén Tằn. Ảnh: Quốc Huy

Dự án được đầu tư khoảng 420 tỷ đồng, trên khu đất có tổng diện tích 14,41ha tại thị trấn Mường Lát và xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát. Dự án gồm 3 cụm hạng mục công trình, gồm: Cụm công trình đầu mối (đập dâng nước, đập tràn cửa van, cửa nhận nước thủy điện, cửa lấy nước thủy lợi); công trình đường hầm dẫn nước trong lòng núi dài khoảng 3,4km và nhà máy thủy điện đặt bên bờ sông Mã tại khu phố Chiềng Cồng, thị trấn Mường Lát, công trình dự kiến hoàn thành trong quý I năm 2027.

Dự án này dự kiến sẽ cung cấp nước tưới cho khoảng 240 ha đất sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc canh tác, nâng cao sản lượng và chất lượng nông sản. Đây là yếu tố quan trọng giúp ổn định cuộc sống và thúc đẩy kinh tế của bà con vùng cao.

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, ông Trịnh Khắc Nguyên, Giám đốc Dự án thủy lợi kết hợp thủy điện Tén Tằn cho biết, huyện Mường Lát là huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh Thanh Hóa, rất ít doanh nghiệp từ nơi khác về đầu tư, đặc biệt liên quan đến lĩnh vực thủy điện, thủy lợi.

“Sau khi tìm hiểu, tính toán, doanh nghiệp đã quyết định đầu tư xây dựng dự án thủy lợi, thủy điện Tén Tằn để góp phần phát triển kinh tế xã hội vùng khó khăn nhất tỉnh Thanh Hóa. Doanh nghiệp kỳ vọng sau khi dự án đi vào hoạt động sẽ phát điện lên hệ thống điện lưới quốc gia, sẽ giải quyết dứt điểm việc thiếu điện cho huyện Mường Lát - một huyện vùng biên giới xa nhất tỉnh Thanh Hóa hiện nay đang phụ thuộc vào đường dây 35KV truyền tải điện từ trạm 110KV Bá Thước lên đến chiều dài hơn 130km, thường xuyên mất điện, đặt biệt vào mùa mưa lũ”, ông Nguyên chia sẻ thêm.

Ông Nguyên cho biết thêm, hiện dự án này đang triển khai thi công các hạng mục công trình chính của dự án, cụ thể như hoàn thành đắp đường thi công vào khu vực nhà máy thủy điện, cơ bản hoàn thành đắp đường thi công vào khu vực cụm đầu mối, đào đất đá hố móng nhà máy thủy điện đạt 20.000m3/54.500m3, đào đất đá hố móng cụm đầu mối đạt 10.000m3/35.000m3, bắt đầu triển khai công tác đào hầm dẫn nước.

Ngoài ra dự án đã hoàn thành thi công các hạng mục phụ trợ phục vụ thi công như lán trại, 03 trạm biến áp cấp điện thi công, 01 trạm nghiền đá, 01 trạm trộn bê tông, 01 kho chứa vật liệu nổ.

nhà máy thủy điện tỉnh thanh hóa
Sau khi Dự án thủy lợi kết hợp thủy điện Tén Tằn đi vào vận hành sẽ giải quyết nhiều khó khăn về thủy lợi, nước sinh hoạt, công việc cho người dân bản địa cũng như giải quyết việc thiếu điện tại huyện Mường Lát. Ảnh: Quốc Huy

Ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát chia sẻ thêm, đây là một dự án trọng điểm của huyện Mường Lát, với mục tiêu không chỉ cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp mà còn bổ sung nguồn điện năng đáng kể cho khu vực.

“Dự án này khi hoàn thành sẽ phát điện lên hệ thống điện lưới quốc gia với công suất 12MW, sản lượng điện 37 triệu KWh/năm. Ngoài ra còn cung cấp nước phục vụ sinh hoạt cho 4000 người, cung cấp nước tưới cho 240ha đất sản xuất, tạo công ăn việc làm ổn định cho khoảng 30 công nhân địa phương, đóng các khoản thuế khoảng 10 tỷ đồng/năm cho ngân sách nhà nước”, ông Dũng chia sẻ với phóng viên Báo công Thương.

Sự phát triển mạnh mẽ của các dự án thủy điện tại Thanh Hóa nói chung và khu vực miền núi nói riêng không chỉ góp phần đảm bảo nguồn cung điện ổn định, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn đóng vai trò quan trọng trong cải thiện đời sống người dân, đặc biệt là tại các huyện vùng cao còn nhiều khó khăn. Ngoài việc tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách địa phương, thủy điện còn giúp nâng cấp hạ tầng giao thông, hỗ trợ sản xuất và tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động. Với các dự án đang triển khai như thủy điện Tén Tằn ở Mường Lát, Thanh Hóa tiếp tục khẳng định tiềm năng và định hướng phát triển bền vững trong lĩnh vực năng lượng, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của địa phương.
Quốc Huy

Tin mới cập nhật

Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung

Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung

Trung tâm logistics Con Ong được đầu tư hiện đại bậc nhất miền Trung được kỳ vọng sẽ là một trong những dự án đặt nền tảng cho Khu thương mại tự do Đà Nẵng.

'Loạn cung – cầu' vật liệu xây dựng tại Thanh Hóa

Theo dự báo đến năm 2030, nhu cầu về vật liệu xây dựng so với lượng cung sẽ thiếu 192 triệu m3 đất, thiếu 11 triệu m3 cát nhưng lại thừa 55 triệu m3 đá.
Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập tỉnh thế nào?

Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập tỉnh thế nào?

Trước sáp nhập tỉnh, Bà Rịa - Vũng Tàu được biết đến là thủ phủ dầu khí, sở hữu cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải và có nền công nghiệp phát triển.
Infographic | Xuất nhập khẩu hàng hóa kỳ 1 tháng 3/2025

Infographic | Xuất nhập khẩu hàng hóa kỳ 1 tháng 3/2025

Theo số liệu thống kê của Cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 3/2025 đạt 35,65 tỷ USD.

'Lối đi riêng' của tỉnh top 10 thu hút vốn FDI lớn

Nhờ lối đi riêng của mình, tỉnh Nghệ An trở thành “điểm sáng” của cả nước về thu hút đầu tư FDI vào các Khu kinh tế và các Khu công nghiệp.
Infographic | Những tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất nước

Infographic | Những tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất nước

Trong số 63 tỉnh, thành phố, địa phương nào có thu nhập bình quân đầu người cao nhất nước?
Doanh nghiệp đầu tư cụm công nghiệp kiến nghị gì với tỉnh Thanh Hóa?

Doanh nghiệp đầu tư cụm công nghiệp kiến nghị gì với tỉnh Thanh Hóa?

Các doanh nghiệp đầu tư cụm công nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa đã kiến nghị nhiều nội dung với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.
Điểm tên ngành hàng xuất khẩu tiềm năng sang Hungary?

Điểm tên ngành hàng xuất khẩu tiềm năng sang Hungary?

Hàng nông sản của Việt Nam đang có chỗ đứng nhất định tại thị trường Hungary, đây là cơ hội cho doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này.
Infographic | Điểm sáng kinh tế Việt Nam 2 tháng năm 2025

Infographic | Điểm sáng kinh tế Việt Nam 2 tháng năm 2025

Theo số liệu của Cục Thống kê, kinh tế 2 tháng đầu năm nay đón nhận khởi đầu tích cực để hướng tới mục tiêu tăng trưởng hơn 8% cho cả năm.
Thủ tướng: Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm

Thủ tướng: Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm

Chiều 9/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp thứ 16 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm giao thông.

Tin khác

Lần đầu tiên đào tạo trợ lý an ninh phi truyền thống

Lần đầu tiên đào tạo trợ lý an ninh phi truyền thống

Chương trình đào tạo trợ lý an ninh phi truyền thống lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam mở ra nhiều cơ hội việc làm mới, đặc biệt cho quân nhân xuất ngũ.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Thương mại, dịch vụ tăng trưởng mạnh

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thương mại, dịch vụ tăng trưởng mạnh

Tháng 2/2025, tổng doanh thu từ thương mại, dịch vụ của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ước đạt 18.600 tỷ đồng, tăng 9,16% so với cùng kỳ.
Năm 2030 sản lượng chè hữu cơ Việt Nam ước đạt 70.000 tấn

Năm 2030 sản lượng chè hữu cơ Việt Nam ước đạt 70.000 tấn

Việt Nam hiện có nhiều vùng chè shan cổ thụ hàng trăm năm. Đến năm 2030 diện tích chè hữu cơ cả nước đạt khoảng 11.000 ha, sản lượng đạt khoảng 70.000 tấn.
Tiêu điểm kinh tế tuần qua: Vàng dừng chuỗi tuần tăng giá

Tiêu điểm kinh tế tuần qua: Vàng dừng chuỗi tuần tăng giá

18 tập đoàn, tổng công ty được chuyển về Bộ Tài chính, giá vàng kết thúc chuỗi tuần tăng giá,… là những tin đáng chú ý tuần qua.
Chiến lược đột phá giúp du lịch Ninh Bình tăng trưởng mạnh

Chiến lược đột phá giúp du lịch Ninh Bình tăng trưởng mạnh

Với chiến lược đột phá, ngành du lịch Ninh Bình đã vượt qua những khó khăn và có bước phát triển vượt bậc, tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm vừa qua.
Tiền Giang: Sắp có thêm 3 khu, cụm công nghiệp hoạt động

Tiền Giang: Sắp có thêm 3 khu, cụm công nghiệp hoạt động

Sở Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan kêu gọi đầu tư Khu công nghiệp Tân Phước 1, Bình Đông, đưa Cụm công nghiệp Gia Thuận 2 hoạt động vào tháng 5.
Bà Rịa-Vũng Tàu ban hành quy chế quản lý cụm công nghiệp

Bà Rịa-Vũng Tàu ban hành quy chế quản lý cụm công nghiệp

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định số 11/2025/QĐ-UBND về Quy chế quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Hiến kế nâng cao chất lượng lao động tại TP. Hồ Chí Minh

Hiến kế nâng cao chất lượng lao động tại TP. Hồ Chí Minh

Chuyên gia có những góp ý để phát triển nguồn lao động chất lượng cao cho doanh nghiệp trong khu chế xuất, công nghiệp, khu công nghệ cao tại TP. Hồ Chí Minh.
Tiêu điểm kinh tế tuần qua: Giá vàng lập đỉnh mới

Tiêu điểm kinh tế tuần qua: Giá vàng lập đỉnh mới

Chuẩn bị phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2025, giá vàng lập đỉnh kỷ lục mới,… là những tin đáng chú ý tuần qua.
Cần Thơ: Sau tinh gọn, thủ tục hành chính thay đổi ra sao?

Cần Thơ: Sau tinh gọn, thủ tục hành chính thay đổi ra sao?

Sau tinh gọn, UBND TP. Cần Thơ yêu cầu các cơ quan chuyên môn rà soát, lập danh mục và niêm yết công khai các thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa các cấp.

Đọc nhiều

Quýt sim: Đặc sản vùng cao xuống phố, giá rẻ bất ngờ

Quýt sim: Đặc sản vùng cao xuống phố, giá rẻ bất ngờ

Quýt sim, loài quả đặc sản được trồng tại các tỉnh vùng cao đang ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng vì chất lượng trái và giá rẻ bất ngờ.
Infographic | Dự thi tốt nghiệp THPT 2025, thí sinh cần chuẩn bị gì?

Infographic | Dự thi tốt nghiệp THPT 2025, thí sinh cần chuẩn bị gì?

Để đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025, thí sinh cần chuẩn bị sẵn hồ sơ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bánh trôi bánh chay độc đáo, chị em 'săn' lễ Tết Hàn thực

Bánh trôi bánh chay độc đáo, chị em 'săn' lễ Tết Hàn thực

Bên cạnh loại bánh trôi bánh chay truyền thống, Tết Hàn thực năm nay, bánh trôi bánh chay nghệ thuật với hương vị độc đáo, mới lạ được hội chị em yêu thích.
Mận hậu đầu mùa: Giá ‘chát’ vẫn được chị em ‘săn đón’

Mận hậu đầu mùa: Giá ‘chát’ vẫn được chị em ‘săn đón’

Mận hậu đầu mùa được bán với mức giá cao vượt trội so với mọi năm, nhưng vẫn được những tín đồ ẩm thực sành ăn “săn đón”.
“Ngày sở hữu nhà quốc gia”: Tiếp cận thị trường nhà ở

“Ngày sở hữu nhà quốc gia”: Tiếp cận thị trường nhà ở

“Ngày sở hữu nhà quốc gia 2025” được kỳ vọng giúp doanh nghiệp và người dân nắm bắt xu hướng thị trường nhà ở, tiếp cận giải pháp tài chính và nhà ở phù hợp.
Infographic | Xét tuyển đại học 2025: Mốc thời gian cần lưu ý

Infographic | Xét tuyển đại học 2025: Mốc thời gian cần lưu ý

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố lịch xét tuyển đại học 2025; đồng thời lưu ý thí sinh cần tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh, Quy chế tuyển sinh của các trường
Gỡ vướng cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ

Gỡ vướng cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ

Xúc tiến xuất khẩu tại chỗ được ghi nhận là kênh hỗ trợ xuất khẩu hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp còn nhiều vướng mắc cho các đơn vị triển khai.
Thanh khoản trái phiếu bùng nổ, khối ngoại mua ròng kỷ lục

Thanh khoản trái phiếu bùng nổ, khối ngoại mua ròng kỷ lục

Tháng 3, giá trị giao dịch bình quân trái phiếu chính phủ đạt 16.528 tỷ đồng/phiên, tăng 23,8% so với tháng trước, khối ngoại mua ròng đạt mức 988 tỷ đồng.
Giá xuất khẩu tiêu đen của Việt Nam đạt gần 6.500 USD/tấn

Giá xuất khẩu tiêu đen của Việt Nam đạt gần 6.500 USD/tấn

Giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu đen của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2025 đạt 6.494 USD/tấn, tăng 74,6% so với cùng kỳ năm trước.
Nhận định chứng khoán 4/4: Chờ đợi những cơ hội mua mới

Nhận định chứng khoán 4/4: Chờ đợi những cơ hội mua mới

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, nhà đầu tư dài hạn nên cơ cầu lại danh mục đầu tư an toàn, nâng tỷ trọng tiền mặt và chờ đợi những cơ hội mua mới sau.
Phiên bản di động