Xây dựng hệ thống quan trắc môi trường quốc gia tiên tiến, hiện đại
Hà Nội sẽ áp tiêu chuẩn G7 trong quan trắc môi trường Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia Công bố chất lượng không khí tại 31 điểm quan trắc và các 'điểm nóng’ |
Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 224/QĐ-TTg ngày 7/3/2024 phê duyệt quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đầu tư, xây dựng hàng loạt trạm quan trắc thuộc nhiều lĩnh vực
Với mạng lưới quan trắc chất lượng không khí: Duy trì 19 trạm quan trắc chất lượng không khí tự động, liên tục đã được vận hành; hoàn thành đầu tư, lắp đặt 18 trạm quan trắc chất lượng không khí tự động, liên tục đang được triển khai tại các vị trí quan trắc được kế thừa từ quy hoạch trước.
![]() |
Hướng đến mục tiêu xây dựng hệ thống quan trắc môi trường quốc gia tiên tiến, hiện đại. Ảnh: CEM |
Bên cạnh đó, tiếp tục đầu tư, bổ sung mới để hoàn thiện 31 trạm quan trắc môi trường không khí tự động liên tục trên cả nước, trong đó bao gồm 06 trạm quan trắc tự động, liên tục chất lượng không khí nền tại 6 vùng kinh tế - xã hội.
Ngoài ra, hoàn thiện mạng lưới các điểm quan trắc chất lượng môi trường không khí định kỳ trên cả nước, trong đó tập trung vào các vùng phát triển kinh tế xã hội quan trọng, các khu vực tập trung nhiều nguồn thải, đảm bảo việc đánh giá tác động tới môi trường không khí tại các khu vực phát triển công nghiệp và đông dân cư. Đồng thời, bước đầu thiết lập mạng lưới quan trắc thủy ngân tự động trong không khí.
Đối với mạng lưới quan trắc chất lượng nước mặt: Thiết lập, hoàn thiện mạng lưới quan trắc tự động, liên tục chất lượng môi trường nước sông, hồ liên tỉnh tại các vị trí đầu nguồn, xuyên biên giới và các vị trí giáp ranh giữa các tỉnh; Đồng thời, xây dựng các mạng lưới quan trắc chất lượng nước mặt định kỳ tại dòng chính của các sông, hồ liên tỉnh có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế -xã hội, bảo vệ môi trường.
Đối với quan trắc chất lượng nước cửa sông và nước biển: Duy trì, mở rộng quan trắc tại các điểm cửa sông, ven biển theo quy hoạch trước đây; thiết lập mạng lưới quan trắc chất lượng nước biển tại các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Đối với quan trắc chất lượng đất: Xây dựng các chương trình quan trắc có tính mở, phù hợp với mục tiêu bảo vệ môi trường đất theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
Đối với mạng lưới quan trắc nước dưới đất: Thực hiện quan trắc tại các khu vực đông dân cư, khu vực có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế -xã hội, bảo vệ môi trường.
Đối với mạng lưới quan trắc mưa axit: Thiết lập mạng lưới quan trắc trên cơ sở kế thừa, sử dụng cơ sở vật chất từ các trạm quan trắc hiện có và các trạm đang được đầu tư.
Đối với mạng lưới quan trắc đa dạng sinh học: Ưu tiên triển khai quan trắc tại các khu bảo tồn thiên nhiên có danh hiệu quốc tế, hướng tới tổ chức triển khai đồng bộ tại các khu bảo tồn thiên nhiên trên phạm vi toàn quốc theo lộ trình và các chỉ thị quan trắc đa dạng sinh học.
Đầu tư các trạm quan trắc chất lượng môi trường tự động
Trong quyết định nêu rõ, đến năm 2050 tăng cường đầu tư, mở rộng các trạm quan trắc chất lượng không khí và chất lượng nước tự động, liên tục, áp dụng các công nghệ quan trắc mới hướng tới thay thế dần các điểm quan trắc chất lượng không khí, nước mặt định kỳ bằng các trạm quan trắc chất lượng không khí, chất lượng nước tự động, liên tục.
Bên cạnh đó, tổ chức thực hiện quan trắc đa dạng sinh học tại các hành lang đa dạng sinh học và khu vực đa dạng sinh học cao đã được thành lập; nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ hiện đại, các mô hình xử lý thông tin có sử dụng trí tuệ nhân tạo, triển khai toàn diện mô hình chuyển đổi số trong việc quản lý, phân tích dữ liệu quan trắc môi trường phục vụ cho hoạt động dự báo chất lượng môi trường.
Ngoài ra, tăng cường công tác xã hội hóa đối với việc triển khai thực hiện quy hoạch, xây dựng cơ chế ưu tiên, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư các trạm quan trắc chất lượng môi trường tự động, liên tục và tham gia các chương trình quan trắc môi trường định kỳ nhằm tận dụng các nguồn lực, cơ sở vật chất của các đơn vị bên ngoài nhà nước.
Tin mới cập nhật

Một số điều cơ bản cần biết khi xảy ra động đất

Ô nhiễm không khí báo động, kinh tế phải xanh hóa

Lào Cai: Cảnh báo xảy ra băng giá và sương muối

Những lưu ý khi đi đường trơn trượt mưa tuyết đóng băng

Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Cỏ lau nở trắng trời ở Đà Nẵng, giới trẻ thích thú đến chụp ảnh

‘Bác sĩ’ của động vật quý hiếm ở Vườn quốc gia Vũ Quang

Cảnh báo ngập sâu nhiều tuyến phố nội thành Hà Nội trong ngày 22/9

Siêu bão Yagi đổ bộ: Người dân cần làm gì để đảm bảo an toàn?

Quận Hoàng Mai (Hà Nội): Xử phạt nhiều doanh nghiệp vi phạm môi trường
Tin khác

Hà Nội: Cháy lớn kèm tiếng nổ, khói cuồn cuộn giữa khu dân cư

Đêm nay (28/7) Việt Nam đón mưa sao băng Delta Aquarids cực đại

Hà Nội: Hình ảnh mây đen vẫn vũ trên bầu trời trước cơn dông như phim viễn tưởng

Hà Nội vẫn “khát” bãi đỗ xe ô tô: Chuyên gia nói gì?

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mai 1/6/2024: Hà Nội giảm nhiệt, chiều tối mưa rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mai 31/5/2024: Hà Nội nắng nóng, chiều tối mưa rải rác

Ngắm diện mạo Cung thiếu nhi hơn 1.300 tỷ tại Hà Nội

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mai 30/5/2024: Hà Nội tăng nhiệt, trời nắng nóng

Cảnh sát đồng loạt xử lý các bến tập kết vật liệu xây dựng không phép trên tuyến sông Hồng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mai 29/5/2024: Hà Nội tăng nhiệt, nắng nóng cục bộ
Đọc nhiều

Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa

Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phục hồi ngoạn mục

Ngành thời trang chiếm áp đảo doanh số thương mại điện tử

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Infographic | Chi tiết địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật mừng đại lễ 30/4

Nhận định chứng khoán 28/4: Giải ngân thăm dò cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 29/4: Cân nhắc nắm giữ cổ phiếu

Du lịch khởi sắc, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi
