Siêu bão Yagi đổ bộ: Người dân cần làm gì để đảm bảo an toàn?

Các cơ quan chức năng khuyến cáo, để đảm bảo an toàn khi bão Yagi đổ bộ, người dân trong khu vực ảnh hưởng cần chủ động các biện pháp phòng, chống bão.
Hà Nội: Người dân đổ xô mua sắm, tích trữ đồ trước khi siêu bão Yagi đổ bộ Huỷ hàng loạt chuyến tàu, chuyến bay do ảnh hưởng cơn bão số 3 (bão Yagi) Ngành hàng không tiếp tục huỷ hàng trăm chuyến bay và lùi lịch giữa tâm bão Yagi

Do cường độ bão mạnh, vùng ảnh hưởng rộng nên người dân trong vùng ảnh hưởng cần có các biện pháp phòng, chống trước và sau khi bão Yagi đổ bộ.

Theo đó, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) khuyến cáo người dân trước khi bão đổ bộ cần thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo bão; giữ liên lạc giữa tàu, thuyền và đất liền.

Người dân cần đưa tàu, thuyền thoát khỏi vùng nguy hiểm hoặc vào nơi tránh trú bão an toàn.

Đặc biệt, người dân cần gia cố, chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cành cây; xác định vị trí an toàn để trú ẩn; chủ động sơ tán khỏi các nhà không đảm bảo an toàn, vùng ven biển, cửa sông đề phòng nước dâng; bảo vệ lồng bè, tài sản, gia súc, gia cầm; tranh thủ thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp.

Do cường độ bão mạnh, vùng ảnh hưởng rộng nên người dân trong vùng ảnh hưởng cần có các biện pháp phòng, chống trước và sau khi bão YAGI đổ bộ
Do cường độ bão mạnh, vùng ảnh hưởng rộng nên người dân trong vùng ảnh hưởng cần có các biện pháp phòng, chống trước và sau khi bão Yagi đổ bộ. Ảnh: Nguyễn Hương

Bên cạnh đó, người dân cần dự trữ nước uống, lương thực thực phẩm, thuốc men, các vật dụng cần thiết đủ để dùng ít nhất 7 ngày; đề phòng mưa, lũ, lũ quét trước, trong và sau bão; chấp hành sự chỉ đạo của chính quyền.

Khi bão đổ bộ người dân không ở trên tàu, thuyền đã neo đậu, lồng bè, chòi canh, khu nuôi trồng thủy sản, nên ở trong nhà, nơi trú ẩn, không đi ra ngoài.

Đặc biệt lưu ý người dân không trú, tránh bão dưới gốc cây, cột điện, vật dễ đổ; đề phòng tai nạn do đổ nhà, cây cối, cột điện, các vật bị gió thổi bay, điện giật.

Nếu trong trường hợp nguy hiểm khi cần cứu hộ, người dân cần thông tin kịp thời, chính xác vị trí, tình trạng.

Bên cạnh đó, người dân cần chấp hành nghiêm sự chỉ đạo của chính quyền; chuẩn bị sẵn đèn pin đề phòng mất điện, không sử dụng nến thắp sáng để tìm kiếm đồ trong không gian hạn chế, khu vực bếp gas, vì dễ dẫn đến nguy cơ cháy nổ.

Sau bão, người dân kiểm tra lại nhà ở, các thiết bị trước khi sử dụng; khẩn trương khắc phục hậu quả, ổn định đời sống, khôi phục sản xuất.

Ngoài ra, người dân cần thống kê thiệt hại, báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác với chính quyền địa phương, tham gia dập dịch bệnh và xử lý môi trường.

Bộ Công an khuyến cáo, trước khi xảy ra lũ, lụt người dân cần thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo tình hình mưa lũ tại nơi mình đang sống để chủ động đối phó, chuẩn bị thuyền, phao, bè, mảng, vật nổi; gia cố nhà làm gác lửng, lối thoát trên mái nhà để ở tạm, cất giữ đồ đạc đề phòng lũ tiếp tục lên cao.

Đặc biệt, người dân cần tìm hiểu độ cao khu nhà của mình đang ở để xác định mức lũ dự báo có khả năng ảnh hưởng đến ngôi nhà hay không.

Bên cạnh đó, người dân cần di chuyển cầu dao chính hoặc hộp cầu chì, aptomat và đồng hồ đo điện cao hơn mức lũ được xác định; di chuyển các thiết bị và vật dụng có giá trị ra khỏi các khu vực dễ bị ngập lụt như các tầng thấp hoặc tầng hầm; tìm hiểu cách ngắt điện, gas và nước trong tòa nhà mình ở; chủ động sơ tán khỏi vùng bãi sông, vùng thấp trũng, vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét; có phương án đề phòng lũ xảy ra vào ban đêm.

Trong khi xảy ra lũ, lụt người dân cần theo dõi, cập nhật các thông tin liên quan đến lũ, lụt như: Nước dâng nhanh, ngập lụt đường cao tốc, cầu và các khu vực trũng thấp.

Khi có cảnh báo lũ, lụt xảy ra tại khu vực mình sinh sống, người dân lập tức di tản đến khu vực trú ẩn an toàn có nền đất cao hơn nếu được chính quyền địa phương yêu cầu; tránh xa các khu vực bị ngập lụt, ngay cả khi nước đang rút; không đi bộ, bơi lội hoặc lái xe qua vùng nước đang chảy xiết; đề phòng rắn ở những vùng ngập nước.

Sau khi xảy ra lũ, lụt người dân cần thường xuyên để mắt đến trẻ em, không để trẻ em nghịch nước tại các nơi như cống thoát nước mưa, khe núi hoặc cống rãnh.

Đặc biệt, người dân không được sử dụng thực phẩm đã tiếp xúc với nước lũ hoặc thực phẩm đã bị hư hỏng, phải sử dụng nước từ các nguồn an toàn cho đến khi nguồn nước sinh hoạt của gia đình không còn bị ô nhiễm.

Trước khi vào lại ngôi nhà bị hư hỏng do lũ, lụt người dân cần ngắt điện ở hộp cầu chì, aptomat hoặc cầu dao chính cho đến khi ngôi nhà của mình được làm khô an toàn; kiểm tra hệ thống gas; kiểm tra và tìm các nguy cơ có thể xảy ra cháy nổ; kiểm tra sàn nhà, cửa ra vào, cửa sổ và tường xem có vết nứt hoặc các hư hỏng khác để đảm bảo ngôi nhà không có nguy cơ bị sập.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, lúc 13h vị trí tâm bão Yagi vào khoảng 20,8 độ Vĩ Bắc; 107,1 độ Kinh Đông trên vùng ven biển từ Quảng Ninh - Hải Phòng.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (118-149 km/h), giật cấp 16, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15-20 km/h.

Đến 1h ngày 8/9, bão nằm trên đất liền phía Đông Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất cấp 8, giật cấp 10, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15-20 km/h, đi vào đất liền phía Đông Bắc Bộ và suy yếu dần thành áp thấp.

Ngày và đêm 8/9, khu vực trên có mưa vừa, có nơi mưa to và dông với lượng mưa phổ biến 20-60 mm, có nơi trên 150 mm; riêng khu vực vùng núi có mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 60-120 mm, cục bộ có nơi trên 250 mm.

Phía Tây Bắc Bộ từ chiều 7/9 đến sáng 9/9, có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-300 mm, cục bộ có nơi trên 450 mm.

Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Đặc biệt, chiều và tối nay (7/9), người dân ở Hà Nội không nên ra đường vì gió cấp 6-7, giật cấp 9-10 có thể khiến cây đổ, gây nguy hiểm.

Vy Vy

Tin mới cập nhật

Cảnh báo ngập sâu nhiều tuyến phố nội thành Hà Nội trong ngày 22/9

Cảnh báo ngập sâu nhiều tuyến phố nội thành Hà Nội trong ngày 22/9

Cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia cảnh báo ngập lụt nhiều tuyến phố nội thành Hà Nội trong ngày 22/9 khi mưa lớn tiếp diễn.

Tin khác

Quận Hoàng Mai (Hà Nội): Xử phạt nhiều doanh nghiệp vi phạm môi trường

Quận Hoàng Mai (Hà Nội): Xử phạt nhiều doanh nghiệp vi phạm môi trường

UBND quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội vừa ban hành quyết định xử phạt đối với một số doanh nghiệp có hành vi vi phạm liên quan đến bảo vệ môi trường trên địa bàn.
Hà Nội: Cháy lớn kèm tiếng nổ, khói cuồn cuộn giữa khu dân cư

Hà Nội: Cháy lớn kèm tiếng nổ, khói cuồn cuộn giữa khu dân cư

Cháy lớn kèm tiếng nổ xảy ra tại Hà Nội khiến cột khói bốc cao hàng chục mét cuồn cuộn giữa khu dân cư. Lực lượng cứu hỏa điều nhiều xe chữa cháy dập lửa.
Đêm nay (28/7) Việt Nam đón mưa sao băng Delta Aquarids cực đại

Đêm nay (28/7) Việt Nam đón mưa sao băng Delta Aquarids cực đại

Những người yêu thích thiên văn ở Việt Nam sẽ có dịp ngắm mưa sao băng Delta Aquarids đêm 28/7, rạng sáng 29/7.
Hà Nội: Hình ảnh mây đen vẫn vũ trên bầu trời trước cơn dông như phim viễn tưởng

Hà Nội: Hình ảnh mây đen vẫn vũ trên bầu trời trước cơn dông như phim viễn tưởng

Chiều tối 29/6, bầu trời Hà Nội xuất hiện mây đen vần vũ, nhiều người nhanh tay chụp lại được những hình ảnh đáng sợ như trong phim khoa học viễn tưởng.
Hà Nội vẫn “khát” bãi đỗ xe ô tô: Chuyên gia nói gì?

Hà Nội vẫn “khát” bãi đỗ xe ô tô: Chuyên gia nói gì?

Quy hoạch đến 1.620 bãi đỗ xe nhưng Hà Nội mới triển khai được 3% mục tiêu đề ra và vẫn thiếu trầm trọng bãi đỗ xe.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mai 1/6/2024: Hà Nội giảm nhiệt, chiều tối mưa rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mai 1/6/2024: Hà Nội giảm nhiệt, chiều tối mưa rải rác

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, ngày mai 1/6/2024, khu vực Hà Nội nắng nóng; mưa rải rác vào chiều tối và đêm.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mai 31/5/2024: Hà Nội nắng nóng, chiều tối mưa rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mai 31/5/2024: Hà Nội nắng nóng, chiều tối mưa rải rác

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, ngày mai 31/5/2024, khu vực Hà Nội nắng nóng; mưa rải rác vào chiều tối và đêm.
Ngắm diện mạo Cung thiếu nhi hơn 1.300 tỷ tại Hà Nội

Ngắm diện mạo Cung thiếu nhi hơn 1.300 tỷ tại Hà Nội

Sau hơn 2 năm thi công, các hạng mục tại Cung thiếu nhi Hà Nội được đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng cơ bản đã hoàn thiện.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mai 30/5/2024: Hà Nội tăng nhiệt, trời nắng nóng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mai 30/5/2024: Hà Nội tăng nhiệt, trời nắng nóng

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, ngày mai 30/5/2024, khu vực Hà Nội nắng nóng; mưa rải rác vào chiều tối và đêm.
Cảnh sát đồng loạt xử lý các bến tập kết vật liệu xây dựng không phép trên tuyến sông Hồng

Cảnh sát đồng loạt xử lý các bến tập kết vật liệu xây dựng không phép trên tuyến sông Hồng

Cảnh sát cùng lực lượng chức năng đồng loạt kiểm tra xử lý các bến tập kết vật liệu xây dựng không phép tuyến sông Hồng.
Xem thêm

Đọc nhiều

Bảo đảm nguồn cung xăng dầu là bảo đảm cho tăng trưởng kinh tế

Bảo đảm nguồn cung xăng dầu là bảo đảm cho tăng trưởng kinh tế

Một trong những bài học đáng chú ý được rút ra từ việc phòng, chống bão Yagi vừa qua là việc phối hợp thông suốt trong việc bảo đảm cung ứng xăng dầu.
Tồn kho cà phê dự trữ giảm kỷ lục

Tồn kho cà phê dự trữ giảm kỷ lục

Trên thị trường, tồn kho đạt chuẩn trên sàn giảm khá sâu, ở mức thấp nhất 4 tháng qua nhưng giá ca phê 2 sàn chỉ hồi phục nhẹ do đồng USD đang lên cao.
Xuất khẩu rau quả kỳ vọng lần đầu tiên vượt mốc 7 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả kỳ vọng lần đầu tiên vượt mốc 7 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả Việt Nam trong 9 tháng năm 2024 đạt 5,64 tỷ USD, bằng cả năm 2023 và là mức cao nhất từ trước đến nay.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nợ, nâng cao hiệu quả thu hồi nợ thuế

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nợ, nâng cao hiệu quả thu hồi nợ thuế

Trong bối cảnh nợ thuế ngày càng phức tạp, Tổng cục Thuế đã triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và thu hồi nợ.
Đã thu 1.844 tỷ tiền thuế từ 2.873 người bị tạm hoãn xuất cảnh vì nợ thuế

Đã thu 1.844 tỷ tiền thuế từ 2.873 người bị tạm hoãn xuất cảnh vì nợ thuế

Tổng cục Thuế sẽ nghiên cứu, báo cáo các cấp thẩm quyền về ngưỡng nợ thuế phù hợp với từng đối tượng nợ thuế trong việc áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh.
Việt Nam chi 102 triệu USD để nhập khẩu hồ tiêu trong 9 tháng

Việt Nam chi 102 triệu USD để nhập khẩu hồ tiêu trong 9 tháng

Theo Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam, 9 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi 102 triệu USD để nhập khẩu nguyên liệu hồ tiêu.
'Cơn sốt' cà phê đã hạ nhiệt?

'Cơn sốt' cà phê đã hạ nhiệt?

Những ngày này, cơn sốt cà phê đã hạ nhiệt mạnh, giới đầu cơ cũng "thở phào nhẹ nhõm".
Để khai, nộp thuế thay không tạo gánh nặng cho các sàn thương mại điện tử

Để khai, nộp thuế thay không tạo gánh nặng cho các sàn thương mại điện tử

Dự thảo Luật Quản lý thuế mới đây có nhiều ý kiến trái chiều khi đề xuất quy định sàn thương mại điện tử phải khai và nộp thuế thay cho người bán hàng trên sàn.
Infographic | Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng năm 2024

Infographic | Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng năm 2024

Theo Tổng cục Thống kê, 9 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 4.703,4 nghìn tỷ đồng.
Giá cà phê 'hạ nhiệt', rời khỏi mốc 5000 USD/tấn

Giá cà phê 'hạ nhiệt', rời khỏi mốc 5000 USD/tấn

Giá cà phê nhanh chóng giảm chỉ sau một phiên phục hồi khi xuất khẩu cà phê của Brazil thiết lập kỷ lục mới.
Phiên bản di động