Tư vấn, hỗ trợ cải tiến kỹ thuật cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phía Nam
Ông Hoàng Bá Sơn - Quyền Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp khu vực phía Nam (IDCS) đã cho biết như vậy sau khi chương trình này được triển khai tại các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.
Theo ông Hoàng Bá Sơn, triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển công nghiệp năm 2021 theo nội dung Quyết định sô 68/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2016 đến 2025, IDCS được giao triển khai chương trình hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn cải tiến sản xuất tại các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.
Mục tiêu chương trình là tư vấn, hỗ trợ cải tiến sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, cải thiện môi trường sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào các chuỗi cung ứng trong nước và thế giới.
![]() |
Hình ảnh các chuyên gia Hàn Quốc và đại diện doanh nghiệp tham gia trực tuyến buổi lễ qua nền tảng zoom |
Theo đó, với sự phối hợp của các Hiệp hội ngành nghề, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia chương trình và được sự cho phép của Cục Công nghiệp, ngày 17/10/2021 vừa qua IDCS đã tổ chức “Khởi động chương trình hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn cải tiến sản xuất tại các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ”. Do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên buổi lễ này đã được tổ chức kết hợp giữa offline và online qua nền tảng zoom.
“Chương trình này là một trong các hoạt động mà chúng tôi đã và đang triển khai hỗ trợ đến các doanh nghiệp. Bước đầu chúng tôi đã nhận được phản hồi tích cực khi doanh nghiệp tham gia chương trình đánh giá cao việc tăng năng suất, giảm lãng phí, cải thiện môi trường làm việc... Tuy còn một số hạn chế trong phương pháp triển khai nhưng chúng tôi tin tưởng rằng với sự phối hợp, kế thừa các kinh nghiệm, thành quả về cải tiến đổi mới từ các nước phát triển như Hàn Quốc cũng như sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Cục Công nghiệp và Bộ Công Thương, chương trình sẽ từng bước đưa công nghiệp hỗ trợ tiến kịp nền công nghiệp các nước phát triển”- ông Sơn chia sẻ.
Là doanh nghiệp tham gia chương trình, ông Trần Văn Hoàn - Giám đốc Công ty TNHH Thể thao CP - cho biết: Trong giai đoạn dịch bệnh như hiện nay, việc tăng doanh số với các doanh nghiệp rất khó khăn nên tăng năng suất, giảm giá thành là một giải pháp tốt để doanh nghiệp duy trì, phát triển. Vì thế qua sự trang bị kiến thức của chương trình sẽ giúp doanh nghiệp cải tiến mạnh mẽ, toàn diện để cạnh tranh hơn, mang lại kết quả kinh doanh tốt hơn trong thời gian tới.
Được biết, chương trình này đang triển khai trực tiếp tại các doanh nghiệp trong vòng 12 tuần (2 ngày/tuần/doanh nghiệp) với sự phối hợp của các thành viên đề án thuộc Trung tâm IDCS, các chuyên gia tư vấn cải tiến sản xuất Việt Nam với sự cố vấn trực tiếp của các chuyên gia Hàn Quốc. Tham gia chương trinh này, kinh phí cho chuyên gia tư vấn cải tiến sản xuất được trích từ nguồn ngân sách Nhà nước đã được Bộ Công Thương phê duyệt. Doanh nghiệp tham gia chương trình sẽ được ưu tiên tham gia các sự kiện kết nối kinh doanh, gặp gỡ, tham gia vào chuỗi cung ứng sản xuất trong và ngoài nước do Cục Công nghiệp tổ chức.
Ông Phạm Xuân Trình - Giám đốc Điều hành Tập đoàn dệt may Việt Nam: Trong giai đoạn hiện nay khi đất nước đã hội nhập, tham gia vào hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, đặc biệt là ngành dệt may đang hội nhập sâu rộng trên toàn cầu thì việc đòi hỏi sự cạnh tranh - kết nối và trở thành những nhà cung ứng lẫn nhau hết sức là quan trọng. Do đó, việc thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ cho doanh nghiệp thông qua các chương trình tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật là rất cần thiết. |
Tin mới cập nhật

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế về Công nghệ và Thiết bị điện

Triển lãm quốc tế lần thứ 18 Vietnam AutoExpo 2025

Liên kết tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Cần tăng mức độ liên kết

Ưu tiên xây dựng các khu công nghiệp hỗ trợ ngành da giày

Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử: Cần chú trọng tới sản phẩm cốt lõi, tạo sức đột phá

Thanh Hoá: Phát triển công nghiệp hỗ trợ thân thiện môi trường

Ninh Bình: Phát triển công nghiệp hỗ trợ là trụ cột

Hậu Giang: Ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Quảng Ngãi: Công nghiệp hỗ trợ tập trung vào 5 lĩnh vực trọng tâm
Tin khác

Doanh nghiệp cơ khí: Tìm cách tiến sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu

Hà Nội: Tăng giải pháp, hiện thực hoá mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ

Quảng Nam: Liên kết sản xuất giữa công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp cơ khí

Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử hướng đến chuyển đổi xanh

Bình Dương: Tăng sức hút đầu tư, ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ

Hội tụ nhiều tập đoàn công nghệ lớn: Cơ hội nào cho công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử?

Giải pháp nào giúp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng?

HanoiTex và HanoiFabric 2024: Đem đến công nghệ mới nhất cho ngành dệt may

Phát triển ngành ô tô: Mục tiêu tăng trưởng gắn với phát triển công nghiệp hỗ trợ
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT
