Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Cần tăng mức độ liên kết

Để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt không bị lép vế trong chuỗi cung ứng mới ngay tại "sân nhà” và trên thị trường toàn cầu thì vẫn còn nhiều việc phải làm.
Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử: Cần chú trọng tới sản phẩm cốt lõi, tạo sức đột phá Ưu tiên xây dựng các khu công nghiệp hỗ trợ ngành da giày

Doanh nghiệp nội vẫn còn hạn chế

Chỉ ra những hạn chế của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam TS. Trần Thị Mai Thành, Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ, hiện khả năng tham gia cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp FDI của doanh nghiệp nội địa Việt Nam rất yếu, đặc biệt cung ứng cho các tập đoàn lớn, không thể hiện được lợi thế cạnh tranh.

công nghiệp hỗ trợ
Để ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham gia sâu hơn, nhiều hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, trong thời gian tới cần thúc đẩy tăng cường liên kết. Ảnh: Cấn Dũng

“Trong khi 90% doanh nghiệp FDI tại các nước như Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan sử dụng nguồn đầu vào trong nước thì ở Việt Nam con số này chỉ khoảng 60%. Bên cạnh đó, có 30% các doanh nghiệp FDI hoàn toàn xuất khẩu, không cung cấp sản phẩm cho thị trường trong nước vì thế không có bất kỳ cơ sở nào để hình thành liên kết chuỗi giá trị trong nước” - TS. Trần Thị Mai Thành nêu.

Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, một số doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước đã nâng cao trình độ tổ chức sản xuất, tăng năng suất và hiệu quả, cắt giảm chí phí giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, trở thành nhà cung ứng trực tiếp với các nhà sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh và các tập đoàn đa quốc gia; tham gia mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Hoạt động công nghiệp hỗ trợ ngày càng phát triển, cung cấp nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất trong nước, tỷ lệ nội địa hóa được nâng cao trong nhiều ngành sản xuất như ngành dệt may - da giày đạt 45-50%, cơ khí chế tạo đạt hơn 30%.

Tuy vậy, Bộ Công Thương cũng nhìn nhận, việc thực hiện chính sách, pháp luật phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp cơ khí, nhất là trong phục vụ chế biến nông, lâm, thủy sản, phát triển nông nghiệp, nông thôn còn những tồn tại, hạn chế.

Cụ thể, hiệu quả triển khai các chính sách ưu đãi còn hạn chế; việc phổ biến, tuyên truyền về các chính sách ưu đãi đến cộng đồng các doanh nghiệp còn hạn chế và chưa được thực hiện thường xuyên, trên phạm vi rộng. Sự hiểu biết của một bộ phận doanh nghiệp về các quy định chính sách của Nhà nước còn hạn chế.

Nguyên nhân do đặc thù của sản xuất công nghiệp hỗ trợ và xuất phát điểm thấp, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được các điều kiện để hưởng chính sách ưu đãi. Một số điều kiện để hưởng ưu đãi khá ngặt nghèo, chưa thực sự phù hợp trong quá trình thực thi chính sách.

Một bộ phận doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chưa quan tâm, chủ động tìm hiểu và nắm bắt thông tin về các chính sách ưu đãi, hỗ trợ; nguồn lực hạn chế nên thường không có bộ phận chuyên trách để nghiên cứu, tìm hiểu các chính sách ưu đãi...

Theo Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA), thời gian qua, Việt Nam liên tục đón các doanh nghiệp FDI đề nghị hỗ trợ kết nối và xây dựng chuỗi cung ứng, trong đó có các doanh nghiệp đầu chuỗi từ châu Âu, châu Mỹ hay một loạt nhà cung ứng cấp 1 của Apple. Đặc biệt, các “ông lớn” này không chỉ đặt vấn đề tìm kiếm một, hai nhà cung cấp mà đều muốn tiếp cận theo chuỗi, xây dựng hệ sinh thái sản phẩm hỗ trợ tại Việt Nam. Đây rõ ràng là kỳ vọng để doanh nghiệp Việt phát triển, có vị trí then chốt hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu với những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn.

Chia sẻ về nội dung này, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho hay, mối lo hiện hữu khi kết nối giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa còn lỏng lẻo, hạn chế tác động lan tỏa giữa khu vực FDI và khu vực kinh tế trong nước. Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh, năng lực tổ chức quản lý, trình độ công nghệ của phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, chưa đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe của các tập đoàn đa quốc gia hoặc các doanh nghiệp đầu chuỗi.

Liên kết là con đường ngắn nhất

Theo các chuyên gia kinh tế, có một thực tế, những chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu đều được dẫn dắt bằng những tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp nào đi sau muốn nhập cuộc phải tham gia vào chuỗi này. Vì vậy, con đường ngắn nhất để doanh nghiệp Việt Nam tham gia được vào chuỗi cung ứng toàn cầu chính là liên kết với các công ty đa quốc gia. Việc liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam với các công ty đa quốc gia được cho là con đường ngắn nhất để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nội tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ở góc độ cơ quan hoạch định chính sách, theo Cục Công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam vẫn khó “đặt chân” vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Để ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham gia sâu hơn, nhiều hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, trong thời gian tới cần thúc đẩy tăng cường liên kết, nâng cao sự vững chắc trong chuỗi cung ứng cho những ngành sản xuất chủ lực của Việt Nam như dệt may, da giày, điện tử… Cùng với đó, cần phải hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật làm nền tảng, tạo động lực phát triển công nghiệp.

Bộ Công Thương cũng lưu ý mức độ liên kết và hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành và giữa các ngành còn hạn chế. Liên kết giữa các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước còn chậm nên chưa thúc đẩy phát triển kỹ năng quản trị, chuyển giao công nghệ, hình thành các chuỗi cung ứng vật tư, nguyên liệu và cụm liên kết ngành. Sự tham gia mạnh của các doanh nghiệp trong nước vào các chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng toàn cầu chưa được cải thiện rõ nét.

Hơn thế nữa, điều cần làm là tiếp tục hợp tác với các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp lớn trong và ngoài nước cùng các tổ chức quốc tế nhằm thúc đẩy liên kết với các doanh nghiệp trong nước và nâng cao năng lực cho các nhà cung ứng nội địa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu

Liên quan đến nội dung này, TS. Trương Thị Chí Bình- Tổng Thư ký Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cho hay, đây là thời điểm cần có sự đầu tư tốt hơn nữa cho lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ nội địa. Bởi vì khi làm việc với các đối tác lớn của nước ngoài, họ đặt ra yêu cầu về dây chuyền sản xuất là rất cao. Còn nếu chỉ làm ODM (nhà sản xuất thiết kế gốc) vẫn đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sản phẩm hay linh kiện hoàn chỉnh, nên cũng cần đầu tư mới rất cao. Trong khi đó, việc đầu tư của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn cực kỳ khó khăn, họ rất cần được hỗ trợ lãi suất vay, đây là điều mà doanh nghiệp băn khoăn nhất.

Mặt khác, theo TS Bình, các địa phương cũng có thể hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ lãi suất vay cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ chứ không thể chỉ chăm chăm trông chờ từ khâu chính sách của Chính phủ.

Ngoài ra, Tổng Thư ký Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cho rằng nếu như chỉ chờ các doanh nghiệp FDI chiếu cố cho doanh nghiệp Việt để làm, chúng ta sẽ mãi chỉ làm được những linh kiện lặt vặt bên ngoài. Cho nên, nếu có thể được, các doanh nghiệp Việt cần ngồi đàm phán với họ. Hoặc với những công ty mới đầu tư vào Việt Nam, rất cần nắm bắt nhu cầu trước của họ nhằm chuẩn bị nếu không sẽ không kịp. Và cũng để tránh khi vào Việt Nam thì chuỗi cung ứng mới của các doanh nghiệp FDI đã có sẵn rồi.

Với những giải pháp nêu trên, cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng chính sách ưu đãi mới sẽ tạo “cú hích” cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, tiếp cận nguồn vốn, nâng cao năng lực cạnh tranh... Đồng thời, với cơ chế của Nhà nước mở ra, doanh nghiệp cũng cần thay đổi tư duy, hướng tiếp cận về công nghiệp hoá, hiện đại hoá chuyển dịch từ phát triển nền công nghiệp phụ thuộc gia công, lắp ráp sang chủ động, sáng tạo, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh. Tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với khu vực FDI và thị trường toàn cầu nhằm tận dụng tốt cơ hội từ các hiệp định tự do thương mại, đưa doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Duy Anh

Tin khác

Sôi động thị trường lao động tại các khu công nghiệp dịp cuối năm

Sôi động thị trường lao động tại các khu công nghiệp dịp cuối năm

Đến hẹn lại lên, cứ vào dịp cuối năm, nhu cầu việc làm tại các tỉnh tập trung nhiều khu công nghiệp như Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu lại tăng cao.
Ưu tiên xây dựng các khu công nghiệp hỗ trợ ngành da giày

Ưu tiên xây dựng các khu công nghiệp hỗ trợ ngành da giày

Ngành da giày đặt mục tiêu phát triển tỷ lệ cung cấp trong nước nguyên vật liệu và phụ liệu đạt từ 75 - 80%.
Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử: Cần chú trọng tới sản phẩm cốt lõi, tạo sức đột phá

Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử: Cần chú trọng tới sản phẩm cốt lõi, tạo sức đột phá

Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử cần xác định sản phẩm cốt lõi có sức đột phá để phát triển.
Thanh Hoá: Phát triển công nghiệp hỗ trợ thân thiện môi trường

Thanh Hoá: Phát triển công nghiệp hỗ trợ thân thiện môi trường

Thanh Hóa có định hướng ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ với công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường.
Ninh Bình: Phát triển công nghiệp hỗ trợ là trụ cột

Ninh Bình: Phát triển công nghiệp hỗ trợ là trụ cột

Những năm gần đây, với các chính sách thu hút đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, Ninh Bình đang là điểm đến hấp dẫn cho các dự án công nghiệp hỗ trợ.
Hậu Giang: Ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Hậu Giang: Ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Đến năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, từng bước tham gia vào chuỗi sản xuất cung ứng...
Quảng Ngãi: Công nghiệp hỗ trợ tập trung vào 5 lĩnh vực trọng tâm

Quảng Ngãi: Công nghiệp hỗ trợ tập trung vào 5 lĩnh vực trọng tâm

Đến năm 2030, tỉnh Quảng Ngãi mục tiêu phát triển trở thành một trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Doanh nghiệp cơ khí: Tìm cách tiến sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu

Doanh nghiệp cơ khí: Tìm cách tiến sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu

Ngành cơ khí được đánh giá là ngành công nghiệp then chốt, tuy nhiên cần thêm nguồn lực để gia tăng thị phần và tham gia vào chuỗi cung ứng cho sản phẩm cơ khí.
Lâm Đồng: Cơ cấu ngành công nghiệp phát triển theo chiều sâu

Lâm Đồng: Cơ cấu ngành công nghiệp phát triển theo chiều sâu

Tỉnh Lâm Đồng xác định 8 mục tiêu tái cơ cấu ngành công nghiệp với tốc độ tăng năng suất lao động công nghiệp bình quân giai đoạn 2021- 2030 đạt 7,5-9%/năm.
Infographic | Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 10 tháng tăng 8,3%

Infographic | Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 10 tháng tăng 8,3%

Theo số liệu báo cáo được Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 10 tháng năm 2024 tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước.
Xem thêm

Đọc nhiều

Hồ tiêu Việt bứt phá tại thị trường Hoa Kỳ

Hồ tiêu Việt bứt phá tại thị trường Hoa Kỳ

Việt Nam hiện là quốc gia cung cấp hồ tiêu lớn nhất vào thị trường Hoa Kỳ và có sự bứt phá trong giai đoạn vừa qua.
Nhiều cơ hội cho hồ tiêu Việt vào thị trường Halal

Nhiều cơ hội cho hồ tiêu Việt vào thị trường Halal

Với bước chuyển mình vào thị trường Halal đầy tiềm năng sẽ hứa hẹn mở ra cơ hội lớn cho ngành hồ tiêu Việt Nam trong thời gian tới.
Đà tăng của giá hồ tiêu vẫn còn nhiều cơ hội?

Đà tăng của giá hồ tiêu vẫn còn nhiều cơ hội?

Theo dự báo vụ thu hoạch hồ tiêu ở Việt Nam có thể bị trễ một tháng, dẫn đến nguồn cung bị chậm lại, tạo cơ hội cho giá hồ tiêu tiếp tục tăng.
Đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định có 68 cụm công nghiệp

Đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định có 68 cụm công nghiệp

Theo Sở Công Thương Bình Định, đến nay đã có 38 cụm công nghiệp đi vào hoạt động, đến năm 2030 hướng đến có 68 cụm công nghiệp trên địa bàn.
Nhận định chứng khoán 26/11: Thị trường phân hoá tích cực

Nhận định chứng khoán 26/11: Thị trường phân hoá tích cực

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng VN-Index sẽ vẫn nối dài nhịp phục hồi và tiến lên mức 1.240-1.250 điểm trong các phiên tới.
Tổng cục Thuế đẩy mạnh quản lý tem điện tử

Tổng cục Thuế đẩy mạnh quản lý tem điện tử

Tổng cục Thuế vừa có công văn 285/TCT-TVQT yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh quản lý tem điện tử trên ứng dụng tem điện tử.
Nhận định chứng khoán 27/11: Thị trường bước vào sóng tăng mới

Nhận định chứng khoán 27/11: Thị trường bước vào sóng tăng mới

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng thị trường đã kết thúc nhịp giảm điểm ngắn hạn và sẽ tích lũy trở lại để bước vào sóng tăng mới.
Nhận định chứng khoán 28/11: VN-Index sẽ vẫn nối dài nhịp phục hồi

Nhận định chứng khoán 28/11: VN-Index sẽ vẫn nối dài nhịp phục hồi

Các chuyên gia chứng khoán cho biết, ở khung đồ thị giờ, VN-Index duy trì đi ngang cho thấy nỗ lực cân bằng của thị trường.
Đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế lớn

Đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế lớn

Trong năm 2024, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã phối hợp với các ngành đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế lớn.
Chứng khoán tuần qua 25-29/11: Thị trường tiếp đà hồi phục

Chứng khoán tuần qua 25-29/11: Thị trường tiếp đà hồi phục

Các chuyên gia chứng khoán cho biết, mặc dù chưa đủ sức để tăng tốc bởi dòng tiền tham gia khá yếu, nhưng sắc xanh đã lan rộng bảng điện tử.
Phiên bản di động