Tạo đột phá cho ngành công nghiệp điện tử

Công nghiệp điện tử là ngành sản xuất chiếm vị trí then chốt trong nền kinh tế và có tác động lan tỏa mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác.
Ngành sản xuất công nghiệp điện tử duy trì tăng trưởng khá Công nghiệp điện tử giữ vị thế quan trọng trong xuất khẩu

Những năm qua, ngành này có bước phát triển vượt bậc, chiếm tỷ trọng khoảng 18% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp và hơn 30% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Tuy nhiên, khoảng 95% giá trị xuất khẩu của ngành này vẫn thuộc về khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Do vậy, các cơ quan quản lý cần sớm nghiên cứu, có chính sách đột phá để công nghiệp điện tử phát triển bền vững, mạnh mẽ hơn.

Sản xuất bảng mạch tại Công ty cổ phần Công nghệ công nghiệp Bưu chính viễn thông Việt Nam (Khu công nghệ cao Hòa Lạc).
Sản xuất bảng mạch tại Công ty cổ phần Công nghệ công nghiệp Bưu chính viễn thông Việt Nam (Khu công nghệ cao Hòa Lạc).

Vẫn dừng ở công đoạn lắp ráp

Trong giai đoạn 2016-2020, ngành điện tử đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Tổng cục Thống kê cho hay, xuất khẩu của nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện giai đoạn này tăng trưởng bình quân 23,8%/năm, đưa Việt Nam từ vị trí 47 toàn cầu vào năm 2001 lên vị trí thứ 12 và đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN về xuất khẩu điện tử. Riêng năm 2022, ngành điện tử đạt kim ngạch xuất khẩu 114,4 tỷ USD, tăng khoảng 6% so năm 2021 và chiếm hơn 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Báo cáo của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), ngành điện tử Việt Nam hiện đã sản xuất được hầu hết các sản phẩm thiết yếu như điều hòa nhiệt độ, ti-vi, máy giặt, điện thoại, máy in,…

Các sản phẩm điện tử sản xuất trong nước đa dạng về chủng loại, mầu sắc, mẫu mã, có chất lượng tốt, đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nước và xuất khẩu đi nhiều quốc gia trên thế giới. Sự phát triển vượt bậc của ngành điện tử chủ yếu do thu hút được sự đầu tư lớn từ các tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc, Nhật Bản ở lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử. Nhưng hệ lụy dẫn đến là ngành cũng đang phụ thuộc quá lớn vào khối ngoại khi có đến 95% kim ngạch xuất khẩu đang thuộc về các doanh nghiệp FDI. Năng lực doanh nghiệp nội địa vẫn còn nhiều hạn chế, chất lượng, mẫu mã sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu nên thị trường điện-điện tử dân dụng trong nước hiện đa phần do thương hiệu nước ngoài chiếm lĩnh. Bên cạnh đó, tỷ lệ nội địa hóa ngành điện tử còn thấp; các sản phẩm điện tử trên thị trường Việt Nam đa số là hàng nhập khẩu nguyên chiếc hoặc lắp ráp trong nước bằng linh kiện ngoại; doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử dù đã tham gia vào chuỗi giá trị của ngành, tuy nhiên mới cung cấp được các sản phẩm đơn giản, có giá trị hàm lượng công nghệ thấp. Ngành điện tử Việt Nam vẫn đang dừng ở công đoạn lắp ráp trong chuỗi sản xuất sản phẩm điện tử, còn những sản phẩm có thương hiệu để xuất khẩu gần như không có.

Lý giải nguyên nhân của tình trạng này, Phó Cục trưởng Công nghiệp Phạm Tuấn Anh cho biết, các sản phẩm điện tử thường có tuổi thọ tương đối ngắn, thường xuyên thay đổi tính năng và mẫu mã, trong khi năng lực của doanh nghiệp trong nước hạn chế, không đủ nguồn lực để đầu tư vào nghiên cứu, phát triển sản phẩm cũng như thương hiệu. Vì vậy, các công đoạn có hàm lượng giá trị gia tăng cao vẫn phụ thuộc vào chuỗi sản xuất nước ngoài. Mặt khác, do năng lực sản xuất của doanh nghiệp nội thấp nên chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu cao của các doanh nghiệp FDI, dẫn đến mối liên kết giữa doanh nghiệp cung ứng và các tập đoàn đa quốc gia còn mờ nhạt.

Cơ hội đón làn sóng dịch chuyển mới

Sau những diễn biến của đại dịch Covid-19 cùng hàng loạt biến động về chính trị-kinh tế-xã hội trên thế giới và khu vực, ngành điện tử Việt Nam đang đứng trước cơ hội đón làn sóng dịch chuyển đầu tư và tái cơ cấu chuỗi giá trị trong thời gian tới. Thực tế vừa qua, nhiều tập đoàn lớn trên thế giới như Apple, Pegatron, Intel,… đều bày tỏ sự quan tâm và có kế hoạch đầu tư mới hoặc mở rộng sản xuất các sản phẩm điện tử tại Việt Nam, trong đó có một số sản phẩm hàm lượngcông nghệ cao. Tập đoàn Samsung cũng đang đẩy mạnh hơn các hoạt động tìm kiếm, kết nối với doanh nghiệp cung ứng nội địa để tăng tính liên kết trong chuỗi giá trị của tập đoàn này tại Việt Nam. Bà Ðỗ Thị Thúy Hương, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam nhận định: Trong bối cảnh thị trường chung biến động, nhiều nhà đầu tư đang chuyển hướng sang thị trường thứ ba, chuỗi cung ứng toàn cầu được định hình lại theo xu hướng dịch chuyển nguồn cung để giảm phụ thuộc vào một quốc gia. Ðây là cơ hội để ngành điện tử Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, tăng xuất khẩu sang các thị trường khó tính, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực vốn, kinh nghiệm quản trị cũng như trình độ sản xuất và công nghệ.

Tuy nhiên, những thách thức mà ngành điện tử đang phải đối mặt đòi hỏi Nhà nước phải kịp thời điều chỉnh chính sách thu hút FDI có chọn lọc để tận dụng hiệu quả làn sóng dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam; tiếp tục ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh số hóa; tập trung hỗ trợ một số doanh nghiệp có triển vọng trong lĩnh vực điện tử phát triển, từ đó đóng vai trò dẫn dắt thị trường điện tử trong nước, nhất là các sản phẩm điện-điện tử gia dụng.

Phó Cục trưởng Phạm Tuấn Anh nhận định, trong thời gian tới, cần xây dựng một chiến lược hỗ trợ dài hơi, giúp biến đổi ngành từ việc lắp ráp đơn giản sang sản xuất, chế tạo các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Ðầu tiên, cần thúc đẩy phát triển các sản phẩm như màn hình, chất bán dẫn và linh kiện điện tử quan trọng. Nguồn lực để sản xuất các sản phẩm có vòng đời lâu dài như vậy đòi hỏi đầu tư lớn, mất thời gian 10-20 năm, nhưng đầu tư liên tục là cần thiết để cải thiện năng lực sản xuất, khoa học công nghệ, góp phần tạo ra việc làm có giá trị gia tăng cao cũng như tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, cần phát triển ngành điện tử hài hòa cả phần cứng, phần mềm để tạo nền tảng cho đổi mới sáng tạo; tập trung hình thành các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) thông qua hợp tác chung giữa tập đoàn lớn với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Về phía các doanh nghiệp điện tử, cần chú trọng hơn tới việc xác định các sản phẩm cốt lõi, có sức đột phá để thúc đẩy ngành điện tử phát triển nhanh và hiệu quả. Mỗi doanh nghiệp cần tự xác định cho mình những phân khúc sản phẩm và khách hàng phù hợp, đồng thời cần tính đến khả năng đón đầu xu hướng tiêu dùng cũng như phát triển công nghệ chung của thế giới trong thời đại hiện nay. Trên cơ sở đó, giúp cho doanh nghiệp nội tập trung nguồn lực để phát triển các sản phẩm có năng lực cạnh tranh tốt

Theo Báo Nhân dân

Tin mới cập nhật

Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp ngành điện tử

Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp ngành điện tử

Bên cạnh cơ hội, để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các tập đoàn lớn, DN công nghiệp điện tử Việt Nam cũng đang đối mặt với không ít thách thức.
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5 đã có dấu hiệu khởi sắc

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5 đã có dấu hiệu khởi sắc

Theo Bộ Công Thương, thống kê trong tháng 5/2023, chỉ số công nghiệp của cả nước đã có dấu hiệu khởi sắc so với các tháng đầu năm 2023.
Kết nối công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản giúp Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất

Kết nối công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản giúp Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất

Kết nối các DN ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản sẽ là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất, chiếm lĩnh thị trường trong nước.
Lâm Đồng tăng giá trị cho sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Lâm Đồng tăng giá trị cho sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Sở Công Thương Lâm Đồng đã và đang tạo điều kiện cho sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh xây dựng thương hiệu, gia tăng giá trị trên thị trường.
Nhanh chóng hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng hạ tầng Khu công nghiệp Quảng Trị

Nhanh chóng hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng hạ tầng Khu công nghiệp Quảng Trị

Công tác giải phóng mặt bằng Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Quảng Trị được giao hoàn thành trước 30/6 góp phần đẩy nhanh tiến độ dự án.
Chuyên gia Hà Đăng Sơn: Quy hoạch điện VIII sẽ giải bài toán cơ cấu về nguồn điện

Chuyên gia Hà Đăng Sơn: Quy hoạch điện VIII sẽ giải bài toán cơ cấu về nguồn điện

Chuyên gia cho rằng Quy hoạch điện VIII sẽ là căn cứ quan trọng để triển khai các dự án nguồn điện cũng như giải bài toán cơ cấu về nguồn điện.
Ưu tiên phát triển công nghiệp cơ khí trong bối cảnh khó khăn

Ưu tiên phát triển công nghiệp cơ khí trong bối cảnh khó khăn

Các chuyên gia đầu ngành cho rằng, cần ưu tiên phát triển các ngành sản xuất nội địa, đặc biệt là công nghiệp cơ khí trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn.
Sáp nhập mỏ than lộ thiên sâu nhất Đông Nam Á tại Quảng Ninh

Sáp nhập mỏ than lộ thiên sâu nhất Đông Nam Á tại Quảng Ninh

Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đang tiến hành các thủ tục để sáp nhập 2 mỏ than lộ thiên tại TP.Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
Bộ Công Thương bền bỉ xây dựng chính sách cho phát triển cụm công nghiệp

Bộ Công Thương bền bỉ xây dựng chính sách cho phát triển cụm công nghiệp

Với các chính sách do Bộ Công Thương xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt, cụm công nghiệp dần có hành lang pháp lý thuận lợi, thống nhất cho phát triển.
Nam Định chủ trương không thu hút đầu tư dự án ngoài khu, cụm công nghiệp

Nam Định chủ trương không thu hút đầu tư dự án ngoài khu, cụm công nghiệp

Nhằm đảm bảo yếu tố môi trường, tỉnh Nam Định chủ trương không thu hút đầu tư dự án ngoài khu, cụm công nghiệp, trừ những dự án trọng điểm.

Tin khác

Thái Bình đề xuất gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Thái Bình đề xuất gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Trước một số khó khăn còn tồn tại, lãnh đạo Sở Công Thương Thái Bình đã đề xuất giải pháp tạo thuận lợi cho quản lý và phát triển cụm công nghiệp.
Vĩnh Phúc: Thiết lập nhiều mục tiêu phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ

Vĩnh Phúc: Thiết lập nhiều mục tiêu phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ

Không chỉ đưa công nghiệp hỗ trợ trở thành “mắt xích” quan trọng trong dây chuyền sản xuất, Vĩnh Phúc còn đặt mục tiêu xuất khẩu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án nâng cấp, mở rộng NMLD Dung Quất

Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án nâng cấp, mở rộng NMLD Dung Quất

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 482/QĐ-TTg ngày 5/5/2023 chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Công nghiệp chế biến vẫn gặp khó, doanh nghiệp giải thể tăng

Công nghiệp chế biến vẫn gặp khó, doanh nghiệp giải thể tăng

Mặc dù hoạt động sản xuất công nghiệp có xu hướng phục hồi và tăng trưởng trở lại.
Doanh nghiệp dệt may tìm cách thích ứng với khó khăn

Doanh nghiệp dệt may tìm cách thích ứng với khó khăn

Liên tục từ cuối năm ngoái đến nay, nhiều doanh nghiệp sản xuất dệt may gặp khó khăn, từ thiếu nguyên liệu, lãi suất tăng đến thiếu lao động cho sản xuất.
Thích ứng với biến động của kỷ nguyên mới: Cần tầm nhìn dài hạn và chiến lược cụ thể

Thích ứng với biến động của kỷ nguyên mới: Cần tầm nhìn dài hạn và chiến lược cụ thể

Những năm đầu của một kỷ nguyên mới, các vấn đề đang nổi lên là già hóa dân số, áp lực “chọn phe” và diễn tiến bất lợi do biến đổi khí hậu…
Tuyên Quang dẫn đầu về mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp

Tuyên Quang dẫn đầu về mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp

Trong số 10 địa phương có chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tăng cao nhất cả nước 4 tháng đầu năm, Tuyên Quang dẫn đầu với mức tăng 14,8%.
Mỗi tháng, 19.200 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

Mỗi tháng, 19.200 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

4 tháng đầu năm, cả nước có 77.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Như vậy, bình quân mỗi tháng con số này là 19.200 doanh nghiệp.
Sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng trở lại

Sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng trở lại

Với nỗ lực thời gian qua, sản xuất công nghiệp cả nước tháng 4/2023 ghi nhận khởi sắc hơn so với tháng trước và cùng kỳ.
Hội nghị về Cơ chế, chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp

Hội nghị về Cơ chế, chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp

Ngày 27/4, tại TP. Nam Định, Cục Công Thương địa phương đã tổ chức Hội nghị về Cơ chế chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Xem thêm

Đọc nhiều

Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 3/6:Nhiều khu vực tại huyện Gia Lâm, Hoài Đức bị cắt điện

Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 3/6:Nhiều khu vực tại huyện Gia Lâm, Hoài Đức bị cắt điện

Lịch cắt điện hôm nay 3/6 tại Hà Nội theo cập nhật mới nhất của EVNHANOI, người dân cần biết để chủ động trong sinh hoạt, kinh doanh, sản xuất.
Lịch cắt điện hôm nay 2/6 tại Hà Nội: Nhiều khu vực tại quận Hà Đông bị cắt điện

Lịch cắt điện hôm nay 2/6 tại Hà Nội: Nhiều khu vực tại quận Hà Đông bị cắt điện

Lịch cắt điện hôm nay 2/6 tại Hà Nội theo cập nhật mới nhất của EVNHANOI, người dân cần biết để chủ động trong sinh hoạt, kinh doanh, sản xuất.
Doanh nghiệp Việt tuần qua: Ông Trầm Bê tái xuất, nhiều cổ phiếu bất ngờ bùng nổ

Doanh nghiệp Việt tuần qua: Ông Trầm Bê tái xuất, nhiều cổ phiếu bất ngờ bùng nổ

Ông Trầm Bê trở lại thương trường, doanh nghiệp của đại gia Đường “bia” lỗ nặng, nhiều cổ phiếu tăng dựng đứng… là những tin tức doanh nghiệp chú ý tuần qua.
Sẵn sàng cho phát triển điện mặt trời mái nhà tự dùng

Sẵn sàng cho phát triển điện mặt trời mái nhà tự dùng

Bộ Công Thương sẽ tạo điều điện thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà tự dùng cho các hộ gia đình và khu công nghiệp thương mại.
Lịch cắt điện hôm nay 29/5 tại Hà Nội: Cắt điện để bảo dưỡng đường dây

Lịch cắt điện hôm nay 29/5 tại Hà Nội: Cắt điện để bảo dưỡng đường dây

Lịch cắt điện hôm nay 29/5 tại Hà Nội, người dân cần biết để chủ động trong sinh hoạt, kinh doanh, sản xuất.
Bản tin gỡ khó của EVN và bài học "việc hôm nay chớ để ngày mai"

Bản tin gỡ khó của EVN và bài học "việc hôm nay chớ để ngày mai"

Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) công khai, minh bạch quá trình đàm phán với chủ đầu tư các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp.
Lịch cắt điện hôm nay 1/6 tại Hà Nội: Những khu vực nào bị cắt điện?

Lịch cắt điện hôm nay 1/6 tại Hà Nội: Những khu vực nào bị cắt điện?

Lịch cắt điện hôm nay 1/6 tại Hà Nội theo cập nhật mới nhất của EVNHANOI, người dân cần biết để chủ động trong sinh hoạt, kinh doanh, sản xuất.
Gỡ khó điện tái tạo chuyển tiếp: 65/85 dự án gửi hồ sơ, 56 đề xuất giá tạm

Gỡ khó điện tái tạo chuyển tiếp: 65/85 dự án gửi hồ sơ, 56 đề xuất giá tạm

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết: đến 17h30 ngày 2/6 đã có 65/85 dự án năng lượng tái tạo chưa có giá gửi hồ sơ, 56 dự án đề xuất giá tạm.
Gỡ vướng điện tái tạo chuyển tiếp: 40 chủ đầu tư đã được ký hợp đồng

Gỡ vướng điện tái tạo chuyển tiếp: 40 chủ đầu tư đã được ký hợp đồng

Báo Công Thương cập nhật tình hình thực hiện thủ tục các dự án điện tái tạo chưa có giá, tính đến sáng 27/5.
Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 4/6: Nhiều nơi tại quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng bị cắt điện

Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 4/6: Nhiều nơi tại quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng bị cắt điện

Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 4/6 theo cập nhật mới nhất của EVNHANOI, người dân cần biết để chủ động trong sinh hoạt, sản xuất và kinh doanh.
Phiên bản di động