Công nghiệp điện tử giữ vị thế quan trọng trong xuất khẩu
![]() | Ngành sản xuất công nghiệp điện tử duy trì tăng trưởng khá |
![]() | Ngành công nghiệp điện tử đối mặt nhiều thách thức |
![]() | Cải thiện vị trí của công nghiệp điện tử Việt Nam trong chuỗi cung ứng |
Ngành điện tử bứt phá trong khó khăn
Theo Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến ngày 15/11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 121,6 tỷ USD. Đây cũng là một trong ba lĩnh vực dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
![]() |
Việt Nam đang dần trở thành một trung tâm chế biến chế tạo, trong đó có sự đóng góp của ngành điện tử |
Trong đó xuất khẩu đạt 48,3 tỷ USD, tăng gần 12,6%, tương đương kim ngạch tăng thêm 5,4 tỷ USD. Về thị trường xuất khẩu (cập nhật của Tổng cục Hải quan hết tháng 10), Hoa Kỳ dẫn đầu với 13,23 tỷ USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm trước.
Tiếp theo là trường Trung Quốc đạt 9,81 tỷ USD, tăng 12,9%; thị trường EU đạt 5,99 tỷ USD, tăng 13,6%; thị trường Hồng Kông Trung Quốc) đạt 5,03 tỷ USD, tăng 2,6%; thị trường Hàn Quốc đạt 2,78 tỷ USD, giảm 1%...
Nhìn nhận về nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện thời gian qua, theo bà Đỗ Thị Thúy Hương, Phó chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam cho biết, trong đợt dịch COVID-19 vừa qua, ngành điện tử đã phải đối mặt với tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng và mới đây là việc nhu cầu suy giảm do lạm phát và suy thoái kinh tế ở nhiều nước trên thế giới.
Tuy nhiên, đây là những lĩnh vực công nghiệp tiên tiến với sản phẩm với hàm lượng công nghệ cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Vì vậy, điện tử hay công nghiêp chế biến, chế tạo có những lợi thế nhất định so với những lĩnh vực chỉ gia công đơn giản.
Bà Hương chỉ ra, năm 2021, ngành điện tử xuất siêu 11,4 tỷ USD trong khi cả nước xuất siêu 4 tỷ USD, 9 tháng năm 2022, ngành điện tử xuất 7,93 tỷ USD trong khi cả nước xuất siêu 6,5 tỷ USD. Những con số này cho thấy vai trò to lớn của ngành điện tử Việt Nam trong cân bằng cán cân thương mại.
Đây cũng là ngành đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu so với các ngành công nghiệp chế biến chế tạo trong suốt 15 năm. Năm 2021, một năm ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, kim ngạch xuất khẩu ngành điện tử xuất vẫn đạt 108 tỷ USD, đứng thứ 20 về xuất khẩu trên toàn cầu.
Việt Nam kỳ vọng tham gia vào các chuỗi cung ứng ở tầm cao hơn
Chia sẻ thêm bà Đỗ Thị Thúy Hương cho biết, từ đầu năm đến nay, Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử đã đón tiếp khá nhiều doanh nghiệp FDI tìm cách đầu tư vào Việt Nam. Gần đây nhất, các doanh nghiệp Đài Loan đang muốn tìm kiếm nhà cung ứng Việt Nam, trong đó có rất nhiều đối tác của các tập đoàn công nghệ lớn như Foxcorn của Apple. Các công ty IOT từ Canada, Đan Mạch, Thuỵ Điển, Bắc Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc bày tỏ mong muốn thiết lập cả chuỗi cung ứng tại việt Nam.
Tuy nhiên, Phó chủ tịch Hiệp hội Công nghệ hỗ trợ cho rằng, Việt Nam kỳ vọng sẽ tham gia vào các chuỗi cung ứng ở tầm cao hơn nhưng để làm được điều đó cần có những khuyến nghị chính sách để doanh nghiệp Việt có đủ năng lực lớn mạnh và vững tin khi đầu tư vào một ngành công nghiệp tiên tiến nhưng đầy rủi ro.
Những điểm yếu này dù được nhận diện nhiều năm nay, nhưng vẫn chưa thấy có một giải pháp nào đủ mạnh để Việt Nam vươn lên tầm cao mới trong việc thu hút các doanh nghiệp công nghệ lớn của thế giới với giá trị gia tăng cao hơn.
Trao đổi về nội dung này, ông Nguyễn Quang Toàn- Phó Chủ tịch Hiệp hội Đầu tư nước ngoài (VAFIE) lưu ý, Việt Nam đang dần trở thành một trung tâm chế biến chế tạo. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt tham gia ở phân khúc nào trong trung tâm đó mới là vấn đề thực sự.
Theo ông Toàn, việc ngày càng nhiều các tập đoàn công nghệ lớn đến Việt Nam như Samsung, LG, Xiaomi hay Foxcorn là liều thuốc để kích thích các doanh nghiệp Việt phát triển. Các doanh nghiệp cần học hỏi dưới sự hỗ trợ từ các tập đoàn lớn trên thế giới để tham gia vào các công đoạn phức tạp, công nghệ cao. Bên cạnh đó, cần có những chính sách hỗ trợ, tháo gỡ vướng mắc khó khăn cho doanh nghiệp để khơi thông nguồn lực giúp doanh nghiệp phát triển.
“Những điểm yếu này dù được nhận diện nhiều năm nay, nhưng vẫn chưa thấy có một giải pháp nào đủ mạnh để Việt Nam vươn lên tầm cao mới trong việc thu hút các doanh nghiệp công nghệ lớn của thế giới với giá trị gia tăng cao hơn”- ông Nguyễn Quang Toàn lưu ý.
Theo các chuyên gia, Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc tận dụng những lợi thế của thu hút FDI để phát triển các doanh nghiệp công nghệ trong nước. Sau một thời gian trở thành “công xưởng của thế giới”, với kế hoạch “Made in China 2025”, giờ Trung Quốc đã có những tập đoàn công nghệ ‘khổng lồ’ như Huawei, Xiaomi, Alibaba, Baidu, Tencent, ZTE,... Trung Quốc trở thành quốc gia sản xuất thiết bị vi mạch điện tử hàng đầu thế giới.
Để chủ động và phát triển nhanh, bền vững cho ngành công nghiệp điện tử hiện nay, theo Bộ Công Thương, cần tập trung hỗ trợ một số doanh nghiệp triển vọng của Việt Nam trong lĩnh vực điện tử nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp này phát triển, đóng vai trò dẫn dắt thị trường điện tử trong nước.
Bên cạnh đó, rà soát, hoàn thiện chính sách pháp luật, đặc biệt là quy định cụ thể về hàng hóa xuất xứ Việt Nam; thực hiện các giải pháp nhằm mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng lưu ý, doanh nghiệp điện tử cần chú trọng hơn tới việc xác định các sản phẩm cốt lõi, có sức đột phá để thúc đẩy ngành điện tử phát triển nhanh và hiệu quả hơn nữa. “Mỗi DN tự xác định cho mình những phân khúc sản phẩm và khách hàng phù hợp đồng thời cần tính đến khả năng đón đầu xu hướng tiêu dùng và phát triển công nghệ chung của thế giới trong thời đại hiện nay. Trên cơ sở đó giúp cho doanh nghiệp nội tập trung các nguồn lực để phát triển sản phẩm có năng lực cạnh tranh tốt”- Bộ Công Thương nêu cụ thể.
Tin mới cập nhật

Sản xuất thép vào guồng, thị trường nội địa khởi sắc nhờ đầu tư công

Vì sao sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng mạnh?

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng tiêu thụ, giảm tồn kho

Đà Nẵng: Sắp khớp nối giao thông Cụm công nghiệp Cẩm Lệ

Đẩy nhanh tiến độ hai trung tâm phát triển công nghiệp

Đường dây 500kV Lào Cai-Vĩnh Yên: Quyết tâm đưa công trình về đích đúng tiến độ

Yên Bái: Sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng cao

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế về Công nghệ và Thiết bị điện

Đồng Nai: Tháng 1, thu hút đầu tư hơn 600 triệu USD

Yên Bái: Chấp thuận chủ trương đầu tư 3 dự án lớn
Tin khác

Sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng tốc ngay đầu năm

Infographic|Mục tiêu nội địa hóa ngành công nghiệp ô tô những năm tới

Đà Nẵng: Sôi nổi sản xuất ngày đầu năm mới Ất Tỵ

Cơ hội tạo đột phá tăng trưởng công nghiệp trong năm 2025

Longform: Vị 'thuyền trưởng' giữ 'trái tim' ngành cơ khí Việt Nam

Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam

Tăng tỷ trọng công nghiệp để kinh tế Đà Nẵng bền vững

Sản xuất công nghiệp tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng

Trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn cấp khu vực

Bắc Ninh: Sản xuất công nghiệp tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
Đọc nhiều

Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa

Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phục hồi ngoạn mục

Ngành thời trang chiếm áp đảo doanh số thương mại điện tử

Infographic | Chi tiết địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật mừng đại lễ 30/4

Nhận định chứng khoán 28/4: Giải ngân thăm dò cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 29/4: Cân nhắc nắm giữ cổ phiếu

Du lịch khởi sắc, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi

Doanh nghiệp ‘chuyển mình’ để thích ứng xu hướng tiêu dùng
