Qualcomm và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông công bố thoả thuận hợp tác nghiên cứu
Thông qua sự hợp tác này, Qualcomm Technologies sẽ tài trợ tổng cộng 100.000 đôla Mỹ cho PTIT, bao gồm chi phí nhân sự, thiết bị, vật tư phòng thí nghiệm, phí quản lý hành chính của trường đại học, cũng như phí tổ chức các buổi thảo luận, hội thảo và xuất bản thông tin. Trong thời gian 12 tháng, bốn nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành bốn dự án chuyên ngành trong các lĩnh vực 5G, AI, IoT và hệ thống UAV (phương tiện bay không người lái).
![]() |
Cụ thể, bốn dự án nghiên cứu được chọn gồm có: Nghiên cứu hệ thống máy bay không người lái (UAV) nhằm phát hiện hư hỏng về đường bộ sau lũ quét sử dụng GPS, bản đồ số và thị giác máy tính bằng công nghệ học sâu (deep learning); Dự án Phát triển Kiến trúc Internet vạn vật (IoT) trên nền tảng 5G với hiệu suất cao, độ trễ thấp và an toàn bảo mật; Dự án điện toán biên cho Internet Vạn vật (IoT); Dự án Phát triển các giải pháp chăm sóc sức khỏe số dựa trên Internet of Medical Things (IoMT) và Trí tuệ nhân tạo (AI).
Theo PGS. TS. Đặng Hoài Bắc, Phó Giám đốc PTIT: “Việc hợp tác với các tập đoàn hàng đầu thế giới, đặc biệt là một trong bốn công ty công nghệ lớn (BigTech) như Qualcomm Technologies là một trong những chiến lược ưu tiên hàng đầu của PTIT. Bốn dự án hợp tác khoa học và công nghệ trên được công bố và triển khai từ đầu năm 2022 sẽ là bước khởi đầu tốt đẹp và lâu dài, mang lại lợi ích cho cả Qualcomm Technologies và PTIT.”
Alex Rogers, Chủ tịch Qualcomm mảng Bản quyền công nghệ và Hợp tác đối ngoại chia sẻ: “Chúng tôi rất hứng khởi về thoả thuận hợp tác này với PTIT. Việt Nam đã và đang vững bước tiến vào kỷ nguyên mới của 5G, AI, điện toán đám mây và các ứng dụng công nghệ IoT đa dạng. Vì vậy, Qualcomm Technologies tự hào khi được hỗ trợ và thúc đẩy cho các ý tưởng đổi mới, nhằm thể hiện sức mạnh và sự sáng tạo của đội ngũ lãnh đạo công nghệ của Việt Nam.”
Tin mới cập nhật

Tốc độ mạng Internet Việt Nam xếp thứ 39 thế giới

Microchip ra mắt thiết bị chuyển mạch cấp nguồn qua mạng Ethernet

Việt Nam sẽ có thêm 2 tuyến cáp quang biển quốc tế vào cuối năm 2023

Khôi phục 50% dung lượng Internet đi quốc tế sau sự cố cáp quang biển

Tiến bộ AI làm thay đổi công cụ tìm kiếm Internet mãi mãi

Intel cân nhắc đầu tư mạnh vào nhà máy đóng gói chip Việt Nam

Những dự báo về an ninh mạng Việt Nam trong năm 2023

Năm 2023, đưa điện, Internet đến 100% thôn, bản trên toàn quốc

Vai trò đặc biệt của Việt Nam trong kế hoạch của Apple

Yếu tố giúp doanh nghiệp thích ứng kinh doanh trong thời đại số
Tin khác

Google hỗ trợ Việt Nam tạo bệ phóng cho các ‘kỳ lân’ công nghệ

Chuyển đổi số - cơ hội chuyển mình của doanh nghiệp Việt

Microchip giúp nhà sản xuất thiết bị gốc tăng gấp đôi dung lượng

Lenovo ra mắt danh mục các giải pháp không gian làm việc thông minh

Thương mại điện tử “khát” nhân lực

Nhiều ý kiến đề xuất cho Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi)

Ra mắt Vườn ươm “Khởi nghiệp doanh nhân trẻ”

Seagate ra mắt ổ cứng IronWolf Pro 20TB cho lưu trữ NAS

Thí điểm rút tiền tại cây ATM bằng căn cước công dân gắn chip

Cáp quang biển APG đã khôi phục 100% dung lượng
Đọc nhiều

Khẳng định một Việt Nam nghĩa tình, trách nhiệm, đoàn kết quốc tế cao cả

Thủ tướng giải đáp kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam

Việt Nam tìm cách thu hút khách du lịch Ấn Độ

Đồng Nai tạo quỹ đất thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp

Cảnh báo giả mạo Tổng cục Thuế yêu cầu cập nhật Căn cước công dân

Diễn đàn Nhịp cầu phát triển: Tìm giải pháp phát triển kinh tế miền Trung- Tây Nguyên

Nhiều hoạt động văn hóa kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp

Việt Nam là nhà cung cấp cà phê lớn nhất cho Tây Ban Nha

Các nhà nhập khẩu ôtô đề xuất áp dụng chung giảm 50% lệ phí trước bạ
