Phát sóng bộ phim tài liệu "Bác Hồ với điện ảnh" tối nay (13/3)
Truyền hình Bỉ giới thiệu phim tài liệu về chiến thắng 30/4 Sắp trình chiếu bộ phim tài liệu đặc biệt 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam |
Đây là bộ phim có ý nghĩa nhân kỷ niệm 70 năm thành lập Ngành Điện ảnh cách mạng Việt Nam, ngày Bác Hồ ký sắc lệnh số 147/SL thành lập Doanh nghiệp quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam (15/3.1953 – 15/3.2023).
Phim "Bác Hồ với điện ảnh" của đạo diễn NSƯT Trịnh Quang Tùng thực hiện từ kịch bản "Chủ tịch Hồ Chí Minh với Điện ảnh cách mạng Việt Nam" của đạo diễn, nhà biên kịch, NSƯT Nguyễn Sĩ Chung.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đạo diễn, quay phim, diễn viên... tại Xưởng phim Hà Nội - Hãng phim truyện Việt Nam năm 1963 |
Từ khi ra đời đến nay, Điện ảnh Cách mạng Việt Nam đã sản xuất nhiều bộ phim thời sự, tài liệu, phim truyện về chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, đây là tâm huyết, tình cảm của các thế hệ nghệ sỹ và cũng là trách nhiệm của ngành điện ảnh trong công tác tuyên truyền những tác phẩm nghệ thuật về chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh tới khán giả trong và ngoài nước. Những giá trị đó vẫn còn mãi và sẽ là niềm cảm hứng bất tận cho các nghệ sỹ sau này.
Đạo diễn Nguyễn Sĩ Chung cho biết, Bác Hồ am hiểu tường tận công việc của ngành nghệ thuật trẻ tuổi này và bao giờ cũng với một thái độ rộng rãi, yêu thương. Bác khích lệ, động viên. Ai đã được nghe Bác nhận xét về tác phẩm của mình hay tác phẩm của người khác, đều thấy phải làm gì hơn nữa cho nhân dân, cho quần chúng.
Theo đạo diễn Nguyễn Sĩ Chung, điều Bác quan tâm nhất là "nghệ thuật nói gì? Nói cho ai? Và nói như thế nào cho quần chúng hiểu, quần chúng thích. Xem một lần rồi còn muốn xem nữa". Nghệ thuật thuộc về quần chúng. Điện ảnh là một nghệ thuật mang tính quần chúng nhất. Một trong những lý do Bác quan tâm đặc biệt đến điện ảnh là vì lẽ đó.
Phim tài liệu "Bác Hồ với Điện ảnh" được dựng đan xen với những đoạn trong phim truyện “Hẹn gặp lại Sài Gòn” với nhân vật Nguyễn Tất Thành do NSND Tiến Hợi thể hiện. Hay trong nhiều bộ phim tài liệu “Một nét danh nhân”, “Bác Hồ ở Trung Quốc” đã thể hiện thời kỳ Bác sống, hoạt động, đào tạo cán bộ ở Trung Quốc. Những sự kiện đó đã được các nhà làm phim truyện cụ thể hóa bằng tình huống, nhân vật trong phim truyện “Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông”..