Sau sáp nhập, có cần ký lại hợp đồng mới với người lao động?
Nhiều điểm mới trong Bộ luật lao động về hợp đồng lao động Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động Những trường hợp nào không được hưởng trợ cấp thất nghiệp? |
Theo các quy định pháp luật hiện hành, khi cơ quan hoặc doanh nghiệp tiến hành sáp nhập, việc ký lại hợp đồng lao động mới với người lao động không bắt buộc. Cụ thể, Điều 43 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sáp nhập, không đề cập đến việc phải ký kết lại hợp đồng lao động mới.
Ngoài ra, khoản 2 và khoản 3 Điều 33 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định rằng việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động có thể được thực hiện thông qua việc ký kết phụ lục hợp đồng hoặc giao kết hợp đồng lao động mới nếu hai bên thỏa thuận được. Nếu không thỏa thuận được, các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.
Theo các luật sư, sau khi sáp nhập bộ máy hành chính, việc ký lại hợp đồng lao động mới với người lao động không bắt buộc. Tuy nhiên, nếu có thay đổi về nội dung công việc, vị trí hoặc các điều khoản khác, hai bên có thể thỏa thuận sửa đổi bằng cách ký phụ lục hợp đồng hoặc hợp đồng mới.
Luật sư Hoàng Trọng Giáp (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho biết, theo Điều 43 Bộ luật Lao động, không có quy định bắt buộc người sử dụng lao động phải ký kết lại hợp đồng mới với người lao động sau khi sáp nhập. Do đó, cơ quan mới sau sáp nhập không cần phải ký lại hợp đồng lao động với người lao động.
Luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn Luật sư Hà Nội) nhấn mạnh, đối với những người làm việc theo chế độ hợp đồng, sau khi sắp xếp lại bộ máy, các bên có thể ký lại hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng để phù hợp với nội dung công việc và chế độ quyền lợi của người lao động.
Người lao động hưởng lương từ ngân sách Nhà nước có thể là công chức, có thể là viên chức, có thể là người lao động hợp đồng. Địa vị pháp lý của họ phụ thuộc vào vị trí công tác, nhu cầu công việc đối với từng trường hợp cụ thể. Mối quan hệ này được thực hiện trên cơ sở Bộ luật lao động, luật công chức và luật viên chức.
![]() |
Theo các quy định pháp luật hiện hành, khi cơ quan hoặc doanh nghiệp tiến hành sáp nhập, việc ký lại hợp đồng lao động mới với người lao động không bắt buộc. Ảnh minh hoạ |
Những người không còn làm việc trong cơ quan nhà nước sẽ được hưởng chế độ hưu trí, cho thôi việc và được hưởng quyền lợi theo quy định pháp luật. Những người ở lại sẽ có những quyết định về điều động, bổ nhiệm, phân công.
Như vậy, việc ký lại hợp đồng lao động sau sáp nhập không bắt buộc, trừ khi có sự thay đổi về điều kiện làm việc hoặc các nội dung khác trong hợp đồng.
Tin mới cập nhật

Nở rộ trào lưu 'cà phê yêu nước' dịp 30/4

Du lịch Khánh Hòa nâng chất du lịch dịp cao điểm 30/4 – hè 2025

Du lịch TP. Hồ Chí Minh đón 'cơ hội vàng' dịp 30/4

Tuồng, chèo, cải lương hòa nhịp mừng Đại thắng mùa Xuân

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Tổ chức loạt sự kiện tôn vinh quyền tác giả nhân Ngày sở hữu trí tuệ thế giới 26/4

Khởi động cuộc thi Hoa hậu biển đảo Việt Nam 2025

Hà Tĩnh: Dự án chưa bàn giao, hàng loạt cây xanh đã bị chết

Bắc Giang dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP quý I/2025

Dẫn đầu khu vực nhờ giáo dục: Việt Nam đã sẵn sàng?
Tin khác

Kỹ năng sinh tồn khi xảy ra động đất

Các kênh đầu tư hiệu quả mà người trẻ nên biết

Hàn Quốc đẩy mạnh đầu tư vào TP. Hồ Chí Minh

Việt Nam đứng thứ mấy về chỉ số hạnh phúc?

Sẽ điều chỉnh lương tối thiểu sau sáp nhập tỉnh?

Infographic | Trường hợp được tăng lương hưu lần 3 từ 1/7/2025

Chi cục Hải quan Khu vực II được giao 1.625 biên chế

Cách tính hưởng chính sách nghỉ hưu sớm đối với công chức

Tiềm năng du lịch từ hiệu ứng MV 'Bắc Bling'

Infographic |Những trường hợp nghỉ hưu trước tuổi được hưởng lương ngay
Đọc nhiều

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 21/4: Cân nhắc giải ngân từng phần

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại

Nở rộ trào lưu 'cà phê yêu nước' dịp 30/4

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao
