Lao đao trước áp lực kép, ngành dệt may, da giày có về đích đúng hẹn?
![]() | Ngành dệt may-da giày ứng phó tình trạng sụt giảm đơn hàng |
Kim ngạch giảm sâu
Dệt may, da giày là hai ngành đứng trong top đầu về kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, tình hình xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn. Điều này được minh chứng qua con số xuất nhập khẩu của 2 ngành.
Với ngành dệt may, tháng 9/2022 xuất khẩu của ngành dệt may đã giảm rõ rệt, tới 11,7% so với tháng 8/2022, đạt 4 tỷ USD. Tại một số thị trường xuất khẩu lớn của ngành đã giảm ngay trong tháng 8/2022, như Mỹ giảm 3%, EU giảm 3,2% và tiếp tục đà suy giảm.
Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho hay, tình hình trong quý IV/2022 của ngành dệt may rất khó khăn, nhiều doanh nghiệp đang thiếu đơn hàng. Hiện chỉ những doanh nghiệp có khách hàng truyền thống đã có đơn hàng sản xuất đến hết năm, thậm chí cho đầu năm 2023 còn lại hầu hết đang loay hoay tìm nguồn cầu. Cùng đó, đơn giá sụt giảm, nhiều khách đặt hàng đưa ra mức giá chỉ đạt 50%, thậm chí 40% so với mức bình thường.
Ngành da giày cũng trong tình cảnh tương tự, tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 9/2022 đạt 2 tỷ USD, giảm 30% so với tháng 8/2022 (2,6 tỷ USD), bà Phan Thị Thanh Xuân - Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam - cho biết, điều này đã đúng với dự báo của hiệp hội 3 tháng trước đây.
Về tình hình đơn hàng, thông thường như mọi năm, thời điểm hiện tại doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng da giày sang những thị trường truyền thống đã ký đơn hàng đến hết quý II năm sau nhưng hiện nay, ngay cả khách hàng cũng chậm lại để đánh giá tình hình. Các đơn hàng được ký cầm chừng, thực hiện xong đơn trước mới ký đơn sau chứ không ký đơn hàng cho một thời gian dài.
Đơn giá của hàng hoá xuất khẩu cũng không tăng, nếu có chỉ tăng ở mức rất thấp, doanh nghiệp phải chứng minh được tại sao tăng và có sự cạnh tranh rất quyết liệt.
![]() |
Cùng với ngành dệt may, ngành da giày đang chịu áp lực kép trong xuất khẩu |
Bên cạnh tình trạng sụt giảm đơn hàng khiến kim ngạch xuất khẩu của 2 ngành giảm mạnh, biến động tỷ giá cũng được ghi nhận đang và sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp. Nhất là với doanh nghiệp nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất.
Khó nữa là chi phí đầu vào hiện tăng quá cao, như: Chi phí logistics, chi phí nhân công, cùng đó là khan hiếm lao động.
Về đích theo kịch bản nào?
Những biến động về địa chính trị, lạm phát tăng cao khiến nhu cầu tiêu dùng tại những thị trường lớn sụt giảm được xác định là nguyên nhân quan trọng khiến đơn hàng giảm mạnh, xuất khẩu của ngành dệt may, da giày gặp khó khăn. Dự kiến tình trạng này tiếp tục kéo dài sang quý I/2023.
Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, vẫn có khả năng sáng cho hai ngành về đích đúng mục tiêu. Với ngành dệt may, ông Trương Văn Cẩm- phân tích, 9 tháng xuất khẩu của ngành dệt may ước tăng 21%, đạt trên 35 tỷ USD, bình quân đạt 3,8-3,9 tỷ USD/tháng. Nếu thị trường vẫn duy trì trạng thái xấu như hiện nay, ngành dệt may cũng có thể xuất khẩu khoảng 3 tỷ USD/tháng. Như vậy đến cuối năm, ngành vẫn có thể đạt mục tiêu 43,5-44 tỷ USD, thậm chí nếu tình hình được cải thiện có thể đạt cao hơn chút.
Với ngành da giày, bà Phan Thị Thanh Xuân cũng - nhận định, 9 tháng, kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày đạt 21 tỷ USD – con số này cao hơn so với cả năm 2021. Như vậy có thể nói, những tháng cuối năm xuất khẩu chịu ảnh hưởng nhưng ngành vẫn có thể đạt được kế hoạch đề ra.
“Dự kiến kịch bản tốt đẹp nhất của xuất khẩu da giày năm 2022 là 23-25 tỷ USD. Trong khi 9 tháng đã đạt 21 tỷ USD, còn 3 tháng nữa khả năng đặt ra là sẽ đạt được, mặc dù có sự sụt giảm của quý IV/2022”, bà Phan Thị Thanh Xuân cho hay.
Dù vậy, với những khó khăn hiện tại, các chuyên gia khuyến cáo, doanh nghiệp theo dõi sát tình hình, lựa chọn đơn hàng phù hợp, duy trì sản xuất, đảm bảo việc làm cho người lao động trong thời gian trước mắt. Không nên quá lo lắng ký đơn hàng dài hạn với giá thấp.
Trong điều kiện hiện nay, có nhiều giải pháp doanh nghiệp có thể áp dụng, như: Cho người lao động nghỉ phép, giảm giờ làm thêm, đào tạo người lao động. Doanh nghiệp tận dụng thời gian triển khai các chương trình theo yêu cầu của các thị trường xuất khẩu như xanh hoá, số hoá- đây là xu hướng tất yếu, khi có thời gian nên sớm thực hiện. Liên kết với nhau để chia sẻ đơn hàng và giữ chân khách hàng. Đối thoại với đối tác để chia sẻ khó khăn, xây dựng mối quan hệ lâu dài, tin cậy.
Mặt khác, doanh nghiệp cần đa dạng hoá nguồn cung nguyên liệu nhất là nguồn cung trong nước; tìm kiếm thêm khách hàng để không bị lệ thuộc vào một vài khách hàng truyền thống tránh rủi ro họ có thể rời đi. Đồng thời, đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao kỹ năng quản lý để tiết giảm chi phí, tăng khả năng hội nhập.
Tin mới cập nhật

Gỡ vướng cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ

Giá xuất khẩu tiêu đen của Việt Nam đạt gần 6.500 USD/tấn

Infographic| Xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 162 tỷ USD

Vì sao xuất khẩu rau quả đang ‘gặp khó’?

10 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực của Việt Nam

Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất tại Đức

Kênh bán lẻ hiện đại: Đầu ra bền vững cho rau quả

2 tháng đầu năm, xuất khẩu phân bón của Việt Nam giảm nhẹ

Việt Nam nhập khẩu hơn 74 nghìn tấn thịt trong tháng 1/2025

Thông tin mới về thủ tục cấp giấy chứng nhận thực phẩm xuất khẩu
Tin khác

Xuất khẩu 400.000 tấn sắn trong tháng hai năm 2025

Hồng Kông (Trung Quốc) chiếm 69,4% xuất khẩu thịt của Việt Nam

Việt Nam thu về 425 triệu USD từ xuất khẩu hạt điều

Tháng 1/2025, xuất khẩu cua của Việt Nam đạt 19 triệu USD

Xuất khẩu tôm tăng 30,8% so với cùng kỳ

Tháng 1/2025, xuất khẩu tiêu đen của Việt Nam đạt 7.600 tấn

Giá cà phê xuất khẩu tăng phi mã, đạt hơn 5.500 USD/tấn

Nhập khẩu hạt điều của Việt Nam từ Tanzania tăng mạnh

Hồ tiêu hướng tới giá trị xuất khẩu 1,5 tỷ USD

Giá cà phê biến động: Doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó sao?
Đọc nhiều

'Loạn cung – cầu' vật liệu xây dựng tại Thanh Hóa

Quýt sim: Đặc sản vùng cao xuống phố, giá rẻ bất ngờ

Bánh trôi bánh chay độc đáo, chị em 'săn' lễ Tết Hàn thực

Infographic | Dự thi tốt nghiệp THPT 2025, thí sinh cần chuẩn bị gì?

“Ngày sở hữu nhà quốc gia”: Tiếp cận thị trường nhà ở

Hội chị em ‘săn lùng’ trái nhót đầu mùa

Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung

Kỹ năng sinh tồn khi xảy ra động đất

Thanh khoản trái phiếu bùng nổ, khối ngoại mua ròng kỷ lục
