Thị trường chứng khoán:
Kênh hút vốn tiềm năng
Tăng trưởng ổn định
Báo cáo mới nhất của Ủy Ban chứng khoán Nhà nước cho thấy, tính đến 31/01/2019, thị trường có 755 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ (CCQ) niêm yết trên 2 SGDCK và 804 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM với tổng giá trị niêm yết, đăng ký giao dịch đạt hơn 1.235 nghìn tỷ đồng, tăng 26% so với cuối năm 2017. TTCK tiếp tục giữ mức tăng trưởng ổn định cả về quy mô và thanh khoản. Trên thị trường cổ phiếu, quy mô vốn hóa năm 2018 tăng 12,7% so với năm 2017, vượt chỉ tiêu Chính phủ đề ra đến năm 2020.
Bên cạnh đó, nếu như cách đây 5 năm, TTCK Việt Nam chỉ có 1 DN có mức vốn hóa 1 tỷ USD thì đến thời điểm ngày 29/1/2019, đã có khoảng 32 DN có mức vốn hóa từ 1 tỷ USD trở lên niêm yết trên 2 SGDCK. Tiêu biểu trong số đó là Tập đoàn Vingroup với mức vốn hóa khoảng 14,3 tỷ USD, Vinamilk với mức vốn hóa tương đương 10,2 tỷ USD, Vietcombank có mức vốn hóa hơn 9 tỷ USD... Với quy mô vốn hóa như hiện tại, TTCK Việt Nam đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, hỗ trợ thị trường tiền tệ, giảm áp lực vốn đối với hệ thống các ngân hàng.
![]() |
Thị trường chứng khoán Việt Nam được hỗ trợ mạnh mẽ nhờ tăng trưởng kinh tế ổn định |
Trong bối cảnh phát triển hiện nay, cùng với xu hướng giảm chung của TTCK toàn cầu, chỉ số chứng khoán Việt Nam năm 2018 lần đầu tiên giảm điểm sau 5 năm tăng trưởng liên tiếp song mức giảm điểm của TTCK Việt Nam vẫn khiêm tốn so với nhiều thị trường trên thế giới và khu vực. Tính đến cuối năm 2018, chỉ số VN-Index đạt 892,54 điểm, giảm 9,3% so với cuối năm 2017; chỉ số HNX-Index đạt 104,23 điểm, giảm 10,8% so với cuối năm 2017. Trong khi đó, một số TTCK trên thế giới có mức giảm điểm tương đối lớn như: Trung Quốc giảm 24,6%, Đức giảm 18,3%, Hàn Quốc giảm 17,3%, Anh giảm 12,5%, Nhật Bản giảm 12,1%.
Bước sang những tháng đầu năm 2019 VN-Index khởi đầu tháng 2/2019 ở mức 908 điểm, và hiện tại giao động quanh mức 988 điểm, tức tăng tới hơn 80 điểm - một khởi đầu tích cực hơn trong năm 2019 sau thời gian dài điều chỉnh trước đó. Nhìn lại diễn biến thị trường chứng khoán trong những tháng đầu năm có thể thấy, khối ngoại bắt đầu mua ròng mạnh trở lại từ tháng 1/2019 kéo sang nhiều phiên trong tháng 2/2019, giúp tâm lý nhà đầu tư dần ổn định, tạo lực đỡ thị trường thoát khỏi chuỗi điều chỉnh 4 tháng liên tiếp trước đó để quay trở lại xu hướng tăng.
Triển vọng lớn trong năm 2019
So với các thị trường trong nhóm mới nổi, TTCK Việt Nam được nhìn nhận có nhiều lợi thế hơn nhờ nền tảng kinh tế vĩ mô tăng trưởng ổn định, cơ hội tăng trưởng xuất khẩu, thu hút đầu tư từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA). Điển hình như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), và đặc biệt TTCK đang trong quá trình thực hiện nâng hạng thị trường.
Theo ông Lê Hải Trà - Phụ trách HĐQT SGDCK TP. Hồ Chí Minh - cho biết: Trong năm nay, dù còn nhiều thách thức song vẫn tin tưởng TTCK Việt Nam sẽ được nâng hạng lên thị trường mới nổi. Trước đó vào cuối tháng 9/2018, FTSE Russell - một trong những tổ chức cung cấp chỉ số uy tín toàn cầu - đã chính thức đưa TTCK Việt Nam vào danh sách xem xét để nâng hạng từ thị trường cận biên thành thị trường mới nổi. Theo đó, thị trường Việt Nam đã đáp ứng được các tiêu chí xếp hạng của FTSE Russell đối với thị trường mới nổi thứ cấp, bao gồm: Môi trường pháp lý, hạ tầng và chất lượng thị trường, hệ thống lưu ký và thanh toán bù trừ.
Để được chính thức nâng hạng, TTCK Việt Nam sẽ cần tiếp tục duy trì và cải thiện tốt hơn các tiêu chí được đề ra và thời gian tối thiểu xem xét là một năm. Nếu được FTSE Russell nâng hạng, vị thế của TTCK nói riêng và thị trường tài chính Việt Nam sẽ được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Đồng thời, tác động tích cực lên khả năng thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, cũng như cải thiện thanh khoản của thị trường, chất lượng của DN niêm yết.
Song vẫn còn rất nhiều việc phải làm để TTCK Việt được chính thức nâng hạng. Ví dụ như: Chuẩn mực công bố thông tin, chuẩn mực kế toán hay việc giới hạn tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài cần chỉnh sửa bổ sung thêm. Hoặc tính thanh khoản của thị trường cần ở mức cao như năm vừa qua và được duy trì đều đặn. Bởi các tổ chức đánh giá luôn xem xét đến yếu tố phát triển bền vững của thị trường trong dài hạn.
Trong mục tiêu dài hạn để đáp ứng yêu cầu huy động vốn cho nền kinh tế, đặc biệt là vốn trung và dài hạn, TTCK sẽ tập trung vào các giải pháp phát triển thị trường, tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý, trọng tâm xây dựng Luật Chứng khoán sửa đổi; đẩy mạnh công tác cổ phần hóa, thoái vốn của các DN nhà nước gắn với việc niêm yết và đăng ký giao dịch. Tiếp tục chú trọng vào việc xây dựng và vận hành các sản phẩm mới trên thị trường, sản phẩm Chứng quyền có bảo đảm, sản phẩm hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ; hoàn thiện và phát triển thị trường trái phiếu... Nâng cao năng lực cho hệ thống các tổ chức trung gian thị trường, tái cấu trúc tổ chức thị trường, cơ sở hạ tầng, công nghệ; tăng cường công tác quản lý, giám sát hoạt động thị trường, thực hiện thanh kiểm tra, xử phạt nghiêm theo quy định tạo sự phát triển bền vững cho thị trường...
Tin mới cập nhật

Hơn 194.023 tài khoản chứng khoán mới, cao nhất trong 8 tháng

Chứng khoán bứt phá nhờ hệ thống KRX đi vào vận hành

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Ngân hàng giữ vai trò chủ lực trên thị trường trái phiếu

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Tín dụng ngân hàng tiếp sức thị trường trái phiếu

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt
Tin khác

Thị trường chứng khoán kỳ vọng phục hồi mạnh trong tháng 5

Trái phiếu công chúng tăng vọt, ngân hàng chiếm thế áp đảo

Nhận định chứng khoán 29/4: Cân nhắc nắm giữ cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 28/4: Giải ngân thăm dò cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Trái phiếu doanh nghiệp đối mặt áp lực đáo hạn tăng

Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại

Cho vay chứng khoán quý I tăng mạnh, lập kỷ lục mới

Nhận định chứng khoán 21/4: Cân nhắc giải ngân từng phần
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh
