Hà Nội: Chỉ số sản xuất công nghiệp giảm do trùng kỳ nghỉ Tết
Hà Nội thúc đẩy cung - cầu bền vững chuỗi ngành chế biến nông sản Hà Nội: Tăng giải pháp, hiện thực hoá mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ Hà Nội đảm bảo cấp điện trong dịp Tết Nguyên đán 2025 |
Công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 16,7%
Theo Cục Thống kê Hà Nội, nguyên nhân chủ yếu do tháng 12/2024 là thời điểm các doanh nghiệp tập trung sản xuất với công suất lớn, để kịp hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng cao trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
![]() |
Sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty TNHH Katolec Việt Nam (Khu công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh). Ảnh: Nhật Nam |
Thêm một nguyên nhân cũng được Cục Thống kê Hà Nội chỉ ra, trong tháng 1/2025 trùng với Tết Nguyên đán, người lao động được nghỉ 9 ngày nên số ngày làm việc ít hơn tháng 12/2024 và tháng 1/2024.
Với nguyên nhân khách quan trên khiến ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 16,7% so với tháng liền trước và giảm 9,8% so với cùng kỳ năm 2024. Tương ứng, sản xuất và phân phối điện giảm 1,7% và tăng 5,7%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 6,9% và tăng 1,2%; công nghiệp khai khoáng giảm 11,1% và giảm 12,8%.
Trong tháng này, thành phố Hà Nội đã cấp giấy chứng nhận cho 2.045 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 24,3% so với cùng kỳ năm 2024; vốn đăng ký 13,8 nghìn tỷ đồng, giảm 53,4%.
Đáng chú ý có 3.637 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 44% so với cùng kỳ nhưng cũng có 12,7 nghìn doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 21,4%.
Ngoài ra, cơ quan chức năng đã làm thủ tục giải thể cho 533 doanh nghiệp, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng được duy trì 100%, bảo đảm chất lượng và đúng hạn.
Tập trung hiện thực hoá các mục tiêu
Theo Cục Thống kê TP. Hà Nội, để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội TP giai đoạn 2021 - 2025, đòi hỏi các cấp, các ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; của Thành ủy, HĐND, UBND TP. Hà Nội về thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Đồng thời tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm như: Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách có tính đột phá, hiệu quả, khả thi để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế; tăng cường công tác quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, phát triển đô thị…
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân tối đa nguồn vốn đầu tư công, huy động tốt nguồn vốn tư nhân cho đầu tư phát triển. Tập trung đảm bảo chất lượng và tiến độ xây dựng các dự án lớn, công trình trọng điểm có tính đột phá và giá trị lan tỏa cao, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, tạo thêm năng lực sản xuất mới cho nền kinh tế.
Trên cơ sở đó tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tăng cường cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến. Củng cố, nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
Bên cạnh đó, tập trung rà soát để kịp thời tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho doanh nghiệp thông qua các chính sách ưu đãi về tín dụng, giảm thuế, phí đất đai, xúc tiến thương mại. Đẩy nhanh tiến độ mở rộng hạ tầng khu công nghiệp. Thu hút đầu tư đối với các dự án mới có quy mô lớn, công nghệ cao, tạo nhân tố mới tiềm năng để sản xuất công nghiệp của thành phố tăng trưởng đột phá.
Đối với các doanh nghiệp cần tăng cường gắn kết lưu thông với sản xuất, đẩy mạnh liên kết chuỗi nhằm kết nối cung cầu, mở rộng việc tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử; đảm bảo phân phối sản phẩm hàng hóa gắn với quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm; thúc đẩy mạnh mẽ mô hình chuỗi liên kết phát triển nông nghiệp gắn với công nghiệp và xuất khẩu...
Năm 2024, GRDP của Hà Nội tăng 6,52% vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn vượt 24,7% dự toán và tăng 23,8% so với năm trước. Khu vực dịch vụ phục hồi tích cực, cung ứng hàng hóa đảm bảo, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng cao; chỉ số giá tiêu dùng được kiểm soát; Sản xuất công nghiệp nhanh chóng vượt qua khó khăn, giữ vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. |
Tin mới cập nhật

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

E29 giải trình việc cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo

Việt Nam đứng thứ 6 về số người giàu khu vực

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,9%

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

HHV hưởng lợi từ làn sóng giải ngân vốn đầu tư công?

Bắc Giang: Mở rộng thị trường tiêu thụ vải thiều sớm

Gần 600 ô tô bị phạt nguội ở Hà Nội tháng 3

Quảng Nam: Quế Trà My vào vụ chính, giá bán ổn định

Bắc Giang thông qua đồ án quy hoạch 2 khu công nghiệp
Tin khác

Cổ phiếu ICC bị đưa vào diện cảnh báo trên hệ thống giao dịch UPCoM

Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung

'Loạn cung – cầu' vật liệu xây dựng tại Thanh Hóa

Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập tỉnh thế nào?

Ô nhiễm không khí báo động, kinh tế phải xanh hóa

Infographic | Xuất nhập khẩu hàng hóa kỳ 1 tháng 3/2025

'Lối đi riêng' của tỉnh top 10 thu hút vốn FDI lớn

Infographic | Những tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất nước

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành trung tâm năng lượng quốc gia

Ngành, nghề nào được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp?
Đọc nhiều

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Nhận định chứng khoán 21/4: Cân nhắc giải ngân từng phần

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại

Nở rộ trào lưu 'cà phê yêu nước' dịp 30/4

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao
