Định hướng mới cho quản lý cụm công nghiệp
![]() |
Nhiều bất cập
Cả nước có trên 600 CCN hình thành trước khi Quy chế quản lý CCN được ban hành theo Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Việc hình thành, đầu tư xây dựng các CCN này không theo quy trình chặt chẽ, hầu hết không có quyết định thành lập và hồ sơ pháp lý theo dõi.
Tại nhiều địa phương, CCN phát triển một cách tự phát, gần như các huyện đều có hoặc có chủ trương hình thành CCN. Thực tế này khiến nhiều tỉnh, thành phố phải điều chỉnh lại quy hoạch CCN. Thanh Hóa là một ví dụ, trước thời điểm Quyết định 105 được ban hành, tỉnh đã quy hoạch tới 100 CCN, hầu hết có quy mô nhỏ lẻ. Sau 2 lần thực hiện rà soát, tỉnh phải chuyển đổi, đưa ra khỏi quy hoạch 47 cụm.
Cùng với tình trạng phát triển “nóng” về số lượng, việc đầu tư phát triển CCN gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là thu hút đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật CCN tại các địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, các cụm phục vụ di dời, giải quyết ô nhiễm môi trường làng nghề. Nguyên nhân là suất đầu tư quá lớn trong khi khả năng thu hồi vốn chậm, thủ tục phức tạp, chính sách hỗ trợ chưa đủ sức hấp dẫn.
Trước thực trạng trên, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt thực hiện Chương trình mục tiêu đầu tư hạ tầng khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp, CCN, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg. Trong đó có cơ chế ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN.
Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện, cơ chế này dần bộc lộ hạn chế. Cụ thể, chỉ có 41 địa phương thuộc đối tượng được hỗ trợ, mỗi địa phương 1 cụm với mức không quá 50 tỷ đồng. Trong khi đó, các địa phương có nhiều CCN phục vụ di dời, giải quyết ô nhiễm môi trường… cũng rất cần sự hỗ trợ đầu tư, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật chung, nhất là công trình xử lý nước thải. Hơn nữa, cơ chế này chỉ quy định chung về nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN mà không được quản lý chặt chẽ trong một chương trình cụ thể, do một cơ quan đầu mối quản lý chịu trách nhiệm theo dõi, tổ chức thực hiện.
Mặt khác, theo Quy chế quản lý CCN, Sở Công Thương là cơ quan đầu mối tham mưu giúp ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước đối với CCN, ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với CCN trên địa bàn. Tuy nhiên, quy chế không phân định rõ trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhằm tạo thuận lợi trong việc giải quyết các thủ tục hành chính đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, sản xuất kinh doanh trong CCN. Trong khi để triển khai dự án đầu tư, các doanh nghiệp phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính, liên hệ với nhiều cơ quan quản lý khác nhau.
Đối tượng đầu tư sản xuất kinh doanh trong CCN cũng hầu hết là doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở sản xuất nhỏ, chất lượng nguồn nhân lực, trình độ quản lý yếu nên việc giải quyết các thủ tục hành chính tại các sở, ngành cấp tỉnh gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, nhiều địa phương, doanh nghiệp đã kiến nghị giao ủy ban nhân dân cấp huyện làm đầu mối tiếp nhận, giải quyết hoặc trình cơ quan có thẩm quyền giải quyết các thủ tục triển khai dự án đầu tư vào trong CCN.
Định hướng mới
Để khắc phục những bất cập trên, đồng thời tăng sức hút cho đầu tư phát triển hạ tầng CCN, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt ban hành Nghị định số 68/2017/NĐ-CP về quản lý, phát triển CCN. Văn bản này có những định hướng rất cụ thể về công tác quản lý, đặc biệt đặt ra cơ chế hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
Theo đó, dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật CCN được miễn tiền thuê đất 15 năm; được xem xét vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước với mức không quá 70% tổng mức đầu tư và hưởng các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật; được xem xét đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Với dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong CCN được miễn tiền thuê đất 7 năm và hưởng các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.
Với các CCN làng nghề, dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm được miễn tiền thuê đất 11 năm và được xem xét vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước với mức không quá 70% tổng mức đầu tư. Dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm được miễn tiền thuê đất 15 năm và được xem xét vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước với mức không quá 70% tổng mức đầu tư.
Ngoài ra, nghị định cũng nêu rõ nội dung, quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước với các CCN. Theo đó, Bộ Công Thương là cơ quan quản lý nhà nước về CCN trên phạm vi cả nước, có quyền hạn, trách nhiệm: Chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN giai đoạn sau năm 2020 do ngân sách trung ương bảo đảm; xây dựng phương án ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN hàng năm và 5 năm; thanh tra, kiểm tra, đánh giá định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện quy hoạch, chính sách, pháp luật, hiệu quả hoạt động của CCN; xử lý kiến nghị của các địa phương về CCN, báo cáo Thủ tướng Chính phủ….
Được biết, ngay sau khi Nghị định về quản lý, phát triển CCN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Công Thương đã giao các đơn vị chức năng nhanh chóng xây dựng thông tư hướng dẫn nhằm sớm ứng dụng vào thực tiễn.
Tin mới cập nhật

Vietnam AutoExpo 2025: Cơ hội vàng cho doanh nghiệp

Sản xuất thép vào guồng, thị trường nội địa khởi sắc nhờ đầu tư công

Vì sao sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng mạnh?

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng tiêu thụ, giảm tồn kho

Đà Nẵng: Sắp khớp nối giao thông Cụm công nghiệp Cẩm Lệ

Đẩy nhanh tiến độ hai trung tâm phát triển công nghiệp

Đường dây 500kV Lào Cai-Vĩnh Yên: Quyết tâm đưa công trình về đích đúng tiến độ

Yên Bái: Sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng cao

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế về Công nghệ và Thiết bị điện

Đồng Nai: Tháng 1, thu hút đầu tư hơn 600 triệu USD
Tin khác

Yên Bái: Chấp thuận chủ trương đầu tư 3 dự án lớn

Sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng tốc ngay đầu năm

Infographic|Mục tiêu nội địa hóa ngành công nghiệp ô tô những năm tới

Đà Nẵng: Sôi nổi sản xuất ngày đầu năm mới Ất Tỵ

Cơ hội tạo đột phá tăng trưởng công nghiệp trong năm 2025

Longform: Vị 'thuyền trưởng' giữ 'trái tim' ngành cơ khí Việt Nam

Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam

Tăng tỷ trọng công nghiệp để kinh tế Đà Nẵng bền vững

Sản xuất công nghiệp tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng

Trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn cấp khu vực
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Chanh leo độc lạ 'chiếm sóng' thị trường, giá cao vẫn hút khách

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp
