Điện thoại và linh kiện giữ ngôi “quán quân” xuất khẩu
Tăng trưởng mạnh bất chấp dịch Covid-19
Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), năm 2021 kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện ước đạt trị giá 51 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, cả năm 2021, xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện đạt 57,54 tỷ USD, tăng 12,4% so với năm 2020. Trong đó, xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang thị trường Trung Quốc đạt 15,18 tỷ USD, tăng 23%; sang thị trường Mỹ đạt trị giá 9,69 tỷ USD, tăng 10,3%; sang EU (27 nước) đạt 7,89 tỷ USD, giảm 9,1%... so với năm trước.
![]() |
Điện thoại và linh kiện- mặt hàng xuất khẩu chủ lực |
Samsung vẫn là tập đoàn sản xuất điện tử, điện thoại lớn nhất tại Việt Nam. Mặc dù trong năm 2021, ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 đến kinh tế thế giới và Việt Nam, trong đó có ngành điện tử nhưng hoạt động của ngành sản xuất điện tử, điện thoại của Việt Nam vẫn giữ được sự ổn định. Điều này đã đưa kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng. Cụ thể, doanh thu của Samsung Việt Nam đạt 74,2 tỷ USD tăng 14% so với với năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 65,5 tỷ USD tăng 16% so với năm 2020.
Hiện nay, Samsung đang xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển mới tại Hà Nội, với quy mô đầu tư lên tới 220 triệu USD, nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển trung và dài hạn. Trung tâm R&D mới dự kiến sẽ khánh thành vào cuối năm 2022 và sẽ tập trung nghiên cứu những xu hướng công nghệ mới của thế giới như AI, Big Data, IoT...
Bộ Công Thương nhìn nhận, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp nhưng mảng điện thoại và linh kiện trong năm qua tiếp tục thể hiện là điểm sáng nhất trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Hoạt động sản xuất kinh doanh ngành điện tử nhìn chung duy trì được tốc độ ổn định và tăng trưởng khá trong giai đoạn vừa qua, đặc biệt là các sản phẩm điện - điện tử tiêu dùng như ti vi, máy giặt, điều hòa, tủ lạnh, điện thoại di động. “Việt Nam nằm trong số các thị trường xuất khẩu điện tử lớn nhất thế giới (đứng thứ 6, sau Trung Quốc, Hongkong, Đài Loan, Mỹ, Hàn Quốc), trong đó chiếm tỷ lệ lớn là sản phẩm điện thoại di động xuất khẩu của Samsung”- Bộ Công Thương nhấn mạnh.
Tiếp tục khai thác tốt các thị trường xuất khẩu tiềm năng
Đánh giá về xuất khẩu điện thoại và linh kiện, TS. Lê Huy Khôi - Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương (Bộ Công Thương) dự báo, năm 2022, xuất khẩu nói chung và xuất khẩu điện thoại và linh kiện sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh khi kinh tế thế giới phục hồi. Hiện nay, xuất khẩu của Việt Nam chịu ảnh hưởng của GDP thế giới, ước tính nếu GDP thế giới tăng 1% thì xuất khẩu của Việt Nam tăng khoảng 5%. Do vậy nếu GDP các nền kinh tế lớn tăng trưởng trung bình 4% trong năm sau thì xuất khẩu của Việt Nam cũng có thể dễ dàng đạt được khoảng 16-20%.
Về mục tiêu năm 2022, Bộ Công Thương cho rằng, đối với ngành điện tử trong đó có xuất khẩu điện thoại và linh kiện cần thúc đẩy phát triển thị trường ngoài nước, tận dụng tốt cơ hội do các Hiệp định FTAs mang lại; thực hiện hiệu quả phòng vệ thương mại và ứng phó một cách chủ động, có hiệu quả với các xu thế bảo hộ và hàng rào kỹ thuật ở các thị trường trên thế giới. Bên canh đó, tiếp tục hỗ trợ hoạt động lắp ráp của Samsung tại Việt Nam; phối hợp với Samsung xây dựng hệ thống nhà cung ứng nội địa cung cấp cho hoạt động lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh.
Bộ Công Thương chỉ ra, nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam đã khai thác tốt các thị trường truyền thống và tìm kiếm, phát triển các thị trường mới. Việt Nam xuất khẩu sản phẩm máy tính, linh kiện điện tử đến trên 100 thị trường trên thế giới. “Xuất khẩu nhóm hàng sản phẩm máy tính, linh kiện điện tử chủ yếu sang các thị trường Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc và đang xuất khẩu mạnh sang thị trường EU gồm Hà Lan, Đức, Cộng hòa Séc, Ba Lan, Phần Lan...”- Bộ Công Thương cho biết.
Đáng chú ý, xuất khẩu điện thoại và linh kiện tăng mạnh các nước thành viên khác có tiềm năng của EU như: Hungary, Ba Lan, Cộng hoà Séc và Slovakia. Đặc biệt, tập trung và tạo bước đột phá mở rộng thị trường xuất khẩu mới, có tiềm năng tại các khu vực châu Phi, Mỹ Latinh, Trung Đông và Ấn Độ…
Theo các chuyên gia kinh tế, xuất khẩu điện thoại và linh kiện Việt Nam vẫn giữ được sự ổn định và tăng trưởng tốt. Đây là những tín hiệu đáng mừng, dự báo một năm tăng trưởng mạnh mẽ của ngành điện tử và đem lại nhiều đóng góp lớn cho quá trình khôi phục và đạt mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2022.
Tin mới cập nhật

Vietnam AutoExpo 2025: Cơ hội vàng cho doanh nghiệp

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế về Công nghệ và Thiết bị điện

Triển lãm quốc tế lần thứ 18 Vietnam AutoExpo 2025

Liên kết tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Cần tăng mức độ liên kết

Ưu tiên xây dựng các khu công nghiệp hỗ trợ ngành da giày

Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử: Cần chú trọng tới sản phẩm cốt lõi, tạo sức đột phá

Thanh Hoá: Phát triển công nghiệp hỗ trợ thân thiện môi trường

Ninh Bình: Phát triển công nghiệp hỗ trợ là trụ cột

Hậu Giang: Ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ
Tin khác

Quảng Ngãi: Công nghiệp hỗ trợ tập trung vào 5 lĩnh vực trọng tâm

Doanh nghiệp cơ khí: Tìm cách tiến sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu

Hà Nội: Tăng giải pháp, hiện thực hoá mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ

Quảng Nam: Liên kết sản xuất giữa công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp cơ khí

Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử hướng đến chuyển đổi xanh

Bình Dương: Tăng sức hút đầu tư, ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ

Hội tụ nhiều tập đoàn công nghệ lớn: Cơ hội nào cho công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử?

Giải pháp nào giúp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng?

HanoiTex và HanoiFabric 2024: Đem đến công nghệ mới nhất cho ngành dệt may
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam
