Chuyên gia kinh tế, TS Võ Trí Thành gợi ý hướng giảm giá xăng dầu

Chuyên gia kinh tế, TS Võ Trí Thành gợi ý hướng giảm giá xăng dầu và hỗ trợ an sinh trong buổi trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Công Thương.

Ba mặt được trong điều hành thị trường xăng dầu thời gian qua

Thưa chuyên gia, thời gian qua, giá xăng dầu thế giới đã tăng rất cao. Ông đánh giá gì về những nỗ lực của liên bộ Công Thương – Tài chính trong việc điều hành và giữ giá xăng dầu không tăng quá mạnh như mức tăng của giá thế giới?

Chuyên gia kinh tế, TS Võ Trí Thành gợi ý hướng giảm giá xăng dầu và hỗ trợ an sinh

Đây không phải lần đầu giá xăng dầu tăng cao nhưng đây là một lần hiếm, biên độ thay đổi mạnh và nhanh. Xăng dầu giữ vai trò thiết yếu trong đời sống sinh hoạt của người dân cũng như trong duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần bảo đảm khả năng canh tranh doanh nghiệp. Không phải ngẫu nhiên mà mỗi khi giá xăng dầu biến động, các cơ quan quản lý nhà nước lại bận tâm với sự biến động đó sẽ làm thay đổi lạm phát thế nào, có thể làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh và giảm tăng trưởng bao nhiêu.

Trong bối cảnh hiện nay, áp lực lạm phát là rất cao, cả thế giới đều vậy và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Để hạn chế được tác động tiêu cực của việc leo thang giá cả cũng như giá xăng dầu, bao giờ cũng vậy phải có những can thiệp điều chỉnh dưới góc độ chính sách để kiềm chế giá xăng dầu cũng như lạm phát leo thang. Cũng cần chú ý là giá cả leo thang hiện nay không hoàn toàn gắn với yếu tố tiền tệ. Nói như vậy để thấy rằng bên cạnh điều hành chính sách tài khoá – tiền tệ hợp lý để hạn chế đà tăng giá, việc sử dụng chính sách, công cụ khác cũng là đòi hỏi cần thiết.

Chuyên gia kinh tế, TS Võ Trí Thành
Chuyên gia kinh tế, TS Võ Trí Thành

Có thể nói là vừa qua diễn biến giá xăng dầu quá nhanh đã có những cái ảnh hưởng đến tâm lý người dân và doanh nghiệp, đến thị trường. Trong bối cảnh đó, phản ứng của Chính phủ, của liên bộ Bộ Công Thương – Tài chính khá là kịp thời và quyết liệt. Cùng đó, Bộ Công Thương cũng đã có những giải trình rõ ràng, đặc biệt là tại các phiên họp của Quốc hội.

Trước hết, đó là cố gắng, nỗ lực để nguồn cung không bị gián đoạn trong bối cảnh dự trữ xăng dầu của Việt Nam khá là mỏng, chưa nói đến dự trữ chiến lược mà cả dự trữ để phân phối, đặc biệt là xét đến việc nguồn cung từ Nghi Sơn có lúc bị đứt gãy.

Thứ hai là đã có những tính toán để giảm đà tăng giá xăng dầu, rõ nhất là giảm 50% thuế bảo vệ môi trường, và đi vào thực thi chính sách này khá nhanh.

Thứ ba là việc cung cấp thông tin trên báo chí, cung cấp thông tin cho thị trường cùng giải trình rõ ràng. Hơn nữa, còn tính đến những kịch bản khác cùng khả năng dùng các công cụ khác nếu giá xăng dầu tiếp tục leo thang.

Nhờ vậy tốc độ tăng giá xăng dầu của Việt Nam vừa qua thấp hơn tốc độ tăng giá của thế giới. Một kết quả đáng khích lệ nữa là việc tiếp cận xăng dầu trong nước cơ bản không còn khó khăn, bị gián đoạn.

Các giải pháp điều hành cần uyển chuyển, linh hoạt

Hiện nay có 2 công cụ để điều hành và tránh xăng dầu tăng quá cao là quỹ bình ổn giá và thuế, phí. Theo báo cáo của DN, quỹ bình ổn hiện đã âm. Trong khi mặt hàng xăng dầu là mặt hàng thiết yếu, có vai trò quan trọng với đời sống người dân, việc điều hành giá xăng dầu là trách nhiệm của rất nhiều Bộ ngành. Vậy chuyên gia đánh giá gì về dư địa thuế phí để kiểm soát giá xăng dầu? Nhất là mới đây xuất hiện câu chuyện giá xăng Malaysia đang ở mức 13.000 đồng/lít, nhờ được Chính phủ trợ giá, và cũng chỉ trợ giá cho người dân bản địa. Đối với thực tế tại Việt Nam, ông bình luận gì về việc trợ giá này?

Những nơi có giá xăng dầu rẻ so với bối cảnh chung như câu chuyện tại Malaysia mới đây 13.000đ/lít là được Nhà nước trợ cấp, trợ giá mạnh mẽ. Đó thường là trường hợp các nước sản xuất xăng dầu lớn, có nguồn cung dồi dào và xuất khẩu ròng xăng dầu lớn và/hoặc nguồn lực ngân sách lớn.

Thực tế hiện nay cơ cấu các loại thuế phí trong giá xăng dầu ở Việt Nam thấp hơn mức trung bình nhiều nước, ở mức khoảng 42-43% trong khi nhiều nước là 50-60%. Cần chú ý rằng trước đây một nước gần Việt Nam là Indonesia, nước sản xuất dầu lớn, cũng đã từng có duy trì giá xăng dầu rất thấp. Những cách đó khó bền vững, và Indonesia không lâu sau đó phải “thả” giá xăng dầu vì ngân sách không kham nổi (nhưng vẫn có chính sách trợ cấp giá xăng dầu cho người nghèo). Còn với trường hợp Malaysia, tôi cho rằng có lẽ cũng chỉ trong khoảng thời gian ngắn.

Trong bối cảnh hiện nay cần đặt ra ba vấn đề cho Việt Nam. Thứ nhất Việt Nam có cần sử dụng tiếp các công cụ khác ngoài thuế môi trường để hạ nhiệt giá xăng dầu hay không. Được biết Bộ Công Thương và Bộ Tài chính cũng từng tính đến các kịch bản giảm một số loại thuế phí liên quan đến xăng dầu.

Hai là nếu cần thì ở giảm các loại thuế phí ở mức độ như thế nào. Ba là, mặc dù giá xăng dầu có phần hạ nhiệt nhưng vẫn có thể là cao với nhóm người yếu thế, vậy có cần có chính sách hỗ trợ họ hay không?

Trong tình hình thế giới bất định hiện nay, nguy cơ giá xăng dầu neo ở mức cao, tiếp tục tăng vẫn còn. Áp lực lạm phát của Việt Nam còn lớn. Qua trao đổi tiếp xúc với nhiều hiệp hội, doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp có chi phí xăng dầu cao cho thấy nổi lên một câu chuyện là chúng ta cần hạ nhiệt giá xăng dầu và tình toán việc cân đối ngân sách, tác động lạm phát để có mức giảm phù hợp.

Hiện tại nguồn thu ngân sách vừa qua khả quan song cũng không phải quá dư giả gì, trong khi còn phải tập trung nguồn lực 350.000 tỷ đồng cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế hai năm 2022 và 2023. Cho nên cần tránh “cực đoan”, theo đó chúng ta không thể làm như Malaysia hay cả như Indonesia trước đây được.

Việc tính toán mức giảm các loại thuế, phí có mấy vế cần chú ý. Một là trong giai đoạn có những cú sốc thì việc hỗ trợ là có thời hạn, không quá kéo dài dù có thể cần ít nhiều sự linh hoạt.

Hai là hỗ trợ cần phải hướng tới bảo đảm bền vững ngân sách trong bối cảnh vẫn cần dành nguồn lực cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế. Nguyên tắc ở đây là tính đến những kịch bản lạm phát để từ đó có mức giảm vừa đủ. Như ở Thái Lan vừa qua giảm một nửa thuế tiêu dùng đặc biệt nhưng cho 3 tháng.

Thêm nữa là vừa qua có nguồn thu do chênh lệnh giữa giá dự toán (trong đó có xăng dầu) và giá xăng dầu thực thế giới tăng, có thể dùng để hỗ trợ.

Cái cần nhất ở đây là vừa uyển chuyển, vừa linh hoạt, bám sát thị trường, vừa cần có thời hạn, trước mắt có thể hết năm nay.

Vấn đề là giải pháp đưa ra cần phải được nhanh chóng thực thi.

Thưa chuyên gia, nếu như giá xăng dầu tiếp tục tăng cao, và giá trong nước không thể nằm ngoài xu hướng tăng giá đó, chuyên gia có kiến nghị gì về các giải pháp an sinh xã hội, trước hết là cho nhóm người nghèo và người yếu thế?

Bên cạnh những giải pháp hạ nhiệt thị trường, tôi cho rằng vẫn cần đến những giải pháp hỗ trợ xã hội như trợ cấp. Bởi hiện nay, mặc dù kinh tế đã hồi phục những vẫn còn nhiều nhóm đối tượng khó khăn, dễ bị tổn thương. Việc trợ cấp là cần, tuy nhiên về mặt kỹ thuật cần tính toán. Câu chuyện ở đây là chúng ta đã từng thực hiện việc trợ cấp tương tự như vậy, đó là trợ cấp giá điện cho một số đối tượng hộ dùng điện và đặc biệt là trong giai đoạn dịch Covid-19. Công việc này chúng ta cũng đã có thực tiễn, đã có kinh nghiệm, và dư luận nhìn chung đánh giá cao giải pháp trợ cấp này do Bộ Công Thương đề xuất và đã được Chính phủ đồng ý.

Một câu chuyện nữa, nhìn tổng thể và dài hạn hơn là cần cải cách và tiếp tục “hoàn chỉnh” thị trường xăng dầu trong đó chú ý các vấn đề như tần suất thay đổi công bố giá, cách tính giá cơ sở, nâng cao tính cạnh tranh của thị trường, xây dựng dự trữ chiến lược cũng như dự trữ phân phối gắn với nhập khẩu và nguồn cung.

Cách thức điều hành cũng cần tạo ra cơ chế linh hoạt hơn cho Chính phủ ban hành và thực thi chính sách trong chừng mực khi có các cú sốc giá lớn, ví dụ như việc quyết giảm thuế phí… mức nào và trong một thời hạn cụ thể nào; cùng với đó là báo cáo giải trình cần thiết .

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Tin mới cập nhật

Vietnam AutoExpo 2025: Cơ hội vàng cho doanh nghiệp

Vietnam AutoExpo 2025: Cơ hội vàng cho doanh nghiệp

Diễn ra từ 12-14/6/2025, Vietnam AutoExpo 2025 là nền tảng giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cung ứng, tìm kiếm đối tác và gia nhập chuỗi giá trị toàn cầu.
Sản xuất thép vào guồng, thị trường nội địa khởi sắc nhờ đầu tư công

Sản xuất thép vào guồng, thị trường nội địa khởi sắc nhờ đầu tư công

Sản xuất và tiêu thụ thép nội địa ghi nhận mức tăng trưởng tích cực, sản xuất thép “vào guồng” nhờ đà phục hồi kinh tế và giải ngân đầu tư công mạnh mẽ.
Vì sao sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng mạnh?

Vì sao sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng mạnh?

Sản xuất công nghiệp quý I/2025 có mức tăng cao nhất kể từ năm 2020 đến nay, nhất là đối với các mặt hàng chủ lực.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng tiêu thụ, giảm tồn kho

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng tiêu thụ, giảm tồn kho

Công nghiệp chế biến, chế tạo quý I/2025 đã có chuyển biến tích cực, tuy nhiên cần có biện pháp kích thích tiêu dùng để giải phóng hàng tồn kho.
Đà Nẵng: Sắp khớp nối giao thông Cụm công nghiệp Cẩm Lệ

Đà Nẵng: Sắp khớp nối giao thông Cụm công nghiệp Cẩm Lệ

Thành phố Đà Nẵng dự kiến sẽ khởi công dự án khớp nối hạ tầng giao thông và thoát nước Cụm công nghiệp Cẩm Lệ trong tháng 4/2025.
Đẩy nhanh tiến độ hai trung tâm phát triển công nghiệp

Đẩy nhanh tiến độ hai trung tâm phát triển công nghiệp

Cần đẩy nhanh tiến độ 2 trung tâm phát triển công nghiệp phía Bắc và Nam trong thời gian sớm nhất, tạo điều kiện phát triển công nghiệp địa phương.
Đường dây 500kV Lào Cai-Vĩnh Yên: Quyết tâm đưa công trình về đích đúng tiến độ

Đường dây 500kV Lào Cai-Vĩnh Yên: Quyết tâm đưa công trình về đích đúng tiến độ

Sáng 16/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự lễ khởi công và phát động phong trào thi đua xây dựng công trình đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên.
Yên Bái: Sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng cao

Yên Bái: Sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng cao

Hai tháng đầu năm 2025, sản xuất công nghiệp tỉnh Yên Bái duy trì đà tăng trưởng cao, chỉ số sản xuất toàn ngành này tăng 20,62% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế về Công nghệ và Thiết bị điện

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế về Công nghệ và Thiết bị điện

Triển lãm quốc tế lần thứ 18 về Công nghệ & Thiết bị điện – Vietnam ETE 2025 và Sản phẩm Tiết kiệm năng lượng
Đồng Nai: Tháng 1, thu hút đầu tư hơn 600 triệu USD

Đồng Nai: Tháng 1, thu hút đầu tư hơn 600 triệu USD

Trong tháng đầu của năm 2025, Đồng Nai thu hút được hơn 600 triệu USD vốn FDI, trong đó, 7 dự án đầu tư trực tiếp và điều chỉnh tăng vốn cho 16 dự án.

Tin khác

Yên Bái: Chấp thuận chủ trương đầu tư 3 dự án lớn

Yên Bái: Chấp thuận chủ trương đầu tư 3 dự án lớn

Trong tháng 1/2025, tỉnh Yên Bái đã cấp quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 3 dự án với tổng số vốn đăng ký đầu tư gần 260 tỷ đồng.
Sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng tốc ngay đầu năm

Sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng tốc ngay đầu năm

Ngay sau kỳ nghỉ Tết nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định đã tiến hành tuyển lao động, bắt tay ngay vào sản xuất với nhịp độ cao.
Infographic|Mục tiêu nội địa hóa ngành công nghiệp ô tô những năm tới

Infographic|Mục tiêu nội địa hóa ngành công nghiệp ô tô những năm tới

Bộ Công Thương đặt kỳ vọng đến năm 2030, quy mô thị trường ô tô đạt hơn 1 triệu chiếc/năm, tăng cường nội địa hóa, ưu tiên phát triển xe điện.
Đà Nẵng: Sôi nổi sản xuất ngày đầu năm mới Ất Tỵ

Đà Nẵng: Sôi nổi sản xuất ngày đầu năm mới Ất Tỵ

Phần nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tại TP. Đà Nẵng đã sản xuất trở lại từ ngày hôm nay, mùng 6 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Cơ hội tạo đột phá tăng trưởng công nghiệp trong năm 2025

Cơ hội tạo đột phá tăng trưởng công nghiệp trong năm 2025

Năm 2025, nếu tận dụng tốt cơ hội từ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và dịch chuyển chuỗi cung ứng, Việt Nam có thể tạo đột phá trong tăng trưởng công nghiệp.
Longform: Vị

Longform: Vị 'thuyền trưởng' giữ 'trái tim' ngành cơ khí Việt Nam

Báo Công Thương đã có cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Phan Đăng Phong - vị ‘thuyền trưởng” nắm giữ ‘trái tim” của ngành cơ khí Việt Nam.
Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam

Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam

Phát triển công nghiệp bán dẫn là xu hướng chung của thế giới trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tiếp tục là xu thế tất yếu trong tương lai.
Tăng tỷ trọng công nghiệp để kinh tế Đà Nẵng bền vững

Tăng tỷ trọng công nghiệp để kinh tế Đà Nẵng bền vững

Theo Cục trưởng Cục Thống kê Đà Nẵng, du lịch là trụ đỡ chính của kinh tế, nhưng cần tăng tỷ trọng công nghiệp kinh tế Đà Nẵng mới mang tính bền vững.
Sản xuất công nghiệp tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng

Ông Nguyễn Ngọc Thành- Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp cho biết, năm 2024 sản xuất công nghiệp đạt những thành tích đột phá, tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng.
Trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn cấp khu vực

Trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn cấp khu vực

Trao chứng nhận cho 3 đơn vị tại Đà Nẵng có sản phẩm, bộ sản phẩm đạt sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực miền Trung – Tây Nguyên năm 2024.

Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Xu hướng chọn trà sữa, cà phê giá bình dân đang lan rộng trong giới trẻ và dân văn phòng, kéo theo làn sóng điều chỉnh mô hình kinh doanh của doanh nghiệp F&B.
Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên hạn chế việc mua đuổi và cần thực hiện hóa một phần lợi nhuận.
Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Các chuyên gia chứng khoán kỳ vọng, hệ thống công nghệ thông tin mới (Hệ thống KRX) chính thức vận hành sẽ đem lại nhiều khởi sắc cho thị trường chứng khoán.
Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên cân nhắc bán ngắn hạn một số cổ phiếu có dấu hiệu tiêu cực về giá và xu thế ngắn hạn.
Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên nắm giữ danh mục hiện tại và kiên nhẫn chờ đợi sự bùng nổ để gia tăng thêm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu.
Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, VN-Index vẫn tiếp tục thể hiện xu hướng hồi phục với kỳ vọng sẽ hướng tới ngưỡng kháng cự 1.270-1.300 điểm.
'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giá cát 'nhảy múa' khiến thị trường vật liệu xây dựng tại tỉnh Hà Tĩnh gặp khó, nhiều người dân, doanh nghiệp dù có tiền cũng khó mua được cát.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Trong khi mở rộng thị trường đang gặp nhiều khó khăn, thì tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do được các chuyên gia khuyến nghị là “kênh” hiệu quả.
Quảng Ninh: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng

Quảng Ninh: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng

Tỉnh Quảng Ninh đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững, hài hòa giữa bảo tồn di sản thiên nhiên, đa dạng sinh học, tăng trưởng kinh tế xanh.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Đa dạng thị trường là mục tiêu hướng đến của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu, tuy nhiên đây được xác định là thách thức không nhỏ, cần hợp lực từ nhiều phía.
Phiên bản di động