Chung tay bảo vệ môi trường, biển và đại dương

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường kêu gọi cộng đồng cùng hành động thiết thực để giải quyết vấn đề ô nhiễm chất thải nhựa, góp phần bảo vệ môi trường.
Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 01: Tập trung bảo vệ môi trường Vá rừng trên núi đá, lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường

Ngày 4/6, tại thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ phát động quốc gia Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Tháng hành động vì môi trường, hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới, Ngày Đại dương Thế giới năm 2023.

Kinh tế biển đang trở thành động lực phát triển đất nước

Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh cho biết: Việt Nam là quốc gia biển và biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phát triển bền vững kinh tế biển là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta với quan điểm phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển; bảo đảm hài hoà giữa các hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, giữa bảo tồn và phát triển, giữa lợi ích của địa phương có biển và địa phương không có biển; tăng cường liên kết, cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát huy tiềm năng, lợi thế của biển, tạo động lực phát triển kinh tế đất nước, đạt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh.

Chung tay bảo vệ môi trường, biển và đại dương
Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh phát biểu tại sự kiện. (Ảnh: BL

Tuy nhiên, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cũng nêu rõ, như nhiều quốc gia khác, chúng ta đang đứng trước không ít thách thức khi vấn đề ô nhiễm trắng có liên quan mật thiết tới phát triển kinh tế và ổn định xã hội.

Cùng với khoảng 50% dân số cả nước sống ở các vùng đất thấp và ven biển, Việt Nam được đánh giá là một trong các quốc gia dễ bị tổn thương và chịu nhiều tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, nước biển dâng. Điều đó đặt ra nhiều thách thức đối với việc thực hiện các mục tiêu xoá đói giảm nghèo, các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và phát triển bền vững của đất nước, đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp ứng phó thiết thực và kịp thời.

Trong thời gian qua, Bộ TN&MT đã tích cực, chủ động tham mưu Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững kinh tế biển. Qua đó, đã từng bước nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa, túi nilon sử dụng một lần đối với môi trường, hệ sinh thái và sức khoẻ con người; các chính sách, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy; khuyến khích sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế sản phẩm nhựa truyền thống được triển khai đồng bộ trên cả nước; nhiều phong trào phòng, chống rác thải nhựa được phát động thu hút sự tham gia của đông đảo người dân.

Bộ trưởng cũng cho hay, kinh tế biển, các vùng biển, ven biển đang trở thành động lực phát triển đất nước; hệ thống kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư; đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng biển được cải thiện. Nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản, phát triển nguồn nhân lực về biển đạt được nhiều kết quả tích cực. Công tác quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên môi trường biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng được chú trọng.

Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên biển và hải đảo của Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Môi trường biển có dấu hiệu bị ô nhiễm; nguồn lợi thiên nhiên, đa dạng sinh học tiếp tục suy giảm; khai thác, sử dụng tài nguyên biển, hải đảo còn chưa hiệu quả, thiếu bền vững. Nhận thức của người dân về khai thác, sử dụng tài nguyên chưa cao, thói quen tiêu dùng sử dụng các sản phẩm nhựa một lần đã và đang đặt ra những sức ép to lớn với công tác quản lý, bảo vệ môi trường.

Theo Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh, Ngày Môi trường Thế giới và Ngày Đại dương Thế giới năm nay là cơ hội để cùng nhau khẳng định quyết tâm, thay đổi nhận thức, thống nhất hành động, chủ động khắc phục những khó khăn, thách thức đặt ra, ngăn chặn sự gia tăng về tốc độ ô nhiễm và suy thoái môi trường, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo, bảo đảm cân bằng sinh thái; thay thế từng bước việc sử dụng túi nilon khó phân hủy bằng sử dụng các loại sản phẩm thân thiện với môi trường trong đời sống sinh hoạt, góp phần bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước.

Giải quyết vấn đề ô nhiễm, bảo vệ môi trường, bảo vệ biển và đại dương

Tại buổi lễ, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đã tuyên bố phát động Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Tháng hành động vì Môi trường hưởng ứng Ngày Đại dương Thế giới, Ngày Môi trường Thế giới năm 2023.

Bộ trưởng kêu gọi các Bộ, ngành, cơ quan đoàn thể ở Trung ương, chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp hãy có những hành động thiết thực để giải quyết vấn đề ô nhiễm chất thải nhựa, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ biển và đại dương; khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo. Trong đó, tập trung thống nhất trong nhận thức và hành động để ứng xử có trách nhiệm với biển và đại dương theo chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và luật pháp quốc tế; khắc phục và loại bỏ tư tưởng chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt mà coi nhẹ việc duy trì, bảo vệ môi trường, thúc đẩy hơn nữa việc phát triển cộng đồng văn minh sinh thái biển; coi đây là tiêu chuẩn về đạo đức, văn hóa của mỗi cơ quan, tổ chức, cộng đồng, doanh nghiệp và người dân.

Thực hiện quản lý, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững biển và hải đảo, triển khai có hiệu quả các chiến lược, chính sách phù hợp để hạn chế rác thải nhựa đại dương, bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi các hệ sinh thái biển…

Ưu tiên đầu tư, đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực biển chất lượng cao.

Bên cạnh đó, tận dụng tối đa lợi thế để phát triển các ngành du lịch và dịch vụ biển để Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của thế giới; khai thác đồng bộ, hiệu quả các cảng biển và dịch vụ vận tải biển… Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức về biển đảo của Tổ quốc, về ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển…

Chung tay bảo vệ môi trường, biển và đại dương
Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cùng các đại biểu tham gia nhặt rác, làm sạch biển tại sự kiện.

Theo bà Ramla Khalidi, Trưởng Đại diện thường trú Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, sử dụng bền vững biển và đại dương sẽ là chìa khóa để xây dựng một tương lai thịnh vượng và bền vững cho người dân Việt Nam. Do đó, UNDP chia sẻ 3 mục tiêu mà Việt Nam cần hướng tới, đó là:

Việt Nam cần tăng cường nỗ lực chuyển đổi hướng tới một nền kinh tế biển bền vững; một phần thông qua việc đẩy nhanh quy hoạch không gian biển. Quy hoạch không gian biển là cần thiết để khai thác tiềm năng phát triển điện gió ngoài khơi rất lớn của Việt Nam, khi được hiện thực hóa, có thể góp phần đáp ứng các mục tiêu năng lượng đầy tham vọng trong Quy hoạch Phát triển Điện lực 8 và đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 như đã cam kết tại COP26.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần tiếp tục tăng cường khả năng chống chịu của các cộng đồng ven biển dễ bị tổn thương. Với tư cách là Chủ tịch Ủy ban Quản lý Thiên tai ASEAN, Việt Nam có thể đưa ra các thành tựu của mình trong việc trồng lại rừng ngập mặn, nhà ở chống chịu bão, các hành động dự đoán và giảm thiểu rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.

Ngoài ra, cần thống nhất về các cam kết và hành động cần thiết có sự tham gia của tất cả các bên liên quan bao gồm Chính phủ, khu vực tư nhân, cộng đồng, hộ gia đình và mọi cá nhân./.

dangcongsan.vn

Tin mới cập nhật

Điều động đồng chí Nguyễn Đình Việt làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La

Ban Bí thư Trung ương Đảng có quyết định điều động đồng chí Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La.
Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân

Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân

Hà Nội thí điểm mô hình vùng phát thải thấp và hạn chế phương tiện gây ô nhiễm tại khu vực nội đô từ đầu 2025, tiến tới dừng hoạt động xe máy vào 2030.
‘Bác sĩ’ của động vật quý hiếm ở Vườn quốc gia Vũ Quang

‘Bác sĩ’ của động vật quý hiếm ở Vườn quốc gia Vũ Quang

Vườn quốc gia Vũ Quang có một “bệnh viện” rộng khoảng 70m2 chuyên chăm sóc, chữa trị cho thú rừng hoang dã.
Đề xuất chi hơn 256.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển văn hóa

Đề xuất chi hơn 256.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển văn hóa

Dự kiến tổng các nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 là 256.250 tỷ đồng.
TP. Hồ Chí Minh: Lễ hội ẩm thực Chợ Lớn Food Story 2024 có gì đặc sắc?

TP. Hồ Chí Minh: Lễ hội ẩm thực Chợ Lớn Food Story 2024 có gì đặc sắc?

Lễ hội ẩm thực Chợ Lớn Food Story, nơi gửi gắm câu chuyện về văn hóa thưởng lãm “ẩm” và “thực” cùng phong tục, tập quán cộng đồng người dân tại vùng Chợ Lớn.
Lâm Đồng: Cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo lợi thế của từng địa phương

Lâm Đồng: Cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo lợi thế của từng địa phương

Tỉnh Lâm Đồng cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp và khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia các sàn thương mại điện tử, ứng dụng mua bán online.
Đà Nẵng: Hơn 100 hộ dân ngập sâu chỉ sau 20 phút bão Trà Mi đổ bộ

Đà Nẵng: Hơn 100 hộ dân ngập sâu chỉ sau 20 phút bão Trà Mi đổ bộ

Chỉ khoảng 20 phút sau khi bão Trà Mi đổ bộ, nước bắt đầu dâng cao gây ngập hơn 100 nhà dân tại thôn Quan Nam 6 và thôn Trường Định, xã Hoà Liên, TP. Đà Nẵng.
Tìm nguồn cung cát đắp nền đường dự án cao tốc Đồng bằng sông Cửu Long

Tìm nguồn cung cát đắp nền đường dự án cao tốc Đồng bằng sông Cửu Long

Bộ Giao thông Vận tải đã đưa ra giải pháp nhằm tìm nguồn vật liệu trước việc thiếu nguồn cát đắp nền đường các dự án cao tốc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Hết năm 2024, cả nước có 79-79,5% số xã đạt chuẩn nông thôn mới

Hết năm 2024, cả nước có 79-79,5% số xã đạt chuẩn nông thôn mới

Dự kiến đến hết năm 2024, cả nước có khoảng 79-79,5% số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, có khoảng 38% số xã đạt nông thôn mới nâng cao.
Những trường hợp nào được miễn lệ phí cấp thẻ căn cước theo quy định mới?

Những trường hợp nào được miễn lệ phí cấp thẻ căn cước theo quy định mới?

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 73/2024/TT-BTC quy định mức thu, miễn, chế độ thu, nộp lệ phí cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước.

Tin khác

Thừa Thiên Huế: Tập trung giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo thu ngân sách 3 tháng cuối năm

Thừa Thiên Huế: Tập trung giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo thu ngân sách 3 tháng cuối năm

3 tháng cuối năm 2024, tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo hoàn thành kế hoạch thu ngân sách nhà nước.
Thừa Thiên Huế: Chính quyền luôn ‘‘sát cánh’’ cùng doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế: Chính quyền luôn ‘‘sát cánh’’ cùng doanh nghiệp

Lãnh đạo Thừa Thiên Huế cam kết luôn đồng hành, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và “sát cánh” cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
An ninh sân bay Nội Bài trả lại cho khách bỏ quên ba lô đựng hơn 370 triệu đồng

An ninh sân bay Nội Bài trả lại cho khách bỏ quên ba lô đựng hơn 370 triệu đồng

Nam hành khách từ Hàn Quốc về đã bỏ quên một ba lô đựng hơn 15.000 USD (hơn 370 triệu đồng) tại sân bay Nội Bài và được hai nhân viên an ninh trả lại.
Hà Nội sẵn sàng cho lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Hà Nội sẵn sàng cho lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Khoác lên mình diện mạo mới, Hà Nội đã sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Hải Phòng: Khắc phục hậu quả mưa lũ trên địa bàn

Hải Phòng: Khắc phục hậu quả mưa lũ trên địa bàn

TP. Hải Phòng vừa có báo cáo về tình hình thiệt hại lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, công tác khắc phục hậu quả mưa lũ thời gian vừa qua.
Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội: Tô điểm không gian văn hoá thủ đô

Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội: Tô điểm không gian văn hoá thủ đô

Diễn ra từ ngày 4- 6/10 tại Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long, Lễ hội Áo dài du lịch được kỳ vọng là sự kiện văn hóa độc đáo kỷ niệm Ngày giải phóng Thủ đô.
Phấn đấu đến năm 2025, dự án cao tốc Bắc-Nam đạt 3.000 km

Phấn đấu đến năm 2025, dự án cao tốc Bắc-Nam đạt 3.000 km

Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 đang tăng tốc thi công làm ngày, đêm, xuyên lễ, xuyên Tết để đạt 3.000 km vào năm 2025.
Sạt lở đất trên quốc lộ 2 khiến 5 ô tô bị vùi lấp, 1 người tử vong

Sạt lở đất trên quốc lộ 2 khiến 5 ô tô bị vùi lấp, 1 người tử vong

Trưa 29/9, lãnh đạo UBND xã Việt Vinh cho biết, địa bàn vừa xảy ra vụ sạt lở nghiêm trọng khiến 2 người mất tích, vùi lấp nhiều phương tiện.
Hà Nội tăng cường hoạt động tư vấn nghề nghiệp và tạo việc làm

Hà Nội tăng cường hoạt động tư vấn nghề nghiệp và tạo việc làm

Ngày hội giao dịch việc làm và tư vấn nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên quận Tây Hồ năm 2024 đã diễn ra trong ngày 28/9/2024.
Khởi động cuộc thi Hoa hậu đa văn hoá thế giới 2025 tại Việt Nam

Khởi động cuộc thi Hoa hậu đa văn hoá thế giới 2025 tại Việt Nam

Cuộc thi Hoa hậu đa văn hóa thế giới (Miss multicultural world) đã chính thức khởi động từ nay đến ngày 29/6/2025 với dự kiến đại diện của 50 nước tham gia.
Xem thêm

Đọc nhiều

Nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Lần đầu tiên trong lịch sử, tổng giá trị nhu cầu vàng toàn cầu vượt 100 tỷ USD, tăng 35% so cùng kỳ năm ngoái do các khoản đầu tư vào vàng tăng mạnh.
Thị trường vàng ảnh hưởng thế nào sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ?

Thị trường vàng ảnh hưởng thế nào sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ?

Thị trường vàng sẽ tiếp tục giằng co do tâm lý bấp bênh của nhà đầu tư: Chốt lời hoặc tâm lý sợ bỏ lỡ trước khi bầu cử ở Hoa Kỳ có kết quả.
Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Thời gian qua, Trường Đại học Kinh tế quốc dân có nhiều nỗ lực trong việc cập nhật hình thức, nội dung đào tạo theo hướng gắn thực tiễn và doanh nghiệp.
10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu đậu tương lên tới 1,85 triệu tấn, ước đạt 953 triệu USD, tăng 15,1% về khối lượng, nhưng giảm 6,4% về giá trị so cùng kỳ.
Nhận định chứng khoán 30/10: Liệu VN-Index có tiếp tục nhịp phục hồi?

Nhận định chứng khoán 30/10: Liệu VN-Index có tiếp tục nhịp phục hồi?

Chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán có thể sẽ tiếp tục phục hồi trong phiên hôm nay 30/10.
Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Bộ Tài chính vừa đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy: Những thách thức và bài học kinh nghiệm" diễn ra sáng 4/11, tại Hà Nội.
Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân

Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân

Hà Nội thí điểm mô hình vùng phát thải thấp và hạn chế phương tiện gây ô nhiễm tại khu vực nội đô từ đầu 2025, tiến tới dừng hoạt động xe máy vào 2030.
Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Quy định tạm hoãn xuất cảnh trong quản lý thuế bộc lộ một số hạn chế, đặt ra nhiều vấn đề cần được xem xét, giải quyết.
Quảng Bình: Khó thu hút dự án quy mô vì thiếu ‘mặt bằng sạch’

Quảng Bình: Khó thu hút dự án quy mô vì thiếu ‘mặt bằng sạch’

Theo Ban Quản lý Khu Kinh tế Quảng Bình, do thiếu nguồn lực tạo “mặt bằng sạch” nên khó thu hút được các dự án đầu tư có quy mô lớn, công nghệ cao và hiện đại.
Phiên bản di động