Các tỉnh, thành phía Nam: Lên phương án phục hồi kinh tế trong điều kiện bình thường mới

Hiện nay, nhiều tỉnh thành phía Nam như Đồng Nai, Bình Dương, TP, Hồ Chí Minh… đang chuẩn bị các phương án mở cửa sau thời điểm 15/9 để phục hồi kinh tế trong bình thường mới.

Nới lỏng giãn cách, tính toán lộ trình mở cửa nền kinh tế

Tối 9/9, UBND tỉnh Bình Dương đã có công văn hỏa tốc gửi các sở ngành và địa phương về việc khôi phục hoạt động kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới. Trong đó, tỉnh này quyết định cho phép người dân đã tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin phòng Covid-19 sau 14 ngày được tham gia lưu thông. Tuy nhiên, người lao động cần có thêm giấy xác nhận làm việc tại doanh nghiệp để di chuyển từ nơi ở đến nơi sản xuất, khi đi qua các chốt kiểm soát. Những người chưa tiêm vắc xin và người tiêm mũi 1 dưới 14 ngày không được ra đường.

Đối với hộ kinh doanh, cửa hàng buôn bán thực phẩm, dịch vụ ăn uống, bán buôn hàng hóa phục vụ nhu cầu cho người dân, UBND tỉnh Bình Dương giao cho các địa phương căn cứ tình hình cụ thể để quyết định cho phép mở cửa trở lại. Đối với các vùng nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, UBND tỉnh Bình Dương tiếp tục yêu cầu thực hiện các giải pháp khóa chặt “vùng đỏ, điểm đỏ”, nhanh chóng xét nghiệm sàng lọc, bóc tách F0.

Trong khi đó, tại Long An, từ ngày 7/9 vừa qua UBND tỉnh Long An đã quyết định các địa phương gồm thị xã Kiến Tường và các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Đức Huệ, Tân Trụ sẽ bắt đầu giảm mức độ giãn cách xã hội, thực hiện theo chỉ thị 15. Theo chỉ thị 15, các cơ sở dịch vụ nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn uống, giải khát sẽ được hoạt động trở lại nhưng chỉ bán mang về, không bán tại chỗ. Đối với các nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu; cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp, chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ... cũng được hoạt động.

Các tỉnh, thành phía Nam: Lên phương án phục hồi kinh tế trong điều kiện bình thường mới
Các tỉnh, thành phía Nam đang rục rịch mở cửa một số hoạt động trở lại

Riêng với TP. Hồ Chí Minh, do tình hình dịch vẫn còn phức tạp nên các kế hoạch mở cửa kinh tế sau 15/9 đều gắn với thẻ xanh Covid. Nêu cụ thể phương án này, bà Lê Thị Huỳnh Mai - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cho hay, TP. Hồ Chí Minh dự kiến thực hiện theo 3 giai đoạn phục hồi kinh tế. Trong đó, giai đoạn 1 (dự kiến từ 16/9 đến 31/10), cá nhân, lao động có “thẻ xanh Covid” có thể tham gia các hoạt động (trừ karaoke, vũ trường, quán bar, massage; dịch vụ ăn uống tại chỗ, hoạt động tại các khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao, rạp chiếu phim, trung tâm thương mại). Cá nhân, lao động có “thẻ vàng Covid”, có xét nghiệm âm tính với Covd-19 được tham gia một số lĩnh vực cụ thể…; Giai đoạn 2 (dự kiến từ 31/10/2021 đến 15/1/2022), sẽ mở rộng các hoạt động được phép cho đối tượng có “thẻ xanh Covid”, gồm: trung tâm thương mại; trung tâm tập luyện thể dục thể thao; hoạt động vui chơi giải trí ngoài trời; dịch vụ ăn uống có quy mô nhỏ và đảm bảo giãn cách theo quy định (dưới 20 người); Đến giai đoạn 3 (dự kiến sau 15/1/2022), Thành phố lên kế hoạch mở cửa tất cả các hoạt động của nền kinh tế. Đối với hoạt động karaoke, vũ trường, quán bar, massage, bắt buộc người tham gia phải có “thẻ xanh Covid”.

Với tỉnh Đồng Nai, theo Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng, khi các tỉnh, thành lân cận đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để nới lỏng dần các biện pháp giãn cách sẽ tạo áp lực rất lớn cho tỉnh Đồng Nai bởi tỉnh chưa phủ hết mũi 1 vắc xin cho người dân từ 18 tuổi trở lên. “Nếu TP. Hồ Chí Minh mở cửa thì các địa phương lân cận cũng phải mở để tạo sự đồng bộ. Ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa dữ liệu là ưu tiên hàng đầu hiện nay trong công tác tiêm chủng vaccine. Ngành nào ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, người dân được thụ hưởng sẽ ưu tiên làm trước, trong đó có ngành y tế. Các đơn vị liên quan cần khẩn trương hoàn thành bản đồ An toàn Covid-19 và bản đồ tiêm chủng. Khi đưa vào sử dụng bản đồ phải cập nhật thông tin hằng ngày để người dân có thể sử dụng được ngay”- ông Cao Tiến Dũng cho biết.

Cấp bách hỗ trợ doanh nghiệp

Theo các chuyên gia kinh tế, trước làn sóng dịch thứ 4 kéo dài từ cuối tháng 4/2021 tới nay hàng chục ngàn doanh nghiệp đã phải ngừng sản xuất, rời thị trường do không “trụ” được. Cùng với đó, việc thực hiện giãn cách xã hội cũng dẫn tới nhiều chuỗi cung ứng, sản xuất bị đứt gãy. Tại các địa phương là “tâm chấn” của đại dịch gồm TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An… hầu như không một ngành hay lĩnh vực nào không chịu ảnh hưởng.

Đơn cử với ngành thủy sản, trong một khảo sát gần đây của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), chỉ có 30 - 40% doanh nghiệp có đủ năng lực để phục hồi sản xuất ngay, số còn lại rất khó hoặc cần thời gian dài để khôi phục lại hoạt động sản xuất. Nguyên nhân do chuỗi cung ứng nguyên vật liệu bị dứt gãy, hoặc khó khăn trong vận chuyển; doanh nghiệp bị mất khách hàng do thời gian thực hiện giãn cách quá lâu, không đảm bảo tiến độ giao hàng. Đặc biệt là khó quy tụ lại lực lượng lao động như ban đầu do công nhân chưa được tiêm vaccine nên chưa thể đến cơ sở sản xuất, đã về quê, cách ly, hay đang điều trị Covid…

Tương tự với ngành hàng lúa gạo, ông Phan Văn Có - Giám đốc Marketing Công ty TNHH Vrice chia sẻ rằng, chưa bao giờ doanh nghiệp lúa gạo lại rơi vào tình cảnh khó trăm bề như hiện nay. “Chúng tôi thiếu nhân lực nghiêm trọng và thiếu các phương tiện vận chuyển qua lại giữa các khu vực nên không thể thu mua lúa gạo, cũng không thể đóng hàng xuất khẩu bởi hệ thống đóng rút hàng tại cảng chưa hoạt động”- ông Có nói.

Ngoài khó khăn trên, theo ông Có, doanh nghiệp đã có nhiều hợp đồng xuất khẩu bị hủy, hàng tồn kho tăng cao nhưng chi phí bỏ ra mua hàng trước đó chưa thu hồi lại được, dẫn tới áp lực trả nợ ngân hàng trong thời gian tới là rất lớn.

Chính vì thế, trong lộ trình mở cửa trở lại, các tỉnh, thành phía Nam khẳng định đã có những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp gồm: hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ tổ chức sản xuất, kinh doanh, giảm chi phí và chăm lo đời sống người lao động; hỗ trợ mở rộng thị trường, hỗ trợ về thông tin, đào tạo nguồn nhân lực; hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, chính sách không thể cho đại trà các doanh nghiệp, mà phải dựa vào năng lực của từng doanh nghiệp. Đồng thời phải xem sự hấp thụ chính sách của doanh nghiệp như thế nào. Ngoài ra, cần nâng cao năng lực thích ứng, phải phối hợp liên ngành, liên vùng trên cơ sở thống nhất cơ chế vận hành.

Mai Ca - Thanh Thanh

Tin mới cập nhật

Vì sao sản xuất ô tô tại Vĩnh Phúc trong quý I/2024 giảm 22,75%?

Vì sao sản xuất ô tô tại Vĩnh Phúc trong quý I/2024 giảm 22,75%?

Quý I/2024, sản lượng sản xuất ô tô trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đạt 6.735 nghìn xe, giảm 22,75% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đề xuất 6 giải pháp thúc đẩy sản xuất công nghiệp những tháng cuối năm

Đề xuất 6 giải pháp thúc đẩy sản xuất công nghiệp những tháng cuối năm

IIP quý I/2024 được đánh giá tích cực với mức tăng 5,7%, tuy nhiên nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất công nghiệp, Tổng cục Thống kê đề xuất 6 giải pháp.
Ngành lương thực, thực phẩm nhiều cơ hội bứt phá hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Ngành lương thực, thực phẩm nhiều cơ hội bứt phá hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Triển lãm Quốc tế ngành Lương thực, Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh lần thứ 3-Ngành lương thực, thực phẩm nhiều cơ hội bứt phá hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Cụm công nghiệp nhận được những ưu đãi, hỗ trợ phát triển nào?

Cụm công nghiệp nhận được những ưu đãi, hỗ trợ phát triển nào?

Theo Nghị định số 32/2024/NĐ-CP của Chính phủ, cụm công nghiệp sẽ nhận được những chính sách ưu đãi và hỗ trợ phát triển.
Thành lập, mở rộng phát triển cụm công nghiệp cần đáp ứng các điều kiện gì?

Thành lập, mở rộng phát triển cụm công nghiệp cần đáp ứng các điều kiện gì?

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 32/2024/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp. Nghị định quy định điều kiện thành lập, mở rộng cụm công nghiệp.
Việt Nam phải là "mắt xích" trọng yếu của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam phải là "mắt xích" trọng yếu của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong bối cảnh nước ta đang hội tụ đầy đủ điều kiện và yếu tố cần thiết để phát triển công nghiệp bán dẫn.
Phế liệu nhựa nhập khẩu: Cần có cách tiếp cận thông minh, bền vững

Phế liệu nhựa nhập khẩu: Cần có cách tiếp cận thông minh, bền vững

Việc trở thành điểm đến chính cho nhập khẩu phế liệu nhựa đã khiến Việt Nam chịu nhiều hậu quả, vì vậy cần có cách tiếp cận thông minh, bền vững.
Dự kiến cấp mới giấy phép thăm dò khoáng sản đá vôi, sét

Dự kiến cấp mới giấy phép thăm dò khoáng sản đá vôi, sét

Trong quy hoạch mới phê duyệt, Chính phủ dự kiến cấp mới các giấy phép thăm dò tại 36 khu vực khoáng sản đá vôi, 46 khu vực khoáng sản sét.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Cần có cách tiếp cận mới tham gia vào chuỗi cung ứng

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Cần có cách tiếp cận mới tham gia vào chuỗi cung ứng

Việc liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam với các công ty đa quốc gia được cho là con đường ngắn nhất để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nội toàn cầu.
Hỗ trợ, tư vấn cải tiến năng suất: Tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Hỗ trợ, tư vấn cải tiến năng suất: Tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương đã và đang đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ cải tiến năng suất cho DN công nghiệp hỗ trợ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Tin khác

Cộng lực vốn hỗ trợ doanh nghiệp

Cộng lực vốn hỗ trợ doanh nghiệp

Cuối năm là giai đoạn nước rút khi doanh nghiệp tăng tốc sản xuất nhằm đạt kế hoạch. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần tăng vốn, quản lý chặt dòng tiền để giảm chi phí và thu về lợi nhuận.
Đơn đặt hàng mới vẫn giảm vì cầu yếu

Đơn đặt hàng mới vẫn giảm vì cầu yếu

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam giảm từ 49,6 trong tháng 10 xuống 47,3 trong tháng 11, dưới 50 điểm trong tháng thứ ba liên tiếp.
Việt Nam tiến đến lộ trình xanh hóa cảng biển

Việt Nam tiến đến lộ trình xanh hóa cảng biển

Xanh hóa cảng biển nhằm cân bằng giữa sự biến động môi trường và nhu cầu phát triển kinh tế đang là xu hướng mà nhiều cảng biển trên thế giới; trong đó, có Việt Nam đang lên lộ trình triển khai.
Sắp diễn ra Diễn đàn hiện thực hóa mục tiêu phát triển điện khí LNG

Sắp diễn ra Diễn đàn hiện thực hóa mục tiêu phát triển điện khí LNG

Ngày 7/12 tới tại Hà Nội sẽ diễn ra Diễn đàn “Hiện thực hoá mục tiêu phát triển Điện khí LNG theo Quy hoạch Điện VIII”.
Công bố cẩm nang công nghệ sản xuất điện và lưu trữ điện năng

Công bố cẩm nang công nghệ sản xuất điện và lưu trữ điện năng

Cẩm nang này gồm 2 ấn phẩm: Cẩm nang công nghệ sản xuất điện và Cẩm nang công nghệ lưu trữ điện năng, nhiên liệu tái tạo và chuyển đổi từ điện năng sang các dạng năng lượng khác (Power-to-X).
Hoạt động M&A góp phần đa dạng vốn cho nền kinh tế

Hoạt động M&A góp phần đa dạng vốn cho nền kinh tế

Việt Nam vẫn là thị trường hấp dẫn cho hoạt động M&A nhờ sự ổn định về chính trị, tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng, thị trường tiêu dùng nội địa tăng nhanh.
Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam ưu tiên đa dạng hóa sản xuất và chế tạo

Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam ưu tiên đa dạng hóa sản xuất và chế tạo

Kết quả khảo sát cho thấy xu hướng các doanh nghiệp Đức đang ưu tiên đa dạng hóa sản xuất và chế tạo, tập trung vào các dự án đầu tư xanh.
Các khu kinh tế phía Bắc có sức hút với các nhà đầu tư Trung Quốc

Các khu kinh tế phía Bắc có sức hút với các nhà đầu tư Trung Quốc

Theo Savills, các khu kinh tế phía Bắc đang có những ưu thế nhất định trong thu hút các dự án điện năng lượng mặt trời.
Mở khóa tài chính xanh cho ngành nhựa Việt Nam

Mở khóa tài chính xanh cho ngành nhựa Việt Nam

Trong những tháng gần đây, xuất khẩu nhựa đang có sự hồi phục, tháng sau cao hơn tháng trước. Do đó, xuất khẩu sản phẩm nhựa được kỳ vọng có nhiều khởi sắc.
Đắk Nông công bố 12 mỏ bô-xít là khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia

Đắk Nông công bố 12 mỏ bô-xít là khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia

UBND tỉnh giao các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố thực hiện công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản bô-xít tại các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá vàng chiều nay 14/4/2024: Vàng trong nước “cắm đầu” giảm, người mua tuần qua thua lỗ bao nhiêu?

Giá vàng chiều nay 14/4/2024: Vàng trong nước “cắm đầu” giảm, người mua tuần qua thua lỗ bao nhiêu?

Giá vàng chiều nay 14/4/2024: Vàng SJC kết thúc tuần giá tăng mạnh so với kết phiên tuần trước nhưng người mua vàng vẫn thu về khoản lỗ hơn 1 triệu đồng.
Giá tiêu hôm nay 19/4/2024: Tiếp tục tăng "dựng đứng", chạm mức 95.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024: Tiếp tục tăng "dựng đứng", chạm mức 95.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 19/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 19/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 16/4/2024: Giá dầu thế giới trượt dốc, nguyên nhân vì sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 16/4/2024: Giá dầu thế giới trượt dốc, nguyên nhân vì sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 16/4/2024, giá dầu thế giới đồng loạt trượt dốc sau cuộc tấn công của Iran, với dầu WTI giảm 0,29%, dầu Brent giảm 0,02%.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 19/4/2024: Giá dầu thế giới “áp sát” mức thấp nhất liên tiếp 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 19/4/2024: Giá dầu thế giới “áp sát” mức thấp nhất liên tiếp 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 19/4/2024, giá dầu thế giới vẫn giữ mức thấp nhất 3 tuần gần đây với dầu WTI ở mốc 82,51 USD/thùng, dầu Brent ở mốc 86,97 USD/thùng.
Giá tiêu hôm nay 18/4/2024: Đồng loạt tăng từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, Đắk Lăk lên mức 93.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 18/4/2024: Đồng loạt tăng từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, Đắk Lăk lên mức 93.000 đồng/kg.

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 18/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 18/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 17/4/2024: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước tăng mạnh trở lại

Giá tiêu hôm nay 17/4/2024: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước tăng mạnh trở lại

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 17/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 17/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 15/4/2024: Giá dầu thế giới dự báo tăng cao

Giá xăng dầu hôm nay ngày 15/4/2024: Giá dầu thế giới dự báo tăng cao

Giá xăng dầu hôm nay ngày 15/4/2024, giá dầu thế giới vừa trải qua tuần giảm nhẹ xấp xỉ 1%, tuy nhiên, tuần này giá dầu được dự báo tăng cao.
Giá vàng chiều nay 15/4/2024: Vàng SJC đầu tuần bất ngờ tăng như "vũ bão", lại lập đỉnh mới 85,4 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều nay 15/4/2024: Vàng SJC đầu tuần bất ngờ tăng như "vũ bão", lại lập đỉnh mới 85,4 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều nay 15/4/2024: Vàng SJC ngay đầu tuần tăng sốc hơn 2 triệu đồng mỗi lượng, lại thiết lập đỉnh cao mới trong lịch sử lên mức 85,4 triệu đồng/lượng
Giá tiêu hôm nay 20/4/2024: Liên tục tăng mạnh, cao nhất 97.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024: Liên tục tăng mạnh, cao nhất 97.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 20/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 20/4 thế nào?
Giá vàng chiều nay 19/4/2024: Vàng trong nước đảo chiều sụt giảm dù vàng thế giới tăng “phi mã”

Giá vàng chiều nay 19/4/2024: Vàng trong nước đảo chiều sụt giảm dù vàng thế giới tăng “phi mã”

Giá vàng chiều nay 19/4/2024: Vàng SJC giảm 300.000 đồng mỗi lượng, kéo giá xuống dưới 84 triệu đồng/lượng, vàng thế giới tăng tốc áp sát mức 2.400 USD/ounce.
Phiên bản di động