Bảo hiểm y tế: Cần "gỡ" rào cản quyền lợi của các lao động di cư

Chị Đỗ Thị Hiền (quê ở Xuân Trường, Nam Định) đã lên Hà Nội làm nghề thu gom đồng nát với thu nhập 4 triệu đồng/tháng được hơn 10 năm. Giờ đã ngoài 50 tuổi, bước vào giai đoạn sức khỏe thường xuyên ốm đau, chị Hiền rất muốn mua thẻ bảo hiểm y tế để giảm bớt chi phí khám chữa bệnh nhưng lại không biết phải mua thẻ ở đâu, mua thẻ như thế nào.

Bảo hiểm y tế: Cần "gỡ" rào cản quyền lợi của các lao động di cư

Ảnh minh họa.Tư vấn về chăm sóc sức khỏe cho lao động di cư(Ảnh: Hồng Kiều/Vietnam+)

Thậm chí, khi được tư vấn về chính sách hỗ trợ mua bảo hiểm y tế hộ gia đình mới, chị Hiền vẫn phân vân: “Nếu mua bảo hiểm y tế ở quê thì mỗi lần ốm đau tôi lại phải ngược về quê khám, lại mất rất nhiều thời gian và tiền bạc, như vậy thì tôi khám dịch vụ ở Hà Nội chứ không cần mua thẻ bảo hiểm y tế nữa.”

Chính sách vô tình loại bỏ lao động di cư

Câu chuyện của chị Hiền phản ánh tâm lý của đa số người lao động di cư, lao động phi chính thức với chính sách bảo hiểm y tế. Chính việc không thể giảm bớt chi phí khi khám chữa bệnh trái tuyến là lý do mà hầu hết người lao động di cư không muốn mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình ở quê, dù theo chính sách mới mua theo hộ gia đình được hỗ trợ từ 50-70% mức phí đóng bảo hiểm y tế.

Trong khi đó, so với các nhóm lao động khác, người lao động di cư hầu hết là nhưng người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, di cư từ địa phương này đến địa phương khác để mưu sinh. So với lao động tại địa phương và lao động chính thức, họ thường có nguy cơ mắc bệnh tật, tai nạn lao động, rủi ro cao hơn do điều kiện làm việc và điều kiện sống không đảm bảo.

Theo bác sỹ Nguyễn Thu Giang, Phó Viện trưởng Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng, khi gặp ốm đau hay bệnh tật ở nơi tạm trú, những lao động này thường ít nhận được sự trợ giúp từ người thân, bạn bè, họ hàng. Việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm y tế của lao động di cư và lao động phi chính thức rất khó khăn. Một phần vì chi phí khám, chữa bệnh và mua bảo hiểm y tế cao so với khả năng chi trả, phần khác từ quy định về hành chính, pháp luật liên quan còn nhiều rào cản.

Đặc biệt, lao động di cư còn gặp phải sự kỳ thị do định kiến xã hội khi muốn chủ động mua hoặc khám bệnh bằng bảo hiểm y tế. Những rào cản này đã khiến người lao động tự do (lao động phi chính thức) ít tham gia đóng bảo hiểm y tế.

“Bảo hiểm y tế là một chính sách rất nhân văn của nhà nước, tuy nhiên hiện nay những quy định không chi trả vượt tuyến và bắt buộc mua bảo hiểm y tế theo hộ khẩu đang vô tình loại bỏ lao động di cư ra khỏi chính sách khi khiến người lao động di cư không muốn mua bảo hiểm y tế,” bà Giang trăn trở.

Cần chính sách "mở" với lao động di cư

Kết quả khảo sát của Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng thực hiện tại hai phường Chương Dương và Phúc Tân ( Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) trong thời gian từ tháng 11/2014 đến tháng 2/2015 cho thấy, bên cạnh tư vấn, đăng ký tạm trú thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe của lao động di cư bán hàng rong và đồng nát rất lớn.

Tuy nhiên, số lượng lao động di cư có thẻ bảo hiểm y tế là rất thấp: Chỉ 13,1% người trả lời có thẻ bảo hiểm y tế dành cho hộ nghèo, 1,9% có thẻ bảo hiểm y tế dành cho gia đình chính sách, 17% lao động di cư có thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện.

Hiện nay, theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, khi tất cả thành viên hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế sẽ được giảm dần mức đóng từ thành viên thứ hai trở đi, người thứ hai giảm 70%, thứ ba giảm 60%, thứ tư giảm 50% mức đóng của người thứ nhất và từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Quy định mới đã cho phép người lao động di cư và lao động phi chính thức tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cả ở nơi đến, chỉ cần họ có đăng ký tạm trú và đóng theo hộ gia đình trong sổ tạm trú. Nhưng thực tế người lao động di cư với tính chất thường xuyên di động, việc đóng bảo hiểm xã hội cho các kỳ tiếp theo có thể sẽ gặp khó khăn. Vì vậy, đa phần lao động di cư và lao động phi chính thức thường tự mua thuốc chữa bệnh theo thói quen hoặc bỏ qua việc chăm sóc sức khỏe.

Trước thực trạng này, bác sỹ Nguyễn Thu Giang cho rằng, để thực hiện bảo hiểm toàn dân, thay bằng việc quy định bắt buộc tất cả thành viên hộ gia đình theo hộ khẩu hoặc đăng ký tạm trú đều phải tham gia bảo hiểm y tế thì cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng các dịch vụ bảo hiểm y tế và có hỗ trợ cho nhóm lao động di cư và lao động phi chính thức.

Theo bà Ngô Thị Ngọc Anh, Giám đốc trung tâm Nghiên cứu giới gia đình và phát triển cộng đồng thì việc tăng cường cơ hội cho lao động di cư tiếp cận với an sinh xã hội là việc làm mang ý nghĩa nhân văn, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng đô thị hóa đang tác động khiến vấn đề di cư, đặc biệt di cư nội địa ở Việt Nam trở nên đa chiều, phức tạp.

“Cần phải có những chính sách ‘mở’ để hỗ trợ cho những đối tượng này. Trong đó phải có những cuộc khảo sát, nghiên cứu chuyên sâu trên diện rộng để tìm ra những rào cản của lao động di cư để từ đó có những chính sách hỗ trợ kịp thời để lao động di cư tiếp cận được với chính sách bảo hiểm y tế cũng như an sinh xã hội,” bà Ngô Thị Ngọc Anh nhấn mạnh./.

Người lao động muốn mua bảo hiểm y tế có thể mang tờ khai tham gia bảo hiểm y tế, bản đăng ký tạm trú để đối chiếu đến đại lý bán bảo hiểm y tế được đặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã (phường). Mức đóng phí bảo hiểm y tế hiện nay là 621.000 đồng/năm.

Theo Vietnam+

Tin mới cập nhật

Khu vườn ‘chữa lành’ của chàng thạc sĩ ‘chim cánh cụt’

Khu vườn ‘chữa lành’ của chàng thạc sĩ ‘chim cánh cụt’

Mất đi đôi tay, chàng thạc sĩ trẻ Tô Hữu Sỹ biến nỗi đau thành động lực, cất công dựng xây khu vườn hạnh phúc để ‘chữa lành” biến cố của cuộc đời.
Hướng tới Ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11): Bảo tồn, phát huy giá trị tài liệu lưu trữ

Hướng tới Ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11): Bảo tồn, phát huy giá trị tài liệu lưu trữ

Tọa đàm ‘Hộp ký ức 4.0' sẽ được tổ chức nhằm hướng tới kỷ niệm Ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11).
Bà Rịa – Vũng Tàu phấn đấu đưa toàn bộ dự án mới năm 2024 vào hoạt động

Bà Rịa – Vũng Tàu phấn đấu đưa toàn bộ dự án mới năm 2024 vào hoạt động

Hết tháng 10/2024, toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có 27 dự án mới đi vào hoạt động, phấn đấu hết năm 2024 sẽ có thêm 4 dự án đi vào hoạt động.
Đà Nẵng: Tất bật chăm sóc kiệu hương phục vụ thị trường Tết

Đà Nẵng: Tất bật chăm sóc kiệu hương phục vụ thị trường Tết

Thời điểm này, các hộ trồng kiệu tại TP. Đà Nẵng đang tất bật chăm sóc, chuẩn bị cho cao điểm vụ thu hoạch kiệu phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.
Cỏ lau nở trắng trời ở Đà Nẵng, giới trẻ thích thú đến chụp ảnh

Cỏ lau nở trắng trời ở Đà Nẵng, giới trẻ thích thú đến chụp ảnh

Cỏ lau trắng ngà, mềm mại như lông vũ khẽ đung đưa trong làn gió nhẹ, tạo nên bức tranh thiên nhiên thơ mộng khiến giới trẻ thích thú ghé đến chụp ảnh.
Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên tham gia đi bộ gây quỹ hỗ trợ trẻ bệnh tim

Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên tham gia đi bộ gây quỹ hỗ trợ trẻ bệnh tim

Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên tham gia đi bộ tại Charity Hike 2024, trao tặng 75 triệu đồng để hỗ trợ 15 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn chữa bệnh tim.
Thừa Thiên Huế: Hình thành 3 hành lang kinh tế trọng điểm giai đoạn 2021 – 2030

Thừa Thiên Huế: Hình thành 3 hành lang kinh tế trọng điểm giai đoạn 2021 – 2030

Theo Quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ hình thành 3 hàng lang kinh tế trọng điểm trong quá trình phát triển xã hội.
Siêu thị Co.opmart Vũng Tàu chung tay vì người lao động nghèo, vì cộng đồng

Siêu thị Co.opmart Vũng Tàu chung tay vì người lao động nghèo, vì cộng đồng

Thời gian qua, Siêu thị Co.opmart Vũng Tàu (TP. Vũng Tàu) đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ kịp thời cho người lao động và cộng đồng.
Điều động đồng chí Nguyễn Đình Việt làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La

Điều động đồng chí Nguyễn Đình Việt làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La

Ban Bí thư Trung ương Đảng có quyết định điều động đồng chí Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La.
Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân

Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân

Hà Nội thí điểm mô hình vùng phát thải thấp và hạn chế phương tiện gây ô nhiễm tại khu vực nội đô từ đầu 2025, tiến tới dừng hoạt động xe máy vào 2030.

Tin khác

‘Bác sĩ’ của động vật quý hiếm ở Vườn quốc gia Vũ Quang

‘Bác sĩ’ của động vật quý hiếm ở Vườn quốc gia Vũ Quang

Vườn quốc gia Vũ Quang có một “bệnh viện” rộng khoảng 70m2 chuyên chăm sóc, chữa trị cho thú rừng hoang dã.
Đề xuất chi hơn 256.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển văn hóa

Đề xuất chi hơn 256.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển văn hóa

Dự kiến tổng các nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 là 256.250 tỷ đồng.
TP. Hồ Chí Minh: Lễ hội ẩm thực Chợ Lớn Food Story 2024 có gì đặc sắc?

TP. Hồ Chí Minh: Lễ hội ẩm thực Chợ Lớn Food Story 2024 có gì đặc sắc?

Lễ hội ẩm thực Chợ Lớn Food Story, nơi gửi gắm câu chuyện về văn hóa thưởng lãm “ẩm” và “thực” cùng phong tục, tập quán cộng đồng người dân tại vùng Chợ Lớn.
Lâm Đồng: Cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo lợi thế của từng địa phương

Lâm Đồng: Cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo lợi thế của từng địa phương

Tỉnh Lâm Đồng cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp và khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia các sàn thương mại điện tử, ứng dụng mua bán online.
Đà Nẵng: Hơn 100 hộ dân ngập sâu chỉ sau 20 phút bão Trà Mi đổ bộ

Đà Nẵng: Hơn 100 hộ dân ngập sâu chỉ sau 20 phút bão Trà Mi đổ bộ

Chỉ khoảng 20 phút sau khi bão Trà Mi đổ bộ, nước bắt đầu dâng cao gây ngập hơn 100 nhà dân tại thôn Quan Nam 6 và thôn Trường Định, xã Hoà Liên, TP. Đà Nẵng.
Tìm nguồn cung cát đắp nền đường dự án cao tốc Đồng bằng sông Cửu Long

Tìm nguồn cung cát đắp nền đường dự án cao tốc Đồng bằng sông Cửu Long

Bộ Giao thông Vận tải đã đưa ra giải pháp nhằm tìm nguồn vật liệu trước việc thiếu nguồn cát đắp nền đường các dự án cao tốc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Hết năm 2024, cả nước có 79-79,5% số xã đạt chuẩn nông thôn mới

Hết năm 2024, cả nước có 79-79,5% số xã đạt chuẩn nông thôn mới

Dự kiến đến hết năm 2024, cả nước có khoảng 79-79,5% số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, có khoảng 38% số xã đạt nông thôn mới nâng cao.
Những trường hợp nào được miễn lệ phí cấp thẻ căn cước theo quy định mới?

Những trường hợp nào được miễn lệ phí cấp thẻ căn cước theo quy định mới?

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 73/2024/TT-BTC quy định mức thu, miễn, chế độ thu, nộp lệ phí cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước.
Thừa Thiên Huế: Tập trung giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo thu ngân sách 3 tháng cuối năm

Thừa Thiên Huế: Tập trung giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo thu ngân sách 3 tháng cuối năm

3 tháng cuối năm 2024, tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo hoàn thành kế hoạch thu ngân sách nhà nước.
Thừa Thiên Huế: Chính quyền luôn ‘‘sát cánh’’ cùng doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế: Chính quyền luôn ‘‘sát cánh’’ cùng doanh nghiệp

Lãnh đạo Thừa Thiên Huế cam kết luôn đồng hành, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và “sát cánh” cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Xem thêm

Đọc nhiều

Phát triển chùm đô thị vệ tinh, giải bài toán “chiếc áo chật” cho nội đô Hà Nội

Phát triển chùm đô thị vệ tinh, giải bài toán “chiếc áo chật” cho nội đô Hà Nội

Chuyên gia cho rằng, cần liên kết giữa đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh phục vụ phát triển bền vững cho thành phố Hà Nội.
Infographic | Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 10 tháng tăng 8,3%

Infographic | Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 10 tháng tăng 8,3%

Theo số liệu báo cáo được Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 10 tháng năm 2024 tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước.
Thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Số thuế từ các hoạt động thương mại điện tử đã đạt mức tăng trưởng ấn tượng, cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế số tại Việt Nam.
Mua bán hóa đơn điện tử: Thách thức mới trong quản lý thuế

Mua bán hóa đơn điện tử: Thách thức mới trong quản lý thuế

Việc chuyển đổi sang hóa đơn điện tử kỳ vọng giúp tăng cường quản lý thuế và ngăn chặn gian lận nhưng thực tế tình trạng mua bán hóa đơn trái phép vẫn phức tạp.
Giá hồ tiêu tăng cao, triển vọng xuất khẩu khả quan

Giá hồ tiêu tăng cao, triển vọng xuất khẩu khả quan

Nguồn cung hạn chế giúp cho giá hồ tiêu vẫn đang cao hơn khoảng hơn 70% so với đầu năm, dự báo xuất khẩu vào cuối năm sẽ thêm nhiều cơ hội.
Nhận định chứng khoán 13/11: Nhà đầu tư thận trọng trước các giao dịch

Nhận định chứng khoán 13/11: Nhà đầu tư thận trọng trước các giao dịch

Các chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán trong ngắn hạn sẽ có thể có các nhịp hồi chậm, do đó cần tập trung quan sát các cổ phiếu đầu tư trung và dài hạn.
Chứng khoán tuần qua 04/11 - 08/11: VN-INDEX tiếp tục gây thất vọng

Chứng khoán tuần qua 04/11 - 08/11: VN-INDEX tiếp tục gây thất vọng

Các chuyên gia nhận định VN-INDEX trong tuần qua thể hiện sự rung lắc mạnh với biên độ tăng giảm lớn, tạo ra tâm lý thận trọng trên toàn bộ sàn giao dịch.
Nhận định chứng khoán 11/11: Tập trung vào các cổ phiếu đầu tư dài hạn

Nhận định chứng khoán 11/11: Tập trung vào các cổ phiếu đầu tư dài hạn

Các chuyên gia cho rằng cần tập trung vào các cổ phiếu đầu tư dài hạn có nền tảng tốt chờ đợi thị trường cân bằng trở lại và có các nhịp hồi chậm rãi.
Giá hồ tiêu biến động liên tục, rời khỏi mốc 140.000/kg

Giá hồ tiêu biến động liên tục, rời khỏi mốc 140.000/kg

Từ tháng 10/2024 tới nay, giá hồ tiêu có xu hướng giảm, thị trường trong nước tiếp tục rời mốc 140.000 đồng/kg.
Nguồn cung trong nước hạn hẹp, Việt Nam tăng cường nhập khẩu hồ tiêu

Nguồn cung trong nước hạn hẹp, Việt Nam tăng cường nhập khẩu hồ tiêu

Theo thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), tháng 10/2024, Việt Nam nhập khẩu một lượng lớn hồ tiêu, tăng đáng kể so với tháng trước.
Phiên bản di động