Vươn mình trở thành trung tâm du lịch quốc tế
Bước chuyển mạnh mẽ
Năm 2012, 2016, Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ban hành 2 Nghị quyết quan trọng, được coi là những Nghị quyết then chốt cho sự phát triển du lịch dịch vụ của địa phương theo hướng lâu dài, bền vững. Đó là Nghị quyết số 07-NQ/TU về phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030 và Nghị quyết số 02-NQ/TU về phát triển dịch vụ tỉnh giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030. Cùng với đó là Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, trung tâm du lịch quốc tế, là một trong những đầu tàu kinh tế của miền Bắc và cả nước.
![]() |
Với những giải pháp mang tính bài bản, tổng thể trên tinh thần của Nghị quyết và thực hiện mục tiêu Quy hoạch đã giúp tỉnh Quảng Ninh có những bước chuyển đổi nhanh chóng mô hình tăng trưởng. Ngành du lịch Quảng Ninh không ngừng bứt phá ngoạn mục.
Tính đến nay, mục tiêu trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế dịch vụ, công nghiệp đang đi tới chặng cuối cùng với những gam màu tươi sáng. Theo đánh giá của Sở Du lịch Quảng Ninh, ngành du lịch địa phương đã có nhiều khởi sắc, mang lại hiệu quả thiết thực, bước đầu đã xây dựng được thương hiệu, hình ảnh, tạo việc làm ổn định cho hàng vạn lao động, góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Năm 2019, Quảng Ninh ước đón khoảng 14 triệu lượt khách du lịch, trong đó ước đón hơn 5,7 triệu triệu lượt khách du lịch quốc tế.
Thành quả này, đại diện Sở Du lịch Quảng Ninh, là nhờ vào việc tỉnh đã phát huy những tiềm năng, lợi thế về du lịch, công tác quản lý nhà nước về du lịch được tăng cường và không ngừng đổi mới, triển khai các quy hoạch; tập trung chỉ đạo làm thay đổi nhận thức của nhân dân, doanh nghiệp và các cấp, các ngành, địa phương về du lịch. Đặc biệt, Quảng Ninh đã huy động được nhiều nguồn lực từ ngân sách nhà nước và nhà đầu tư, ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng du lịch phục vụ cho phát triển du lịch, dịch vụ trên địa bàn.
![]() |
Nhiều công trình trọng tâm đã được đưa vào khai thác trong năm 2018 chính là dấu ấn lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành du lịch, như: Đường cao tốc Hải Phòng – Hạ Long; cầu Bạch Đằng; Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn; Cảng tàu khách quốc tế Hòn Gai… Cùng với việc đầu tư hạ tầng, ngành du lịch tỉnh đã tập trung khai thác hiệu quả các khu vực có tính năng động như Hạ Long, Vân Đồn, Móng Cái… Nhiều dự án lớn về du lịch được các nhà đầu tư chiến lược Sun Group, Vin Group, FLC… nghiên cứu lập quy hoạch và đầu tư xây dựng, tạo diện mạo mới tại Móng Cái, Vân Đồn, Cô Tô, Quảng Yên, Uông Bí, Đông Triều…
Kỳ vọng mới
Trên cơ sở nền tảng hạ tầng kỹ thuật sẵn có và mới được đầu tư, Quảng Ninh đã tập trung phát triển 4 dòng sản phẩm du lịch chính, gồm: Du lịch biển đảo, du lịch văn hóa - tâm linh, du lịch cộng đồng và du lịch biên giới. Năm 2019, một số sản phẩm du lịch mới đã được hình thành, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn.
Hiện toàn tỉnh hiện có 91 điểm du lịch và 2 khu du lịch địa phương, 1 khu du lịch quốc gia được công nhận. Các địa phương đã chủ động phát triển các sản phẩm dựa theo lợi thế, điều kiện của từng khu vực, do đó đã phát huy được thương hiệu của từng sản phẩm du lịch.
Bên cạnh đó, Quảng Ninh tiếp tục xây dựng chuỗi liên kết 3 nhà: Nhà quản lý - điểm du lịch - hãng lữ hành để hình thành tua du lịch từ Đông Triều đến Móng Cái; đầu tư phát triển thêm các sản phẩm hàng lưu niệm, sản vật địa phương đáp ứng các tiêu chuẩn được công nhận điểm mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 45 cơ sở kinh doanh đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, trong đó có 19 điểm mua sắm và 25 nhà hàng, 1 cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí; 1.379 cơ sở lưu trú du lịch với 25.488 buồng, trong đó, có 7 khách sạn 5 sao, 21 khách sạn 4 sao…
![]() |
Nhằm tăng tính cạnh tranh của điểm đến, theo đại diện Sở Du lịch Quảng Ninh, những vấn đề bất cập trong hoạt động kinh doanh lữ hành, chất lượng dịch vụ cơ sở lưu trú và hướng dẫn viên du lịch được tập trung giải quyết, góp phần tạo môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh; hoạt động quảng bá, xúc tiến được quan tâm, chủ động xây dựng, trong đó chú trọng phát triển các thị trường khách quốc tế trọng điểm, gồm: Trung Quốc, Đông Bắc Á, ASEAN, châu Âu, Nga, Bắc Mỹ, Nam Á, Trung Đông và hướng đến các dòng khách có khả năng chi trả cao, đồng thời quan tâm đến thị trường khách trong nước.
Trong bức tranh khởi sắc của ngành du lịch hiện tại, vẫn còn đó nhiều khó khăn, song với lợi thế về các danh lam thắng cảnh nổi tiếng cả nước, cơ sở hạ tầng du lịch được đầu tư xây dựng, nâng cấp hiện đại, đặc biệt với những quyết sách mang tính động lực, kỳ vọng du lịch Quảng Ninh sẽ tiếp tục “cất cánh” và không còn xa để Quảng Ninh cán đích mục tiêu trở thành trung tâm du lịch quốc tế vào năm 2030 và đón được 50 triệu lượt khách.
Để thực hiện mục tiêu du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GRDP của tỉnh, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung xác định các chiến lược đột phá về thu hút đầu tư, lập quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch đồng bộ, có các chính sách quản lý quyết liệt, hiệu quả. |
Tin mới cập nhật

Lâm Đồng cam kết đồng hành, 'trải thảm đỏ' đón nhà đầu tư

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và Quốc khánh 2/9 của năm 2025

Du lịch Khánh Hòa nâng chất du lịch dịp cao điểm 30/4 – hè 2025

Du lịch TP. Hồ Chí Minh đón 'cơ hội vàng' dịp 30/4

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Bắc Giang dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP quý I/2025

TP. Hồ Chí Minh: Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu quý I/2025

Hàn Quốc đẩy mạnh đầu tư vào TP. Hồ Chí Minh

Cảng Mỹ Thuỷ: Đẩy nhanh tiến độ thu hút nhà đầu tư

Tái hiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng bằng công nghệ màn led
Tin khác

Gần 4,6 triệu khách du lịch đến Hà Nội

TP. Hồ Chí Minh: 6 lãnh đạo công an cấp phòng xin nghỉ hưu

Hà Nội: Hạn chế xe 16 chỗ vào phố cổ từ 1/3

Thành phố Huế đảm bảo cung ứng nguồn điện

Thành phố Huế: Vốn khuyến công ‘đòn bẩy' công nghiệp nông thôn

Bình Dương: Phát triển dịch vụ logistics thành ngành kinh tế mũi nhọn

HĐND TP. Hồ Chí Minh họp xem xét công tác nhân sự

Quảng Nam, Quảng Ngãi đẩy nhanh xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thành phố Huế: Hợp tác, đào tạo nhân lực từ Nhật Bản

Bắc Kạn đảm bảo khu vực dịch vụ tăng trưởng 9,6%
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Chanh leo độc lạ 'chiếm sóng' thị trường, giá cao vẫn hút khách

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp
