TKV tăng sản lượng khai thác, đảm bảo cung cấp than cho sản xuất điện

Để đảm bảo cung cấp than cho sản xuất điện, trong quý I/2022, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã tập trung nhân lực, động viên công nhân cán bộ toàn ngành tăng lượng khai thác tối đa. Theo đó, sản lượng than nguyên khai tăng 6 % so với cùng kỳ và vượt 2% so với kế hoạch.

Tăng sản lượng khai thác

Trong quý I/2022, Tập đoàn TKV đã huy động nhân lực, động viên công nhân cán bộ toàn ngành làm thêm ca, thêm kíp bắt tay vào sản xuất ngay từ ngày đầu năm sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán, kết hợp cùng với các giải pháp điều hành, Tập đoàn TKV đã tăng được sản lượng than khai thác tối đa để cung cấp than cho sản xuất điện góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, kìm chế lạm phát và bù đắp một phần nguồn than nhập khẩu bị thiếu hụt do nguồn cung và giá cả tăng cao bởi ảnh hưởng xung đột vũ trang.

Đáng chú ý, tiêu thụ than cho điện 3 tháng đầu năm 2022 đạt trên 8 triệu tấn than tương đương với cùng kỳ năm 2021, giảm so với bình quân kế hoạch quý 0,8 triệu tấn tương ứng với nguồn than nhập khẩu nhập thiếu hụt. Nguyên nhân được xác định do một số nhà máy điện chưa ký hợp đồng ngay với TKV và chậm thống nhất giá than pha trộn nhập khẩu kéo theo kế hoạch của TKV không thực hiện được dẫn đến nguồn than pha trộn nhập khẩu và than sản xuất trong nước thiếu hụt.

Quý II/2022, TKV phấn đấu khai thác 11,4 triệu tấn than nguyên khai
Quý II/2022, TKV phấn đấu khai thác 11,4 triệu tấn than nguyên khai

Cũng theo báo cáo của TKV, doanh thu toàn Tập đoàn TKV trong quý I/2022 ước đạt 32.873 tỷ đồng, đạt 25 % kế hoạch năm, bằng 124,1 % so với cùng kỳ 2021. Trong đó, doanh thu than đạt 19.419 tỷ đồng, đạt 25,9 % kế hoạch năm, bằng 120,8% so với cùng kỳ. Lợi nhuận dự kiến đạt 600 tỷ đạt 17 % kế hoạch năm. Nộp ngân sách Nhà nước 4,1 ngàn tỷ đồng, đạt 23 % kế hoạch tương đương so với cùng kỳ năm 2021. Tiền lương bình quân của người lao động đạt 13,47 triệu đồng/người/tháng.

Về các chỉ tiêu tinh quặng đồng, đồng tấm, alumin vượt kế hoạch giao từ 2-4% trong lúc thị trường đang ở mức tốt và giá tốt đã làm tăng hiệu quả kinh doanh của TKV đã bù đắp một phần chi phí do ảnh hưởng của giá dầu, giá sắt thép và giá một số loại vật tư tăng cao, trong khi giá bán than cho hộ điện chưa được điều chỉnh. Quý I năm 2022 , TKV đã tăng được năng lực sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần vào tăng trưởng chung của cả nước và bình ổn giá cả mặc dù giá than trên thị trường thế giới đang ở mức rất cao.

Trong công tác phòng chống dịch, đến nay TKV đã tiêm đủ mũi 3 vắc xin phòng Covid-19 cho số lao động đủ điều kiện tiêm chủng (không bao gồm số thai sản, chống chỉ định tiêm, trì hoãn tiêm chủng…) với tổng số 89.521 người (đạt 94,5% trên tổng số lao động theo danh sách).

Ngoài ra, công tác bảo vệ môi trường tiếp tục được đơn vị chú trọng, tính đến hết quý I/2022, đã có 176.036 cây được trồng mới, đạt 17,6% kế hoạch năm. Diện tích trồng đạt 47 ha/kế hoạch 210 ha, đạt 22,4% kế hoạch năm. Ngoài ra, đơn vị đang đẩy mạnh công tác cải tạo phục hồi môi trường các dự án/Giấy phép khai thác đã kết thúc, quý I đang thẩm định thêm 01 dự án (Tây Khe Sim - Than Hạ Long), các đơn vị đang làm thủ tục để rút tiền ký quỹ môi trường của 5 dự án.

Tiếp tục đảm bảo nguồn cung than cho ngành điện

Nhiệm vụ quý II/2022 là tăng nhịp độ sản xuất để tăng 1,5 triệu tấn than nguyên khai so với kế hoạch, phấn đấu tiêu thụ than ở mức cao nhất. Theo đó, than nguyên khai sản xuất đạt 11,4 triệu tấn, tiêu thụ trên 11 triệu tấn. Sản xuất điện đạt 2,85 tỷ Kwh. Sản phẩm Alumina 363.000 tấn, tinh quặng đồng: 25.800 tấn, đồng tấm: 8.000 tấn....

Bên cạnh đó, đơn vị tiếp tục bám sát tình hình vận hành và sử dụng than của các nhà máy nhiệt điện để có sự chủ động trong việc điều hành tiêu thụ, chủ động trong điều hành sản xuất, nhập khẩu than để cung cấp than theo hợp đồng. Để tăng sản lượng than ở mức cao nhất đáp ứng một phần cho nhu cầu thị trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn TKV đã kêu gọi người lao động toàn ngành làm việc không nghỉ lễ ngày giỗ tổ Hùng Vương và ngày Chiến thắng và Quốc tế lao động (30/04 và 01/05)

Riêng đối với than chất lượng cao, do diễn biến tình hình giá than thế giới, tình hình cước vận chuyển quốc tế tăng đột biến dẫn đến giá than chất lượng cao của TKV có sức cạnh tranh cao, theo đó chỉ đạo các đơn vị tập trung sản xuất các loại than cục than cám chất lượng cao cho xuất khẩu và khách hàng trong nước.

Đặng Thanh Hải, Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam phát biểu tại Hội nghị sơ kết công tác quý I và triển khai nhiệm vụ quý II năm 2022
Ông Đặng Thanh Hải, Tổng Giám đốc Tập đoàn TKV phát biểu tại Hội nghị sơ kết công tác quý I và triển khai nhiệm vụ quý II năm 2022

Ngoài ra, TKV tiếp tục tập trung đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm khoáng sản chính như Alumin, đồng, kẽm, phôi thép. Đồng thời, trong sản xuất điện, vận hành ổn định các nhà máy, bám sát thị trường để tăng công suất phát, phấn đấu 6 tháng đạt 55 % kế hoạch năm, đạt mức sản lượng 5,3 tỷ kWh.

Tại Hội nghị sơ kết công tác quý I và triển khai nhiệm vụ quý II năm 2022, ông Lê Minh Chuẩn - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn TKV lưu ý, cần thường xuyên theo dõi cặp nhật diễn biến giá trên thị trường trong nước và quốc tế để điều hành nhập khẩu than theo kế hoạch. “Để đảm bao cung cấp than cho ngành điện, trong thời gian tới, cần đặc biệt chú trọng đến việc cân đối, phân bổ cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện phù hợp, tránh tình trạng chỗ thừa chỗ thiếu” – Ông Chuẩn nhấn mạnh.

Cũng tại hội nghị, ông Đặng Thanh Hải - Tổng Giám đốc Tập đoàn TKV cho biết: Để hoàn thành mục tiêu quý II/2022, Tập đoàn sẽ huy động tối đa cán bộ, công nhân toàn ngành thi đua lao động sản xuất để tăng sản lượng than ở mức cao nhất có thể. Tập đoàn cũng yêu cầu các đơn vị tiếp tục kiểm soát tốt phòng chống dịch bệnh Covid-19; khẩn trương triển khai các chương trình ứng dụng cơ giới hóa, tin học hóa, tự động hóa nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Tiến Dũng

Tin mới cập nhật

Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử: Cần chú trọng tới sản phẩm cốt lõi, tạo sức đột phá

Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử: Cần chú trọng tới sản phẩm cốt lõi, tạo sức đột phá

Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử cần xác định sản phẩm cốt lõi có sức đột phá để phát triển.
Thanh Hoá: Phát triển công nghiệp hỗ trợ thân thiện môi trường

Thanh Hoá: Phát triển công nghiệp hỗ trợ thân thiện môi trường

Thanh Hóa có định hướng ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ với công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường.
Ninh Bình: Phát triển công nghiệp hỗ trợ là trụ cột

Ninh Bình: Phát triển công nghiệp hỗ trợ là trụ cột

Những năm gần đây, với các chính sách thu hút đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, Ninh Bình đang là điểm đến hấp dẫn cho các dự án công nghiệp hỗ trợ.
Hậu Giang: Ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Hậu Giang: Ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Đến năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, từng bước tham gia vào chuỗi sản xuất cung ứng...
Quảng Ngãi: Công nghiệp hỗ trợ tập trung vào 5 lĩnh vực trọng tâm

Quảng Ngãi: Công nghiệp hỗ trợ tập trung vào 5 lĩnh vực trọng tâm

Đến năm 2030, tỉnh Quảng Ngãi mục tiêu phát triển trở thành một trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Doanh nghiệp cơ khí: Tìm cách tiến sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu

Doanh nghiệp cơ khí: Tìm cách tiến sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu

Ngành cơ khí được đánh giá là ngành công nghiệp then chốt, tuy nhiên cần thêm nguồn lực để gia tăng thị phần và tham gia vào chuỗi cung ứng cho sản phẩm cơ khí.
Lâm Đồng: Cơ cấu ngành công nghiệp phát triển theo chiều sâu

Lâm Đồng: Cơ cấu ngành công nghiệp phát triển theo chiều sâu

Tỉnh Lâm Đồng xác định 8 mục tiêu tái cơ cấu ngành công nghiệp với tốc độ tăng năng suất lao động công nghiệp bình quân giai đoạn 2021- 2030 đạt 7,5-9%/năm.
Infographic | Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 10 tháng tăng 8,3%

Infographic | Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 10 tháng tăng 8,3%

Theo số liệu báo cáo được Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 10 tháng năm 2024 tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước.
Hà Nội: Tăng giải pháp, hiện thực hoá mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ

Hà Nội: Tăng giải pháp, hiện thực hoá mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ

Mục tiêu đến năm 2025, có khoảng 1.000 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội.
Cải tiến mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Hiện đại hay truyền thống?

Cải tiến mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Hiện đại hay truyền thống?

Đổi mới hoàn toàn hay giữ lại phần nào nét truyền thống để tạo sự khác biệt là vấn đề cần cân nhắc trong cải tiến mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

Tin khác

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ

Ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang đứng trước những cơ hội vàng để tham gia và mở rộng vị thế trên thị trường toàn cầu.
Hà Nội chú trọng phát triển bền vững cho làng nghề truyền thống

Hà Nội chú trọng phát triển bền vững cho làng nghề truyền thống

Sản xuất và tiêu dùng mang tính phát triển bền vững là tiêu chí được TP. Hà Nội tập trung định hướng chuỗi sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống và OCOP.
Kết nối tiêu thụ cho sản phẩm công nghiệp nông thôn

Kết nối tiêu thụ cho sản phẩm công nghiệp nông thôn

Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024 sẽ giúp quảng bá sản phẩm tới đông đảo khách tiêu dùng Thủ đô.
Phát triển xe ô tô điện: Cần động lực và chính sách cụ thể

Phát triển xe ô tô điện: Cần động lực và chính sách cụ thể

Chuyển đổi điện hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam cần chú trọng lộ trình phát triển các dòng xe ô tô điện hóa phù hợp với lộ trình chuyển đổi năng lượng.
Quảng Nam: Liên kết sản xuất giữa công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp cơ khí

Quảng Nam: Liên kết sản xuất giữa công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp cơ khí

Tỉnh Quảng Nam đẩy nhanh xây dựng đề án thí điểm cơ chế khuyến khích hợp tác liên kết sản xuất theo cụm liên kết ngành công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp cơ khí.
Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử hướng đến chuyển đổi xanh

Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử hướng đến chuyển đổi xanh

Ngành điện tử của Việt Nam đang nỗ lực chuyển đổi sản xuất công nghiệp hỗ trợ, hướng đến phát triển bền vững nhưng thân thiện với môi trường.
Bình Dương: Tăng sức hút đầu tư, ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ

Bình Dương: Tăng sức hút đầu tư, ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ

Thủ phủ công nghiệp tỉnh Bình Dương đang nỗ lực thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ với những chính sách thông thoáng.
Hội tụ nhiều tập đoàn công nghệ lớn: Cơ hội nào cho công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử?

Hội tụ nhiều tập đoàn công nghệ lớn: Cơ hội nào cho công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử?

Nhiều tập đoàn công nghệ dịch chuyển vào Việt Nam, kéo theo một loạt doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, đây là cơ hội cho doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng.
Giải pháp nào giúp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng?

Giải pháp nào giúp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng?

Bên cạnh nỗ lực cải tiến sản xuất để tham gia vào chuỗi cung ứng quốc tế đòi hỏi doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phải hợp tác với nhau.
Phát triển ngành ô tô: Mục tiêu tăng trưởng gắn với phát triển công nghiệp hỗ trợ

Phát triển ngành ô tô: Mục tiêu tăng trưởng gắn với phát triển công nghiệp hỗ trợ

Tại dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, Bộ Công Thương đặt mục tiêu có thể sản xuất các linh kiện quan trọng như hộp số, động cơ.
Xem thêm

Đọc nhiều

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Giá hồ tiêu trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, chịu tác động từ nhiều yếu tố trong và ngoài nước.
Sản lượng giảm, giá hồ tiêu có tăng trở lại trong niên vụ mới?

Sản lượng giảm, giá hồ tiêu có tăng trở lại trong niên vụ mới?

Do nắng nóng kéo dài đầu năm 2024 ảnh hưởng lớn tới năng suất hồ tiêu dẫn tới sản lượng năm 2025 tiếp tục giảm, dự báo giá hồ tiêu vụ 2025 sẽ cao hơn vụ 2024
Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Các yếu tố như sự cạnh tranh từ cà phê, biến động tỷ giá, và kỳ vọng về vụ thu hoạch mới đã tác động mạnh đến giá hồ tiêu tuần qua.
Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Những ngôi nhà tiểu cảnh về làng quê ở Tây Nam Bộ cho đến Bắc Bộ được làm từ rác thải tái chế qua đôi bàn tay khéo léo của chàng trai Hoàng Thanh Tùng.
Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Với sự nỗ lực từng bước đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng của chính quyền địa phương, cuộc sống của đồng bào huyện Phước Sơn đã ngày càng tốt đẹp hơn.
Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hồ tiêu trong nước đang có dấu hiệu chậm lại so với cùng kỳ năm trước.
Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tăng hiệu quả quản lý thuế

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tăng hiệu quả quản lý thuế

Theo thống kê từ Tổng cục Thuế, việc triển khai hóa đơn điện tử, đặc biệt là hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, đang đạt được những kết quả khả quan.
Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Trong ngắn hạn, dự báo giá hồ tiêu thế giới biến động theo xu hướng giảm nhưng sẽ không kéo dài do nguồn cung hạn chế, nhu cầu nhập khẩu tăng theo yếu tố mùa vụ
Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Các chuyên gia đã đưa ra những phân tích sâu sắc về tác động của việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn.
Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

EU vừa đưa ra quyết định chính thức về thời điểm thực thi quy định EUDR, quyết định này sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường cà phê toàn cầu.
Phiên bản di động