Quảng Ninh đón dự án công nghiệp phụ trợ ô tô mới trị giá 165 triệu USD
"Ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam phát triển chậm là việc dễ hiểu" Công nghiệp phụ trợ Việt Nam đang bắt nhịp với nền sản xuất hiện đại |
Quảng Ninh sắp tới sẽ "đón" dự án Sản xuất sản phẩm khóa chốt và dập định hình Boltun (“Boltun Việt Nam”) với vốn đầu tư 165 triệu USD (tương đương 4.080,45 tỷ đồng).
Theo đó, dự án Sản xuất sản phẩm khóa chốt và dập định hình Boltun (“Boltun Việt Nam”) sẽ do hai nhà đầu tư Đài Loan (Trung Quốc) là Boltun Corporation, một trong những nhà cung cấp khóa chốt cho ngành công nghiệp sản xuất ô tô lớn nhất thế giới và QST International Corporation thực hiện.
![]() |
Đây là dự án sản xuất và cung sản phẩm khóa chốt và dập định hình cho các hãng sản xuất ô tô điện hàng đầu tại tại Mỹ và châu Âu. Nhà đầu tư sẽ xây dựng nhà máy trên khu đất rộng 35,27 ha tại Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong (DEEP C Quảng Ninh II), do Tổ hợp Khu công nghiệp DEEP C phát triển tại Khu kinh tế ven biển Quảng Yên - Quảng Ninh.
Dự án được chia thành hai giai đoạn với tổng công suất thiết kế là 60.000 tấn/năm. Giai đoạn 1 dự kiến khởi công vào quý II/2023.
Quảng Ninh đã 5 năm liên tiếp là địa phương dẫn đầu cả nước về môi trường kinh doanh thân thiện với doanh nghiệp. Với quyết tâm đưa Quảng Ninh trở thành một trong những địa điểm thu hút đầu tư nhất Việt Nam, tỉnh đang tiếp tục nỗ lực đẩy nhanh các thủ tục hành chính để đáp ứng yêu cầu và hỗ trợ kịp thời cho nhà đầu tư.
Trong năm 2023, DEEP C sẽ tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng của Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong để sẵn sàng đón các dự án lớn sử dụng công nghệ cao. Việc chuẩn bị hạ tầng chất lượng cao cũng là một trong những yếu tố quan trọng để DEEP C đóng góp vào mục tiêu thu hút 1,2 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp, khu kinh tế của Quảng Ninh trong năm 2023 |
Tin mới cập nhật

Vietnam AutoExpo 2025: Cơ hội vàng cho doanh nghiệp

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế về Công nghệ và Thiết bị điện

Triển lãm quốc tế lần thứ 18 Vietnam AutoExpo 2025

Liên kết tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Cần tăng mức độ liên kết

Ưu tiên xây dựng các khu công nghiệp hỗ trợ ngành da giày

Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử: Cần chú trọng tới sản phẩm cốt lõi, tạo sức đột phá

Thanh Hoá: Phát triển công nghiệp hỗ trợ thân thiện môi trường

Ninh Bình: Phát triển công nghiệp hỗ trợ là trụ cột

Hậu Giang: Ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ
Tin khác

Quảng Ngãi: Công nghiệp hỗ trợ tập trung vào 5 lĩnh vực trọng tâm

Doanh nghiệp cơ khí: Tìm cách tiến sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu

Hà Nội: Tăng giải pháp, hiện thực hoá mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ

Quảng Nam: Liên kết sản xuất giữa công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp cơ khí

Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử hướng đến chuyển đổi xanh

Bình Dương: Tăng sức hút đầu tư, ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ

Hội tụ nhiều tập đoàn công nghệ lớn: Cơ hội nào cho công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử?

Giải pháp nào giúp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng?

HanoiTex và HanoiFabric 2024: Đem đến công nghệ mới nhất cho ngành dệt may
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh
