"Ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam phát triển chậm là việc dễ hiểu"

Tại hội thảo "Chính sách công nghiệp quốc gia của Việt Nam đến năm 2025," tổ chức mới đây, nhiều ​tham luận đã chỉ ra các bất cập đối với ngành này trong vấn đề năng lực cạnh tranh, năng suất lao động và tỷ lệ nội địa hóa...
Ảnh chỉ mang tính minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Để có cách nhìn toàn diện hơn, Tiến sỹ Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, đã có một số trao đổi với phóng viên về cơ chế chính sách hiện nay, qua đó đóng góp những ý kiến nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp của Việt Nam trong thời gian tới.

- Thưa ông, những lo ngại về ngành công nghiệp nhất là công nghiệp phụ trợ đã được chuyên gia đề cập tới, vậy ông đánh giá thế nào về chính sách phát triển công nghiệp trong thời gian vừa qua?

Tiến sỹ Lê Xuân Sang: Cũng phải nói rằng, trong vài thập niên qua, chính sách phát triển ngành công nghiệp của Việt Nam đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận. Có thể thấy, cùng với sự hỗ trợ của ngành công nghiệp đã góp phần hình thành thêm một số ngành mới.

Thêm vào đó, một số doanh nghiệp của Việt Nam đã tận dụng được cơ hộ để nâng cao năng lực sản xuất và năng lực cạnh tranh để có thể vươn ra tầm khu vực.

Nhưng cũng phải nhìn nhận một thực tế, trên vài phương diện rất quan trọng, đến nay chúng ta vẫn chưa đạt được như kế hoạch đặt ra. Đơn cử trong ngành công nghiệp hỗ trợ, chỉ một số ít doanh nghiệp có thể đạt được kế hoạch về nâng cao tỷ lệ nội địa hóa như mục tiêu ban đầu đối với ngành này và có thể trở thành trụ cột cho ngành công nghiệp phát triển.

- Vậy nguyên nhân của những yếu kém trên là gì thưa ông?

Tiến sỹ Lê Xuân Sang: Có thể thấy, dù Việt Nam là nước đi sau nhưng trình độ trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ còn thấp, chưa ứng dụng được nhiều thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất trong khi năng lực của doanh nghiệp lại yếu kém, chưa bắt kịp với xu hướng đi lên của thế giới chính vì thế chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ khó đạt được như kế hoạch đề ra.

Hơn nữa do trình độ phát triển thấp nên không bảo đảm được lợi thế kinh tế về vĩ mô cho công nghiệp hỗ trợ và không đảm bảo được trình độ nhân lực chất lượng cao để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh cho toàn ngành.

Quan trọng hơn, chúng ta cũng phải thấy một yếu tố quan trọng không kém chính là việc đầu tư vốn cho lĩnh vực này vẫn còn chưa nhiều. Thực tế, chính sách hỗ trợ của Việt Nam vào lĩnh vực công nghiệp phụ trợ thời gian qua đã có nhưng chậm được ban hành. Đặc biệt là việc tiếp cận nguồn vốn cho công nghiệp phụ trợ gần đây mới được thể chế hóa, do vậy cùng với năng lực yếu kém của doanh nghiệp thì công nghiệp phụ trợ phát triển chậm là việc dễ hiểu.

Một điểm nữa là việc hoạch định chính sách đối với lĩnh vực công nghiệp phụ trợ chưa thực sự hiệu quả. Tất cả các yếu tố trên là nguyên nhân cơ bản khiến công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam chưa đạt được như kỳ vọng, hậu quả là giá trị tạo ra trong nước của nhiều ngành rất thấp, kéo theo nhập khẩu nhiều, chính vì vậy người được hưởng lợi nhiều hơn trong ngành lại là những nước mà Việt Nam nhập khẩu hàng hóa.

Chính vì vậy, chúng ta cần nghiên cứu và đặc biệt với việc đề cao vai trò Chính phủ kiến tạo, việc thiết kế chính sách phải chuyên nghiệp hơn, thông minh hơn và nâng cao một cách cơ bản thì Việt Nam với tính cách là người đến muộn, mới thu được lợi nhiều hơn từ việc hội nhập, nhất là các FTA thế hệ cao.

Tiến sỹ Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

- Vậy theo ông thời gian tới, định hướng về những chính sách trong lĩnh vực này cần tập trung như thế nào?

Tiến sỹ Lê Xuân Sang: Theo tôi, điều quan tâm hiện nay là phải nâng cao hơn nữa hiệu quả cũng như sự phát triển của lĩnh vực công nghiệp phụ trợ. Tiếp đến là tập trung phát triển nguồn nhân lực và tận dụng hội nhập để có được lợi thế kinh tế công nghiệp vĩ mô.

Tuy vậy, việc thu hút chính sách đầu tư nước ngoài ở Trung ương đến địa phương cũng phải tính và hiểu rất rõ các mạng lưới chân rết của các công ty xuyên quốc gia, để từ đó có chính sách thu hút phù hợp.

Ví dụ bên Trung Quốc họ sản xuất sản phẩm công nghiệp phụ trợ tốt rồi, nếu ở miền Bắc của Việt Nam cũng tính để đầu tư và thu hút dạng như vậy thì không thành công, mà cần tính tới mạng lưới toàn khu vực.

Cụ thể hơn là phải xem chúng ta có thể len vào chuỗi giá trị và chuỗi sản xuất khu vực như thế nào? Điều này đòi hỏi phải nghiên cứu rất chuyên sâu, cũng như đòi hỏi kiến tạo của chính sách phải lớn hơn nữa.

- Ông có thể nói rõ hơn các cơ hội của doanh nghiệp khi tham gia các hiệp định thương mại tự do?

Tiến sỹ Lê Xuân Sang: Theo tôi, doanh nghiệp Việt cần nỗ lực là một khâu hoặc mắt xích của của chuỗi liên kết (giá trị và sản xuất). Đây là cách để doanh nghiệp bắt kịp các xu hướng quản lý, sản xuất, quản lý, công nghệ.

Bên cạnh đó, từng doanh nghiệp cần xác định rõ lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh của mình đang và sẽ đầu tư, điểm mạnh, điểm yếu, cũng như tìm hiểu kỹ các đối thủ tiềm năng và nhận thức đúng các cơ hội, rủi ro như lịch trình cắt giảm thuế quan, xu thế công nghệ và quản trị doanh nghiệp.

- Vậy khi tham gia các hiệp định thương mại tự do, nhất là hiệp định RCEP liệu chúng ta có tận dụng được gì để phát triển ngành công nghiệp cũng như tạo động lực lớn hơn cho nền kinh tế không thưa ông?

Tiến sỹ Lê Xuân Sang: Trước khi đi vào đánh giá tác động RCEP với kinh tế Việt Nam, cần phải thấy rằng, việc hoàn tất hiệp định này tương đối khó và đến nay chưa thực sự rõ ràng.

Còn với Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) nếu được thực hiện theo đúng tinh thần cốt lõi như ban đầu sẽ rất tốt cho kinh tế của Việt Nam. Đơn cử hàng dệt may, chỉ có TTP là có quy định từ “sợi trở đi”, đây là những quy định giúp Việt Nam phát triển công nghiệp hỗ trợ, chuyển đổi nhanh hơn sang mô hình tăng trưởng có giá trị gia tăng lớn hơn và có tính tự chủ kinh tế cao hơn....

Còn đối với hiệp định RCEP để đón nhận được những cơ hội của hiệp định này cũng cần chuẩn bị rất kỹ. Bởi vì chúng ta biết, từ năm 2010 đến nay dưới tác động của hiệp định Trung Quốc-ASEAN với hàng rào thuế quan hạ xuống rất mạnh thì hầu hết các nước ASEAN phải chịu thậm hụt với Trung Quốc, đây cũng là yếu tố mà nhiều đối tác trong RCEP rất lo ngại.

- Xin cảm ơn ông./.

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) giữa ASEAN và 6 đối tác đã có FTA với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand bắt đầu đàm phán từ ngày 9/5/2013...

Điểm khác biệt lớn nhất của TPP và RCEP là việc áp đặt tiêu chuẩn hoạt động thương mại. Không như TPP, được coi là một hiệp định thế hệ mới yêu cầu sự đồng nhất chặt chẽ giữa các nước thành viên và có "chất lương cao", RCEP đặt ra các tiêu chuẩn thấp hơn và chấp thuận việc các nước thành viên đặt các rào cản không đồng nhất...

RCEP chú trọng hơn vào việc phát triển đồng nhất nền kinh tế của khu vực ASEAN, kết hợp giữa tầm nhìn khu vực ASEAN + 3 của Trung Quốc và ASEAN + 6 của Nhật Bản để kết nối giữa những quốc gia đã sẵn có thoả thuận sẵn với nhau.

Tin mới cập nhật

Triển lãm quốc tế lần thứ 17 về Công nghệ thiết bị điện quy tụ nhiều doanh nghiệp lớn ngành điện

Triển lãm quốc tế lần thứ 17 về Công nghệ thiết bị điện quy tụ nhiều doanh nghiệp lớn ngành điện

Triển lãm quốc tế lần thứ 17 về Công nghệ và thiết bị Điện là triển lãm chuyên ngành hàng đầu về thiết bị điện, tiết kiệm năng lượng và năng lượng xanh
Gần 200 công ty trong và ngoài nước tham gia triển lãm quốc tế Vietnam Autoexpo 2024

Gần 200 công ty trong và ngoài nước tham gia triển lãm quốc tế Vietnam Autoexpo 2024

Triển lãm quốc tế lần thứ 17 về Phương tiện Giao thông, vận tải và Công nghiệp hỗ trợ - Vietnam AutoExpo 2024 sẽ khai mạc từ ngày 13 đến 16/06/2024 tại Hà Nội
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Với lợi thế hiện tại, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đánh giá rất cao cơ hội của Việt Nam khi tham gia ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Vì sao sản xuất ô tô tại Vĩnh Phúc trong quý I/2024 giảm 22,75%?

Vì sao sản xuất ô tô tại Vĩnh Phúc trong quý I/2024 giảm 22,75%?

Quý I/2024, sản lượng sản xuất ô tô trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đạt 6.735 nghìn xe, giảm 22,75% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đề xuất 6 giải pháp thúc đẩy sản xuất công nghiệp những tháng cuối năm

Đề xuất 6 giải pháp thúc đẩy sản xuất công nghiệp những tháng cuối năm

IIP quý I/2024 được đánh giá tích cực với mức tăng 5,7%, tuy nhiên nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất công nghiệp, Tổng cục Thống kê đề xuất 6 giải pháp.
Ngành lương thực, thực phẩm nhiều cơ hội bứt phá hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Ngành lương thực, thực phẩm nhiều cơ hội bứt phá hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Triển lãm Quốc tế ngành Lương thực, Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh lần thứ 3-Ngành lương thực, thực phẩm nhiều cơ hội bứt phá hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Cụm công nghiệp nhận được những ưu đãi, hỗ trợ phát triển nào?

Cụm công nghiệp nhận được những ưu đãi, hỗ trợ phát triển nào?

Theo Nghị định số 32/2024/NĐ-CP của Chính phủ, cụm công nghiệp sẽ nhận được những chính sách ưu đãi và hỗ trợ phát triển.
Thành lập, mở rộng phát triển cụm công nghiệp cần đáp ứng các điều kiện gì?

Thành lập, mở rộng phát triển cụm công nghiệp cần đáp ứng các điều kiện gì?

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 32/2024/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp. Nghị định quy định điều kiện thành lập, mở rộng cụm công nghiệp.
Việt Nam phải là "mắt xích" trọng yếu của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam phải là "mắt xích" trọng yếu của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong bối cảnh nước ta đang hội tụ đầy đủ điều kiện và yếu tố cần thiết để phát triển công nghiệp bán dẫn.
Phế liệu nhựa nhập khẩu: Cần có cách tiếp cận thông minh, bền vững

Phế liệu nhựa nhập khẩu: Cần có cách tiếp cận thông minh, bền vững

Việc trở thành điểm đến chính cho nhập khẩu phế liệu nhựa đã khiến Việt Nam chịu nhiều hậu quả, vì vậy cần có cách tiếp cận thông minh, bền vững.

Tin khác

Dự kiến cấp mới giấy phép thăm dò khoáng sản đá vôi, sét

Dự kiến cấp mới giấy phép thăm dò khoáng sản đá vôi, sét

Trong quy hoạch mới phê duyệt, Chính phủ dự kiến cấp mới các giấy phép thăm dò tại 36 khu vực khoáng sản đá vôi, 46 khu vực khoáng sản sét.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Cần có cách tiếp cận mới tham gia vào chuỗi cung ứng

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Cần có cách tiếp cận mới tham gia vào chuỗi cung ứng

Việc liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam với các công ty đa quốc gia được cho là con đường ngắn nhất để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nội toàn cầu.
Hỗ trợ, tư vấn cải tiến năng suất: Tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Hỗ trợ, tư vấn cải tiến năng suất: Tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương đã và đang đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ cải tiến năng suất cho DN công nghiệp hỗ trợ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Cộng lực vốn hỗ trợ doanh nghiệp

Cộng lực vốn hỗ trợ doanh nghiệp

Cuối năm là giai đoạn nước rút khi doanh nghiệp tăng tốc sản xuất nhằm đạt kế hoạch. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần tăng vốn, quản lý chặt dòng tiền để giảm chi phí và thu về lợi nhuận.
Đơn đặt hàng mới vẫn giảm vì cầu yếu

Đơn đặt hàng mới vẫn giảm vì cầu yếu

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam giảm từ 49,6 trong tháng 10 xuống 47,3 trong tháng 11, dưới 50 điểm trong tháng thứ ba liên tiếp.
Việt Nam tiến đến lộ trình xanh hóa cảng biển

Việt Nam tiến đến lộ trình xanh hóa cảng biển

Xanh hóa cảng biển nhằm cân bằng giữa sự biến động môi trường và nhu cầu phát triển kinh tế đang là xu hướng mà nhiều cảng biển trên thế giới; trong đó, có Việt Nam đang lên lộ trình triển khai.
Sắp diễn ra Diễn đàn hiện thực hóa mục tiêu phát triển điện khí LNG

Sắp diễn ra Diễn đàn hiện thực hóa mục tiêu phát triển điện khí LNG

Ngày 7/12 tới tại Hà Nội sẽ diễn ra Diễn đàn “Hiện thực hoá mục tiêu phát triển Điện khí LNG theo Quy hoạch Điện VIII”.
Công bố cẩm nang công nghệ sản xuất điện và lưu trữ điện năng

Công bố cẩm nang công nghệ sản xuất điện và lưu trữ điện năng

Cẩm nang này gồm 2 ấn phẩm: Cẩm nang công nghệ sản xuất điện và Cẩm nang công nghệ lưu trữ điện năng, nhiên liệu tái tạo và chuyển đổi từ điện năng sang các dạng năng lượng khác (Power-to-X).
Hoạt động M&A góp phần đa dạng vốn cho nền kinh tế

Hoạt động M&A góp phần đa dạng vốn cho nền kinh tế

Việt Nam vẫn là thị trường hấp dẫn cho hoạt động M&A nhờ sự ổn định về chính trị, tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng, thị trường tiêu dùng nội địa tăng nhanh.
Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam ưu tiên đa dạng hóa sản xuất và chế tạo

Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam ưu tiên đa dạng hóa sản xuất và chế tạo

Kết quả khảo sát cho thấy xu hướng các doanh nghiệp Đức đang ưu tiên đa dạng hóa sản xuất và chế tạo, tập trung vào các dự án đầu tư xanh.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá tiêu hôm nay 17/5/2024: Tăng “bốc đầu” tới 8.000 đồng/kg, Đắk Nông lên mức cao chót vót 113.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 17/5/2024: Tăng “bốc đầu” tới 8.000 đồng/kg, Đắk Nông lên mức cao chót vót 113.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 17/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 17/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 16/5/2024: Tiếp đà tăng mạnh tới 3.000 đồng/kg, Bà Rịa – Vũng Tàu lên đỉnh 107.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 16/5/2024: Tiếp đà tăng mạnh tới 3.000 đồng/kg, Bà Rịa – Vũng Tàu lên đỉnh 107.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 16/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 16/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 15/5/2024: Đồng loạt bật tăng trở lại, Đắk Lắk, Bà Rịa – Vũng Tàu cao nhất 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 15/5/2024: Đồng loạt bật tăng trở lại, Đắk Lắk, Bà Rịa – Vũng Tàu cao nhất 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 15/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 15/5 thế nào?
Sự bất ổn của thị trường vàng là ''gánh nặng'' cho nền kinh tế

Sự bất ổn của thị trường vàng là ''gánh nặng'' cho nền kinh tế

Đánh giá về tác động của thị trường vàng, chuyên gia cho rằng, vàng ''tăng nóng'' ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh, là ''gánh nặng'' cho nền kinh tế.
Nhịp cầu Công Thương ngày 13/5: Phản ánh liên quan Công ty Địa ốc Cienco5; Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc

Nhịp cầu Công Thương ngày 13/5: Phản ánh liên quan Công ty Địa ốc Cienco5; Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc

Nhịp cầu Công Thương ngày 13/5 nhận phản ánh liên quan đến Công ty Địa ốc Cienco5, Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc và một số đơn vị khác.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 15/5/2024: Giá dầu thế giới “quay xe” giảm mạnh khi công bố dữ liệu lạm phát

Giá xăng dầu hôm nay ngày 15/5/2024: Giá dầu thế giới “quay xe” giảm mạnh khi công bố dữ liệu lạm phát

Giá xăng dầu hôm nay ngày 15/5/2024, giá dầu thế giới giảm mạnh với dầu WTI giảm 1,39%, dầu Brent giảm 0,72% sau khi dữ liệu lạm phát được công bố.
Giá tiêu hôm nay 18/5/2024: Đồng loạt đảo chiều giảm từ 1.000 – 2.000 đồng/kg ngay sau ngày tăng sốc

Giá tiêu hôm nay 18/5/2024: Đồng loạt đảo chiều giảm từ 1.000 – 2.000 đồng/kg ngay sau ngày tăng sốc

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 18/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 18/5 thế nào?
Bộ Tài chính đề xuất gia hạn 84.000 tỷ đồng tiền thuế năm 2024 hỗ trợ sản xuất, kinh doanh

Bộ Tài chính đề xuất gia hạn 84.000 tỷ đồng tiền thuế năm 2024 hỗ trợ sản xuất, kinh doanh

Để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, Bộ Tài chính đề xuất gia hạn 84.000 tỷ đồng tiền thuế năm 2024.
“Hậu" kiểm tra của Cục Hàng không, giá vé máy bay cao điểm hè vẫn cao chót vót

“Hậu" kiểm tra của Cục Hàng không, giá vé máy bay cao điểm hè vẫn cao chót vót

Giá vé máy bay liên tục tăng cao từ đầu năm đến nay, cơ quan quản lý lẫn chuyên gia đều đưa ra những nguyên nhân khác nhau để giải thích cho tình trạng này.
Giá tiêu hôm nay  14/5/2024: Đắk Nông tăng nhẹ 500 đồng/kg, lên mức 103.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 14/5/2024: Đắk Nông tăng nhẹ 500 đồng/kg, lên mức 103.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 14/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 14/5 thế nào?
Phiên bản di động