Phê duyệt Quy hoạch điện VIII: Chuyên gia nói gì về giải bài toán an ninh năng lượng và vai trò Bộ Công Thương?

Quy hoạch Điện VIII được phê duyệt là bước đột phá chuyển dịch năng lượng, có ý nghĩa quan trọng đối với việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Quy hoạch điện VIII mới phê duyệt: Hệ thống truyền tải điện sẽ phát triển ra sao? Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt Quy hoạch điện VIII Quy hoạch điện VIII: Bước đột phá gỡ khó và phát triển bền vững năng lượng

Ngày 15/5, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).

Giải quyết nhiều thách thức an ninh năng lượng quốc gia

Trả lời Công Thương sáng 16/5, chuyên gia kinh tế TS Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Tăng trưởng xanh, nhận định việc phê duyệt Quy hoạch điện VIII có ý nghĩa quan trọng đối với việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia cũng như thực hiện các cam kết về biến đối khí hậu của Việt Nam như phát thải ròng bằng không (net zero) hoặc Tuyên bố chính trị về chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP).

Như đã nêu trong Quyết định phê duyệt, Việt Nam sẽ không xây mới các nhà máy nhiệt điện than sau năm 2030 và thực hiện chuyển đổi dần các nhà máy nhiệt điện than sang sử dụng các dạng nhiên liệu sạch như sinh khối, ammonia nhằm đưa đỉnh phát thải khí nhà kính về năm 2030 như đã cam kết.

Đối với các dự án điện khí, Quy hoạch điện VIII ưu tiên triển khai các dự án sử dụng nguồn khí nội địa và chỉ sử dụng khí LNG trong trường hợp thiếu hụt nguồn cung. Năng lượng tái tạo được đặc biệt ưu tiên phát triển trong bản Quy hoạch điện lần này, với định hướng đạt tỷ trọng khoảng 70% trong cơ cấu nguồn điện vào năm 2050, và thúc đẩy đầu tư điện mặt trời mái nhà với mục đích tự dùng với mục tiêu phủ kín 50% mái các toà nhà công sở và nhà dân.

“Việc phê duyệt Quy hoạch điện VIII sau 2 năm rà soát cũng sẽ tạo hành lang pháp lý cho việc triển khai các dự án truyền tải điện để giúp giải toả công suất cho các dự án điện tái tạo khu vực miền Trung và miền Nam, cũng như các tuyến đường dây 500 kV giúp cân đối cung cầu giữa 3 miền Bắc - Trung – Nam”, chuyên gia Hà Đăng Sơn nhấn mạnh.

Chính phủ phê duyệt Quy hoạch điện VIII: Lời giải bài toán thách thức an ninh năng lượng quốc gia
Quy hoạch Điện VIII là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai các dự án nguồn và lưới điện, đáp ứng nhu cầu về điện cho phát triển kinh tế xã hội của giai đoạn 2021 - 2023 (Ảnh: EVN)

Đồng quan điểm, TS Ngô Tuấn Kiệt, Viện trưởng Viện Công nghệ Năng lượng, cho rằng Quy hoạch điện VIII được lập trong điều kiện hết sức phức tạp cả trên thế giới lẫn trong nước. Việt Nam đang đi vào xu hướng phát triển điện xanh, sạch theo những cam kết tại COP26. Do đó, quy hoạch lần này được xây dựng rất kỹ, hết sức cẩn thận, nhưng lại có nhiều nội dung mang tính đột phá, đã tính toán kỹ khả năng các nguồn năng lượng sơ cấp mà Việt Nam có thể tận dụng được. Đây là điều chỉnh mới và tốt, phù hợp với quan điểm xây dựng quy hoạch mở. Trong quá trình thực hiện quy hoạch sẽ cập nhật, tính toán, điều chỉnh dựa trên cơ sở phát triển kinh tế xã hội thực tế ở mỗi giai đoạn, phù hợp với sự tăng trưởng công nghệ thế giới và điều kiện phát triển của Việt Nam.

Theo chuyên gia, Quy hoạch điện VIII được phê duyệt đảm bảo nguồn điện kịp thời, giảm nguy cơ thiếu điện giai đoạn 2025 – 2030. Bởi khi Quy hoạch điện VIII được phê duyệt sẽ giúp các dự án đang xây dựng hiện nay đẩy nhanh tiến độ để đáp ứng để đáp ứng nhu cầu điện cho những năm tới. Thực tế cho thấy, có nhiều công trình triển khai xây dựng nhưng chưa có phê duyệt của Quy hoạch điện VIII nên bị chậm tiến độ.

Thứ nữa, Quy hoạch điện VIII là quy hoạch với định hướng mở, đảm bảo an ninh năng lượng, đảm bảo cho phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng đủ cho nhu cầu phụ tải. Chính vì thế việc phê duyệt này đem lại định hướng rất chi tiết cụ thể nhưng lại không bị khóa chặt như quy hoạch cũ.

Nhìn chung, Quy hoạch điện VIII vừa đặt ra mục tiêu bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; vừa thực hiện thành công chuyển đổi năng lượng công bằng gắn với hiện đại hóa sản xuất, xây dựng lưới điện thông minh, quản trị hệ thống điện tiên tiến, phù hợp với xu thế chuyển đổi xanh, giảm phát thải, phát triển khoa học công nghệ của thế giới.

PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiê cứu thị trường giá (Bộ Tài chính) khẳng định việc Chính phủ phê duyệt Quy hoạch điện VIII có ý nghĩa rất lớn vưới việc đảm bảo an toàn an ninh năng lượng quốc gia giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đầu tiên sẽ giúp những dự án nguồn điện lớn triển khai đúng tiến độ có thể hoà vào lưới điện quốc gia đúng kế hoạch, khi các dự án lưới truyền tải điện được hoàn thành đồng bộ.

Thứ nữa, Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm (trong giai đoạn 2021 -2030), khoảng 6,5 - 7,5%/năm trong (giai đoạn 2031 - 2050). Điều này giúp đảm bảo an toàn an ninh năng lượng của Việt Nam trong thời gian tới.

“Điện là ngành hạ tầng quan trọng, phát triển điện lực phải đi trước một bước tạo nền tảng thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, nâng cao đời sống nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Việc Quy hoạch điện VIII được phê duyệt sẽ giúp đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội”, ông Long nhấn mạnh.

Bộ Công Thương có vai trò quan trọng

Theo TS Hà Đăng Sơn, so với các bản quy hoạch trước đó, Quy hoạch điện VIII phải giải quyết rất nhiều thách thức mới trong đó có việc tích hợp với tỷ trọng lớn các nguồn điện tái tạo bất ổn định, cũng như đảm bảo thực hiện các cam kết đầy tham vọng về phát thải ròng bằng không cũng như JETP.

“Bộ Công Thương, với sự hỗ trợ kỹ thuật của nhiều tổ chức quốc tế, đã áp dụng những phương pháp luận và công cụ lập quy hoạch điện tiên tiến để giải quyết các thách thức này, và đã liên tục cập nhật dự thảo Quy hoạch điện VIII theo các yêu cầu mới phát sinh, như cam kết COP26, tuyên bố JETP, hay các yêu cầu về tính "động" và "mở", nhằm đảm bảo vừa đáp ứng các ưu tiên về an ninh năng lượng quốc gia, an sinh xã hội nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng xu hướng dịch chuyển ngành năng lượng theo hướng xanh và bền vững, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu”, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Tăng trưởng xanh nhận định.

Chính phủ phê duyệt Quy hoạch điện VIII: Lời giải bài toán thách thức an ninh năng lượng quốc gia
Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện (Ảnh: VGP)

Tương tự, TS Ngô Tuấn Kiệt, Viện trưởng Viện Công nghệ Năng lượng, cho rằng thời gian qua, Bộ Công Thương đã chỉ đạo rất sát đơn vị tư vấn là Viện Năng lượng để lập Quy hoạch Điện VIII. Đặc biệt trong giai đoạn từ 4/2022 đến 4/2023 đã rất sát sao trong việc cập nhật thông tin dữ liệu, chỉ đạo đơn vị tư vấn, chỉnh sửa bổ sung các kịch bản, để có thể có kịch bản phù hợp với tình hình biến động nhanh của thế giới cũng như yêu cầu của Việt Nam nhằm đảm bảo cam kết quốc tế, trong đó có cam kết quan trọng phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch.

“Bộ Công Thương cũng đã chỉ đạo theo tinh thần Chính phủ, Nhà nước, đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo, trong đó có các kịch bản mình khác với trước. Trong chuyển dịch phát triển năng lượng, đã tính đến cả phương án chúng ta có thể có các trung tâm năng lượng tái tạo, không chỉ đấu lưới Việt Nam mà còn phục vụ xuất khẩu, đó là những cái rất mới. Năng lượng tái tạo kèm nguồn linh hoạt, nguồn dự trữ thủy điện tích năng, năng lượng tái tạo để sản xuất hydro, ammoniac… cho phát triển năng lượng xanh. Đây là những nội dung rất hay, rất tốt trong Quy hoạch Điện VIII để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia”, TS Ngô Tuấn Kiệt nhấn mạnh.

Hoàng Hưng

Tin mới cập nhật

Giá điện tăng 4,8%, người sử dụng phải trả thêm bao nhiêu tiền?

Giá điện tăng 4,8%, người sử dụng phải trả thêm bao nhiêu tiền?

Từ ngày 10/5/2025, giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2.103,11 đồng lên 2.204,0655 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT), tương đương tăng 4,8%.
Thu hút khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực năng lượng

Thu hút khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực năng lượng

Việt Nam cần có các giải pháp để thu hút khu vực tư nhân tham gia vào lĩnh vực năng lượng nhằm đáp ứng yêu cầu năng lựơng cho tăng trưởng kinh tế - xã hội.
Lai Châu - EVNNPT bàn giải pháp gỡ vướng về mặt bằng dự án truyền tải điện

Lai Châu - EVNNPT bàn giải pháp gỡ vướng về mặt bằng dự án truyền tải điện

Ngày 11/2/2025, tại Lai Châu đã diễn ra cuộc họp giữa UBND tỉnh Lai Châu và EVNNPT nhằm tìm giải pháp tháo gỡ vướng mắc cho các dự án truyền tải điện
21 tỉnh, thành phố phía Nam ứng trực 24/24 đảm bảo điện Tết

21 tỉnh, thành phố phía Nam ứng trực 24/24 đảm bảo điện Tết

Tổng công ty Điện lực miền Nam đã sẵn sàng các phương án đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ nhân dân vui Xuân, đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Tuyên Quang: Đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định

Tuyên Quang: Đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định

Ngành Điện Tuyên Quang chủ động triển khai các biện pháp, cấp điện ổn định, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt cho nhân dân vui Xuân, đón Tết.
Vận hành loạt công trình điện phía Nam trước kỳ nghỉ Tết

Vận hành loạt công trình điện phía Nam trước kỳ nghỉ Tết

Trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, ngành điện miền Nam quyết liệt đẩy nhanh tiến độ, đóng điện đưa vào vận hành 7 công trình điện tại các tỉnh, thành phía Nam.
Đẩy nhanh tiến độ công trình điện bảo đảm điện cho các khu công nghiệp tỉnh Bến Tre

Đẩy nhanh tiến độ công trình điện bảo đảm điện cho các khu công nghiệp tỉnh Bến Tre

Nhằm bảo đảm điện cho các khu công nghiệp tỉnh Bến Tre, ngành điện miền Nam tập trung đầu tư hạ tầng lưới điện và đẩy nhanh tiến độ các công trình điện.
Điện lực Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiết kiệm hơn 161 triệu kWh điện trong 10 tháng năm 2024

Điện lực Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiết kiệm hơn 161 triệu kWh điện trong 10 tháng năm 2024

Trong 10 tháng năm 2024, Công ty Điện lực Bà Rịa – Vũng Tàu đã cung cấp điện ổn định, an toàn với hơn 6,8 tỷ kWh điện, tiết kiệm hơn 161 triệu kWh điện.
Đại biểu Quốc hội: Luật Điện lực (sửa đổi) đáp ứng nhu cầu phát triển điện ở vùng khó khăn

Đại biểu Quốc hội: Luật Điện lực (sửa đổi) đáp ứng nhu cầu phát triển điện ở vùng khó khăn

Đại biểu Quốc hội đánh giá, Luật Điện lực (sửa đổi) có những quy định ưu tiên phát triển điện lực đáp ứng nhu cầu điện năng ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Đẩy nhanh tiến độ thông qua Luật Điện lực (sửa đổi): Yêu cầu cấp bách của nền kinh tế

Đẩy nhanh tiến độ thông qua Luật Điện lực (sửa đổi): Yêu cầu cấp bách của nền kinh tế

Đại biểu Quốc hội Đỗ Đức Duy-Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, sửa đổi Luật Điện lực thực sự cần thiết cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Tin khác

Giá dầu chìm trong sắc đỏ sau thông tin OPEC+ gia tăng sản lượng

Giá dầu chìm trong sắc đỏ sau thông tin OPEC+ gia tăng sản lượng

Thông tin từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), giá dầu thế giới chìm trong sắc đỏ trong phiên giao dịch ngày hôm qua (26/9).
Dầu thô tăng giá mạnh sau khi FED xoay trục chính sách

Dầu thô tăng giá mạnh sau khi FED xoay trục chính sách

Kết thúc tuần giao dịch, giá dầu thế giới nối dài đà tăng sau khi FED chính thức hạ lãi suất lần đầu tiên sau 4 năm thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ.
Giá dầu giảm trước quyết định hạ lãi suất của FED

Giá dầu giảm trước quyết định hạ lãi suất của FED

Thông tin từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), giá dầu thế giới quay đầu suy yếu trước áp lực chốt lời.
Giá dầu bật tăng mạnh nhờ kỳ vọng FED cắt giảm lãi suất

Giá dầu bật tăng mạnh nhờ kỳ vọng FED cắt giảm lãi suất

Tuần qua, giá dầu tăng mạnh trong bối cảnh nhà đầu tư đổ xô vào các tài sản rủi ro trước kỳ vọng FED sẽ có động thái nới lỏng chính sách tiền tệ.
Giá dầu thế giới tăng mạnh do ảnh hưởng của bão Francine

Giá dầu thế giới tăng mạnh do ảnh hưởng của bão Francine

Thông tin từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), giá dầu thế giới tiếp tục đà tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày 12/9.
Giá dầu lao dốc kỷ lục 9 tháng: Áp lực từ kinh tế Mỹ và nguồn cung Libya

Giá dầu lao dốc kỷ lục 9 tháng: Áp lực từ kinh tế Mỹ và nguồn cung Libya

Thông tin từ Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), giá dầu đã "rơi tự do", chạm mức thấp nhất trong 9 tháng qua.
Giá dầu lao dốc mạnh: Áp lực kép từ Libya và thị trường lao động Mỹ

Giá dầu lao dốc mạnh: Áp lực kép từ Libya và thị trường lao động Mỹ

Thị trường dầu thô thế giới đang chứng kiến một tuần giao dịch đầy biến động với đà giảm mạnh của cả hai loại dầu thô WTI và Brent.
Thị trường năng lượng lao dốc: Giá dầu giảm sâu nhất trong gần 9 tháng

Thị trường năng lượng lao dốc: Giá dầu giảm sâu nhất trong gần 9 tháng

Thị trường dầu thô vừa trải qua một phiên giao dịch đầy biến động khi giá dầu giảm mạnh, chấm dứt chuỗi tăng trưởng ngắn ngủi.
Giá dầu tăng vọt do gián đoạn nguồn cung tại Libya

Giá dầu tăng vọt do gián đoạn nguồn cung tại Libya

Giá dầu thế giới đã tăng mạnh trong phiên giao dịch hôm qua, do lo ngại về nguồn cung bị gián đoạn từ Libya và kế hoạch cắt giảm sản lượng của Iraq.

'Không có việc gì là không thể khi có sự nỗ lực, quyết tâm và sự ủng hộ của nhân dân'

Tại Thanh Hoá, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã dự Lễ khánh thành dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Xu hướng chọn trà sữa, cà phê giá bình dân đang lan rộng trong giới trẻ và dân văn phòng, kéo theo làn sóng điều chỉnh mô hình kinh doanh của doanh nghiệp F&B.
Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên hạn chế việc mua đuổi và cần thực hiện hóa một phần lợi nhuận.
Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Các chuyên gia chứng khoán kỳ vọng, hệ thống công nghệ thông tin mới (Hệ thống KRX) chính thức vận hành sẽ đem lại nhiều khởi sắc cho thị trường chứng khoán.
Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên cân nhắc bán ngắn hạn một số cổ phiếu có dấu hiệu tiêu cực về giá và xu thế ngắn hạn.
Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên nắm giữ danh mục hiện tại và kiên nhẫn chờ đợi sự bùng nổ để gia tăng thêm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu.
Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, VN-Index vẫn tiếp tục thể hiện xu hướng hồi phục với kỳ vọng sẽ hướng tới ngưỡng kháng cự 1.270-1.300 điểm.
'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giá cát 'nhảy múa' khiến thị trường vật liệu xây dựng tại tỉnh Hà Tĩnh gặp khó, nhiều người dân, doanh nghiệp dù có tiền cũng khó mua được cát.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Trong khi mở rộng thị trường đang gặp nhiều khó khăn, thì tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do được các chuyên gia khuyến nghị là “kênh” hiệu quả.
Quảng Ninh: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng

Quảng Ninh: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng

Tỉnh Quảng Ninh đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững, hài hòa giữa bảo tồn di sản thiên nhiên, đa dạng sinh học, tăng trưởng kinh tế xanh.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Đa dạng thị trường là mục tiêu hướng đến của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu, tuy nhiên đây được xác định là thách thức không nhỏ, cần hợp lực từ nhiều phía.
Phiên bản di động