Nét mới trong Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21
Ngày thơ Việt Nam sẽ được tổ chức theo hình thức lễ hội hóa Dừng tổ chức Ngày Thơ Việt Nam năm 2021 trên toàn quốc |
"Nhịp điệu mới" là chủ đề Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21 thể hiện thông điệp hướng tới tương lai tràn đầy hy vọng về những điều tốt đẹp khi cuộc sống bình thường mới trở lại với nhịp điệu, khí thế và niềm tin mới cùng sự phục hồi mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội.
![]() |
Phối cảnh 3D "Quán thơ" tại Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21. (Ảnh BTC) |
Sau 18 năm tổ chức tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám (hai năm tổ chức trực tuyến vì đại dịch Covid-19), lần đầu tiên Ngày thơ diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long - Di sản quốc gia đặc biệt được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa thế giới. Dưới sự chủ trì của Hội Nhà văn Việt Nam và đồng tổ chức của Hoàng thành Thăng Long, toàn bộ hoạt động của Ngày thơ được thiết kế và dàn dựng bởi ê-kíp sáng tạo gồm: Tổng đạo diễn Lê Quý Dương; phụ trách mỹ thuật-họa sĩ Phạm Hà Hải, họa sĩ Lê Ðình Nguyên. Sự kiện chính Ngày thơ thay vì diễn ra vào buổi sáng, năm nay sẽ tổ chức vào đêm Rằm tháng Giêng để tăng hiệu quả âm thanh, ánh sáng và tính sân khấu.
Nét mới mẻ, lôi cuốn của không gian Ngày thơ gồm toàn bộ khu vực sân Ðoan Môn của Hoàng thành. Người yêu thơ sẽ được chào đón tại Cổng thơ - một thiết kế cách điệu của họa sĩ Phạm Hà Hải. Qua Cổng thơ, khán giả sẽ dạo bước trên Ðường thơ để thưởng lãm 100 câu thơ hay của thi ca Việt Nam được viết trên giấy dó tạo hình thành những chiếc quạt-cánh bướm. Cuối Ðường thơ, khán giả sẽ đến Nhà ký ức, nơi trưng bày các hiện vật đặc biệt của các nhà thơ tên tuổi qua nhiều thời kỳ của văn học Việt Nam do Bảo tàng Văn học Việt Nam cung cấp. Bên cạnh Nhà ký ức là Quán thơ, nơi các nhà thơ, tao nhân mặc khách nhiều thế hệ sẽ giao lưu với công chúng, đọc thơ và trò chuyện về nền thi ca Việt Nam.
Song song với Ðường thơ, phía phố Nguyễn Tri Phương, dự kiến sẽ có Ðường sách, với khoảng 40 ki-ốt dành cho các Nhà xuất bản, Công ty Văn hóa, phát hành sách; công chúng tham quan và mua các tác phẩm văn học, các tuyển tập thi ca cổ điển và đương đại. Tại vị trí trung tâm, trước cửa Ðoan Môn là sân khấu diện tích khoảng 350m2 sàn, trong đó có 100m2 sàn bằng kính, được gọi là Ðàn thơ - nơi sẽ diễn ra Ðêm thơ Nguyên tiêu. Từ trên tường thành sẽ có hai tấm pano lớn được thả xuống. Trên mỗi tấm pano chép bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt và bài thơ Nguyên tiêu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bên trái sân khấu là hai Cây thơ, từ trên cành cao sẽ thả xuống những phong thơ, bên trong có những câu hỏi thú vị, đố vui kiến thức thơ dành cho bạn yêu thơ, người chiến thắng sẽ nhận được những phần quà thú vị từ Ban tổ chức.
Nhiều hoạt động sôi nổi khác cũng được Hội Nhà văn Việt Nam đầu tư tổ chức, như: Tọa đàm "Thơ hiện nay với hôm nay", với sự tham gia của các nhà thơ nhiều thế hệ, thảo luận và làm rõ những vấn đề quan trọng của thi ca đương đại. Song song với tọa đàm, hệ thống màn hình LED trước cổng Ðoan Môn sẽ trình chiếu các phim tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp của các nhà thơ nổi tiếng đã góp phần xây dựng nên nền thi ca Việt Nam; trình chiếu video clip tuyển chọn các ca khúc nổi tiếng được phổ nhạc từ những bài thơ được nhiều người yêu thích trên hệ thống màn hình LED trước cổng Ðoan Môn; các hoạt động đọc thơ, trò chuyện về thơ trong Quán thơ; công chúng tham quan và giao lưu tại Nhà ký ức thơ. Song song là hoạt động trình chiếu các phim tư liệu về các hoạt động nổi bật của Hội Nhà văn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển trên hệ thống màn hình LED trước cổng Ðoan Môn. Công chúng sẽ được gặp lại hình ảnh của các nhà thơ nổi tiếng giai đoạn Thơ Mới đến thơ kháng chiến chống Pháp như: Chế Lan Viên, Huy Cận, Xuân Diệu, Nguyễn Ðình Thi, Hoàng Cầm, Lê Ðạt, Chính Hữu… qua giọng đọc của các nhà thơ từ kho tư liệu của Bảo tàng Văn học Việt Nam.
Buổi tối, bắt đầu từ 19 giờ đến 21 giờ là chương trình nghệ thuật chính của Ngày thơ, diễn ra tại sân khấu trung tâm trước cổng Ðoan Môn. Ðiểm đặc biệt của năm nay là chỉ có một sân thơ duy nhất (khác với những lần tổ chức trước tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, chia ra hai sân thơ) dành cho các nhà thơ mọi thế hệ. Sẽ có 21 bài thơ/tác giả thơ xuất hiện trong chương trình, tương đương với con số Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21. Tiếp theo là phần đọc, trình diễn, diễn xướng thơ của các nhà thơ thế hệ chống Mỹ; thế hệ nhà thơ sau năm 1975 đến thời kỳ Ðổi mới; và cuối cùng là của các nhà thơ trẻ. Ðan xen với đọc thơ, các nghệ sĩ nổi tiếng sẽ trình diễn những ca khúc được phổ nhạc từ các bài thơ được công chúng yêu thích.
Nhận định về Ngày thơ Việt Nam năm nay, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều cho biết, sự kiện lần này đánh dấu sự đổi mới, đột phá có tính chuyên nghiệp hơn bởi đã có sự đồng hành của ê-kíp chuyên nghiệp và nhiều tâm huyết. Các chương trình sẽ hòa quyện giữa trình diễn thơ, âm nhạc, hội họa và thơ tạo thành những cung bậc để lan tỏa thơ ca đến với mọi người. Không chỉ là người yêu thơ mà cả người chưa yêu thơ, chưa hiểu thơ, khi bước chân đến Cõi thơ cũng hiểu hơn về thơ, yêu thơ hơn.
Tin mới cập nhật

Lâm Đồng cam kết đồng hành, 'trải thảm đỏ' đón nhà đầu tư

Quảng Ninh: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lịch trình Lễ diễu binh, diễu hành tại TP. Hồ Chí Minh ngày 30/4

Món ăn đường phố Việt lọt top ngon nhất Đông Nam Á

Infographic | Chi tiết địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật mừng đại lễ 30/4

Đại thắng mùa Xuân 1975: Mốc son chói lọi của lịch sử

Nở rộ trào lưu 'cà phê yêu nước' dịp 30/4

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và Quốc khánh 2/9 của năm 2025
Tin khác

Du lịch Khánh Hòa nâng chất du lịch dịp cao điểm 30/4 – hè 2025

Du lịch TP. Hồ Chí Minh đón 'cơ hội vàng' dịp 30/4

Tuồng, chèo, cải lương hòa nhịp mừng Đại thắng mùa Xuân

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Tổ chức loạt sự kiện tôn vinh quyền tác giả nhân Ngày sở hữu trí tuệ thế giới 26/4

Khởi động cuộc thi Hoa hậu biển đảo Việt Nam 2025

Hà Tĩnh: Dự án chưa bàn giao, hàng loạt cây xanh đã bị chết

Bắc Giang dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP quý I/2025

Dẫn đầu khu vực nhờ giáo dục: Việt Nam đã sẵn sàng?

Kỹ năng sinh tồn khi xảy ra động đất
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam
