Mâm ngũ quả ngày Tết Trung thu: Trang trí sao cho đơn giản, đẹp và ý nghĩa?
Trải nghiệm văn hóa dân gian qua “Trung thu: Sức sống đồ chơi dân gian” Ăn bánh trung thu thế nào để không bị tăng cân? Top 4 loại bánh trung thu healthy thân thiện với sức khỏe |
Tết Trung thu diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch hằng năm, hay còn gọi là Tết đoàn viên. Bên cạnh các loại bánh Trung thu để cúng tổ tiên thì mâm ngũ quả cũng không thể thiếu. Mang 5 loại quả chủ đạo mùa thu, với màu sắc đa dạng, ý nghĩa sâu xa, là niềm tin, niềm hy vọng của người bày biện dâng cúng, mong ước may mắn, an lành, thịnh vượng đến trên gia đình, làng quê… Bạn hãy cùng tìm hiểu về ý nghĩa của mâm ngũ quả trong ngày tết Trung thu nhé!
Mâm ngũ quả được bày biện tỉ mỉ để mọi người cùng quây quần đón trăng |
Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày tết Trung thu
Vào ngày này, mọi người cũng trang trí và chuẩn bị những mâm trái cây để bày và cúng theo truyền thống của dân tộc. Mâm trái cây sử dụng 5 loại quả tượng trưng cho 5 yếu tố gồm Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ, tượng trưng cho sự đủ đầy và sung túc như ước nguyện của các thành viên trong gia đình.
Từ quả cũng mang ý nghĩa về sự sung túc, sinh sôi nảy nở và duy trì nòi giống. Với ý nghĩa ngũ phúc lâm môn và cầu xin Phúc - Quý - Thọ - Khang - Ninh, nên việc bày mâm ngũ quả trung thu cũng được rất nhiều người duy trì và gìn giữ qua nhiều năm.
Mâm ngũ quả này sử dụng chủ yếu những loại trái cây đặc trưng của mùa thu. Phổ biến và đặc trưng nhất là bao gồm chuối, bưởi, quả hồng, quả lựu và mãng cầu, na… Nhưng tùy vào vùng miền thì sẽ có những loại quả đặc trưng riêng. Mâm trái cây được lựa chọn những loại quả có cả màu xanh mang tính dương và quả màu vàng, đỏ mang tính âm, với ý nghĩa âm dương kết hợp và cân bằng mọi thứ trong vũ trụ.
Từng loại quả cũng có những ý nghĩa của riêng nó như chuối thì thơm; quả hồng mang đến sự hi vọng; mãng cầu có nhiều hạt, nhiều mắt mang ý nghĩa về sự sinh sôi, nảy nở; bưởi mang đến sự tốt đẹp; và lựu thì lại có ý nghĩa là may mắn và ngọt ngào. Bên cạnh các loại quả này, bạn cũng có thể thêm một số loại hoa quả khác theo vùng miền. Và dù có nhiều loại trái cây hơn thì ý nghĩa tốt đẹp về mâm ngũ quả cũng không hề thay đổi.
Mâm ngũ quả Tết Trung thu gồm những loại trái cây nào?
Mâm ngũ quả Tết Trung thu ở miền Bắc: Mâm ngũ quả ngày Tết Trung thu ở miền Bắc sử dụng các loại quả như chuối, bưởi, đào, hồng và quýt. Khi chưng thì người ta sẽ đặt nải chuối ở giữa, với ý nghĩa thể hiện sự che chở và bảo vệ của đất trời. Sau đó là đặt các loại quả còn lại lên trên và xung quanh. Bạn nên đặt xen kẽ các loại quả có màu sắc khác nhau để trông hấp dẫn và đẹp mắt hơn.
Nếu không có bưởi thì bạn cũng có thể thay thế bằng quả phật thủ. Và dù cho có thay thế các loại quả như thế nào thì vẫn với cùng mục đích là cầu mong sự sung túc, ấm no và tiền tài cho gia đình.
Khi bày mâm ngũ quả trung thu, người miền Bắc thường xếp thêm ớt xen kẽ vào những khoảng trống giữa mâm quả để có đủ ba màu sắc đỏ – vàng – xanh đẹp mắt. Đủ vị đủ sắc tượng trưng cho quy luật âm dương, cân bằng.
Đặc biệt, trên mâm ngũ quả trung thu miền Bắc không thể thiếu bánh trung thu dẻo truyền thống có hình vuông, tròn, với nhiều tạo hình con lợn, cá chép… Hơn nữa, không thể thiếu hương vị cốm, là món quà của lúa non thường được thưởng thức cùng tách trà sen thơm lừng.
Mâm ngũ quả Tết Trung thu ở miền Trung: Người miền Trung trang trí mâm ngũ quả trung thu đơn giản hơn với các loại trái cây như xoài, đu đủ, sung, mãng cầu, chuối,... Các loại trái cây này sẽ được bày trí khác nhau tùy vào khả năng sáng tạo và sự khéo tay của người sắp xếp.
Vào dịp lễ Trung thu, người dân miền Trung thường sẽ “có gì cúng nấy”, với quan niệm chủ yếu là lòng thành tâm dâng kính lên tổ tiên. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà ngày rằm tháng 8 miền Trung trở nên sơ sài. Ngược lại, thời điểm này, người dân miền Trung có rất nhiều trò chơi, tổ chức lễ hội vô cùng độc đáo.
Mâm ngũ quả Tết Trung thu ở miền Nam: Miền Nam được cho là nơi đất đai khá màu mỡ, có khí hậu ôn hòa cùng với người dân hào sảng, chính vì thế mà mâm ngũ quả trung thu nơi đây rất đa dạng, cách bày trí cầu kì nhiều loại trái cây, bánh trái khác nhau.
Trong đó vẫn quen thuộc nhất là 5 loại dừa, mãng cầu, đu đủ, xoài, sung với ý nghĩa “cầu sung vừa đủ xài”. Mâm quả này phổ biến vào dịp Tết Nguyên đán, nhưng với Tết Trung Thu thì người ta cũng bày trí các loại trái cây tương tự.
Với cách bày mâm ngũ quả trung thu này, các gia đình thể hiện sự tôn kính của mình dành cho tổ tiên, ông bà. Đồng thời cũng cầu xin những điều may mắn, tốt đẹp và sung túc nhất sẽ đến với gia đình.
Những lưu ý khi bày mâm ngũ quả Tết Trung thu
- Nên chọn những loại trái cây còn tươi mát, không có dấu hiệu bị hư hay dập úng.
- Chọn nải chuối phật thủ còn xanh tươi, vỏ chuối bóng mướt, không bị đốm đen lấm chấm, dáng hơi cong lên và phải có từ 12 – 16 quả.
- Không nên rửa hoa quả quá lâu trước khi trưng bày để tránh bị ngấm nước sẽ nhanh bị hỏng, bạn chỉ nên rửa nhanh qua nước và dùng khăn khô lau sạch là được.
- Để có một mâm ngũ quả trung thu đẹp mắt gồm đầy đủ những loại trái cây, hương vị khác nhau, bạn nên chăm chút về cách bày trí, sắp xếp có quy luật theo những gam màu sắc, đảm bảo chúng trong đẹp mắt nhất.
- Khi sắp xếp thì nên để những loại trái to như chuối, đu đủ, dừa ở phần cuối cùng. Những trái mọng, nhỏ nên được để lên phía trên, vì ép ở dưới sẽ dễ bị hỏng.
- Bạn cũng có thể sử dụng băng dính để đảm bảo những loại hoa trái được cố định đẹp mắt trên mâm.
- Bạn có thể cắt tỉa nhiều hình dáng cho cây trái, để mâm ngũ quả trung thu thêm phần sinh động, sáng tạo hơn.
- Mâm ngũ quả cũng không quá khắt khe về số lượng hay các loại trái cây nên bạn có thể thỏa sức sáng tạo và bày trí theo ý mình.
- Bày thêm những phần bánh dẻo – bánh nướng để cho mâm quả trung thu thêm phong phú hơn.