Lâm Đồng chia sẻ kinh nghiệm bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố thêm 10 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2023: Tổ chức ba sự kiện lớn tôn vinh các di sản văn hóa |
TS Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã cho biết tại Hội thảo chuyên đề “Văn hóa, di sản và du lịch”, diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam - Pháp lần thứ 12, tổ chức chiều 14/4.
Theo TS Phạm S, Lâm Đồng hiện tại đang sở hữu 2 di sản thế giới được UNESCO công nhận là di sản tư liệu “Mộc Bản Triều Nguyễn” và di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”. Ngoài ra còn có khu dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang được UNESCO công nhận.
TS Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng chia sẻ tại hội thảo |
“Người Pháp đã mang những giá trị văn hóa, kiến trúc, kỹ thuật xây dựng đến mảnh đất Đà Lạt và làm nổi bật những cảnh quan thiên nhiên riêng có của TP. Đà Lạt. Đến nay Đà Lạt đã trở thành thành phố Festival Hoa, Trung tâm di sản kiến trúc Pháp của Việt Nam và khu vực; thành phố đã được nhận giải thưởng thành phố bền vững về môi trường ASEAN và hiện đang xây dựng hồ sơ, đề án tham gia mạng lưới thành phố sáng tạo Việt Nam, nằm trong mạng lưới thành phố sáng tạo của UNESCO.
Ông Phạm S cho biết, trong thời gian tới, Lâm Đồng sẽ tiếp tục xây dựng chiến lược bảo tồn, đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước - đặc biệt là về kinh nghiệm, nguồn lực đầu tư tu bổ để phát huy giá trị di sản kiến trúc Pháp tại TP. Đà Lạt.
Tỉnh cũng tăng cường ứng dụng công nghệ tiên tiến, tạo ra các sản phẩm dịch vụ có thương hiệu trong nước, đạt chất lượng được thế giới biết đến. Đồng thời tiếp tục chỉ đạo TP. Đà Lạt xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động, sáng kiến phù hợp với yêu cầu của hồ sơ tham gia mạng lưới thành phố sáng tạo của UNESCO trong lĩnh vự âm nhạc - để Đà Lạt được công nhận vào năm 2023.
Khu dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang được UNESCO công nhận |
“Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa và phát triển du lịch có mối quan hệ chặt chẽ, tương hỗ, thúc đẩy nhau phát triển. Du lịch sẽ tạo điều kiện cho các du khách tiếp cận với các giá trị văn hóa ở mỗi địa phương. Nhưng nếu du lịch chỉ dừng lại ở việc khai thác mà không chú trọng tới bảo tồn, gìn giữ các di vản văn hóa thì giá trị văn hóa dễ dàng xuống cấp hoặc biến dạng. Do đó, việc đầu tư về nhân lực, tài lực và vật lực góp phần bảo tồn, tôn tạo, phát huy tốt các di sản phục vụ cho hoạt động du lịch”- TS Phạm S nhấn mạnh.
Theo ông Nguyễn Văn Thiện - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa, tỉnh này cũng là địa hương có bề dày văn hóa lịch sử. Sau 370 năm xây dựng phát triển, tỉnh có nhiều di tích văn hóa hịch sử, các giá trị văn hóa phi vật thể và vật thể cũng rất da dạng. Tỉnh cũng thường xuyên rà soát các di tích lịch sử, các di sản văn hóa để củng cố, bảo tồn kịp thời.
“Nếu chúng ta kết hợp được du lịch và bảo tồn di sản sẽ mang lại sức lan tỏa cao hơn, nhất là trong giai đoạn kinh tế phát triển, công nghệ kỹ thuật được áp dụng ở tại mọi ngành nghề như hiện nay”- ông Thiện cho biết.
Được biết, tại Hội thảo, có 7 tham luận chính cùng với các thảo luận của các địa phương, các tổ chức đến từ Việt Nam và Pháp. Các tham luận đều đã nêu bật tầm quan trọng văn hóa, di sản và du lịch đối với tăng trưởng xanh, phát triển bền vững; khẳng định sự cần thiết của việc tăng cường hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam và Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa cũng như phát triển du lịch...
Việt Nam có khoảng 18 tỉnh, thành phố đã thiết lập quan hệ và có các dự án với các địa phương của Pháp, trong đó có nhiều dự án hợp tác đạt hiệu quả cao. Điển hình là hợp tác giữa Hà Nội với Paris và Toulouse, Lào Cai và Thừa Thiên Huế với vùng Nouvelle-Aquitaine, Cộng đồng đô thị Grand Poitiers với Thừa Thiên Huế... Đây là những cặp đối tác điển hình ở cấp độ địa phương trên các lĩnh vực hợp tác văn hóa, di sản, du lịch. |