Không xem nhẹ xuất khẩu sang các nước ASEAN
Tăng sức cạnh tranh cho hàng Việt Nam tại thị trường ASEAN Thách thức xuất khẩu gạo sang thị trường ASEAN Xuất khẩu sang ASEAN: Gạo Việt Nam đối mặt nhiều thách thức |
Tuy nhiên, để tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường này, đòi hỏi DN Việt phải tận dụng tốt ưu đãi hiệp định thương mại tự do cũng như nâng sức cạnh tranh cho sản phẩm.
Nhiều cơ hội xuất khẩu mới
Chia sẻ về cơ hội xuất khẩu, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Indonesia Phạm Thế Cường cho biết, mới đây (ngày 8/2/2023), Indonesia đã có thông báo tiếp tục nhập khẩu gạo dự trữ quốc gia do quốc gia này lo ngại về diễn biến thời tiết cực đoan.
![]() |
Dây chuyền sơ chế, đóng gói gạo xuất khẩu của Tập đoàn Lộc Trời. Ảnh minh họa |
Cụ thể, Bộ Nông nghiệp Indonesia dự báo, hiện tượng El Nino có thể gây hạn hán vào tháng 5 và tháng 7 ảnh hưởng đến diện tích và thu hoạch lúa vụ tháng 7 và tháng 8 của nước này.
Bên cạnh gạo, Indonesia còn là thị trường rất tiềm năng cho DN xuất khẩu thực phẩm Việt Nam khai thác. Với 275 triệu người, Indonesia có dân số đông thứ 4 thế giới, đồng thời là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, nhập khẩu lương thực và thực phẩm, đồ uống chiếm 6,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của quốc gia này, tương ứng 16 tỷ USD.
“Một số nhóm hàng Việt Nam có thể mở rộng xuất khẩu sang Indonesia, gồm: Phở, bún, mỳ ăn liền, sủi cảo, há cảo đông lạnh… Đặc biệt là vải, nhãn đóng hộp do Indonesia không có lợi thế so sánh nhóm hàng này trong khi chưa mở cửa với quả vải và nhãn tươi của Việt Nam” – ông Phạm Thế Cường lưu ý.
Tương tự, với thị trường Malaysia, do nền nông nghiệp nội địa phát triển không mạnh, thiếu lao động, sản lượng lương thực không đáp ứng đủ nhu cầu khiến Malaysia phải nhập khẩu nhiều nông sản, thực phẩm chế biến.
Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Malaysia Lê Phú Cường nhận định: thu nhập khả dụng của người dân Malaysia đang trong xu hướng tăng, thúc đẩy nhu cầu sản phẩm nhập khẩu có chất lượng cao. Đây là những yếu tố tích cực thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thực phẩm của Việt Nam sang Malaysia, trong đó thuận lợi nhất là sữa và các sản phẩm từ sữa, nem, phở…
![]() |
Việt Nam xuất khẩu thép sang các nước Indonesia, Philippines, Thái Lan… Ảnh minh họa |
Theo báo cáo đánh giá của Bộ Công Thương, Việt Nam đang có nhiều cơ hội mở rộng xuất khẩu mặt hàng nông sản, thực phẩm sang các thị trường trong khối ASEAN. Tuy nhiên, hầu hết mặt hàng nông sản, thực phẩm nhập khẩu vào các nước ASEAN đều yêu cầu có chứng nhận Halal. Chứng nhận này cũng được coi như tiêu chuẩn mới về chất lượng và vệ sinh an toàn.
Cùng với việc lưu ý DN trong nước chủ động tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm đối tác, mở rộng xuất khẩu sang các nước ASEAN, Bộ Công Thương cũng khuyến cáo DN chú ý tới các biện pháp phòng vệ thương mại tại các quốc gia trong khối.
Chú trọng tiếp cận thị trường, xúc tiến thương mại
Thông tin về các hoạt động thúc đẩy xuất khẩu sang ASEAN, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) Vũ Bá Phú cho biết, Cục sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương, hiệp hội ngành hàng tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại.
ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam. Trong quan hệ thương mại với khu vực thị trường ASEAN, Việt Nam có nhiều lợi thế như: Khoảng cách địa lý gần, thị hiếu, văn hóa có nhiều điểm tương đồng. Trong ASEAN có Hiệp định Thương mại hàng hóa (ATIGA); giữa Việt Nam và một số nước thành viên ASEAN có các thỏa thuận song phương tạo thuận lợi cho thương mại.
Mục đích là đưa DN sản xuất, xuất khẩu tham gia tiếp cận trực tiếp với thị trường Malaysia thông qua việc tổ chức hội chợ chuyên ngành hoặc tổng hợp tại nước này. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Thương vụ Việt Nam tại các nước sở tại trong việc triển khai các hoạt động xúc tiến, nhất là việc xác minh đối tác.
Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, tận dụng, khai thác hiệu quả các thị trường có hiệp định thương mại tự do, trong đó có ASEAN là nhiệm vụ quan trọng trong công tác phát triển thị trường ngoài nước.
Với dân số trên 650 triệu người, quy mô GDP khoảng 3.000 tỷ USD, đứng thứ 5 thế giới, có vị trí thuận lợi trong kết nối với Việt Nam, ASEAN là thị trường nhiều tiềm năng và dư địa cho các sản phẩm xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam. Điều này sẽ giúp Việt Nam tiếp tục nâng cao hiệu quả khai thác thị trường ASEAN và cải thiện vị trí của mình trong mạng lưới sản xuất và các chuỗi giá trị khu vực.
Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Nguyễn Thị Thu Trang cho rằng: Việc các cơ quan quản lý Nhà nước định hướng, cung cấp thông tin thị trường, hướng dẫn cho DN về cách tiếp cận, cơ hội tại thị trường ASEAN là rất quan trọng.
Cùng với đó là thường xuyên theo dõi để kịp thời phát hiện và có biện pháp đấu tranh, xử lý các chính sách hạn chế, rào cản thương mại đối với các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam.
“Đơn cử, thời gian qua, Indonesia, Philippines, Thái Lan… đặt ra khá nhiều các biện pháp phi thuế quan có tính hạn chế thương mại đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như: Sắt thép, xi măng, gạch men, xơ sợi… Các biện pháp này làm giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam” – bà Nguyễn Thị Thu Trang dẫn chứng.
Đại diện VCCI cũng khuyến cáo các DN cần dành nguồn lực để đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, chế biến, kiểm soát tốt chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường ASEAN.
Bên cạnh đó, chú trọng xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm của DN để khẳng định hình ảnh, vị trí tại thị trường ASEAN. Mặt khác, DN cần tăng tính chủ động trong việc liên kết, tham gia sâu hơn, hiệu quả hơn vào các mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị trong khu vực nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu.
Tin mới cập nhật

5 tháng đầu năm: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 20,26 tỷ USD

Xuất khẩu tôm sụt giảm nửa tỷ USD

Cơ hội xuất khẩu mặt hàng thế mạnh sang thị trường Ấn Độ

Xuất khẩu rau quả tăng đột biến

Kết nối doanh nghiệp hướng đến xuất khẩu nông sản bền vững

Thúc đẩy xuất khẩu gạo sang thị trường châu Phi

Bộ Thương mại Hoa Kỳ lấy ý kiến sửa đổi quy định về phòng vệ thương mại

Phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam

Thép dây không gỉ của Việt Nam không lẩn tránh thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ

Chi hơn 32 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc trong 4 tháng
Tin khác

Đầu tư đúng hướng cho ngành lúa gạo

Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ ồ ạt mua ‘vàng đen’ của Việt Nam

Cửa khẩu Lạng Sơn vào cao điểm xuất khẩu nông sản

Phòng ngừa rủi ro khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng cao

Thêm 47 vùng trồng sầu riêng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Trung Quốc

Nhập khẩu điện thoại, máy vi tính giảm 10 tỷ USD

Đơn hàng ít, xuất khẩu điện thoại giảm gần 4,5 tỷ USD

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra với sản phẩm giá để đồ bằng thép từ Việt Nam

Đẩy mạnh ngoại giao thương mại, chặn đà lao dốc của xuất khẩu đồ gỗ

Khu vực FDI xuất siêu hơn 14 tỷ USD
Đọc nhiều

Người nghèo cần nhà giá rẻ chứ không cần "bánh vẽ"

Lịch cắt điện hôm nay 29/5 tại Hà Nội: Cắt điện để bảo dưỡng đường dây

Chuyên gia kinh tế: "Mua điện tái tạo chuyển tiếp phải đúng các quy định của pháp luật"

Bộ Công Thương và EVN đối thoại doanh nghiệp để gỡ vướng cho dự án năng lượng tái tạo

Ngân hàng Nhà nước giảm tiếp 0,5% lãi suất điều hành: Chuyên gia nói gì?

Bộ Công Thương liên tiếp ra 2 văn bản "nóng" gỡ khó điện gió, điện mặt trời

Gỡ vướng điện tái tạo chuyển tiếp: 40 chủ đầu tư đã được ký hợp đồng

Lịch cắt điện hôm nay 30/5 tại Hà Nội: Nhiều nơi hoãn cắt điện

Hơn 1.650 drone tham gia trình diễn ánh sáng tại Festival Biển Nha Trang 2023
