Giáo sư Trần Đình Long nói gì về điện mặt trời mái nhà, điện hạt nhân?

Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với GS. Viện sĩ, TSKH Trần Đình Long về điện mặt trời mái nhà, điện hạt nhân.
Giải pháp nào cho phát triển điện mặt trời mái nhà Điện mặt trời mái nhà: Hiểu đúng để không làm sai

Khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà đúng nghĩa

Thưa Giáo sư, thời gian qua, một số chủ đầu tư điện mặt trời mái nhà đã gặp khó khăn trong việc “thanh toán” vì chưa đủ các điều kiện theo quy định. Đã có nhiều ý kiến tranh luận về loại hình này, vậy quan điểm của Giáo sư như thế nào là điện mặt trời mái nhà?

Giáo sư Trần Đình Long nói gì về điện mặt trời mái nhà, điện hạt nhân?
Giáo sư, Viện sĩ, Tiến sĩ khoa học Trần Đình Long

Khái niệm điện mặt trời mái nhà có thể hiểu là nhà ở tư nhân hoặc công cộng, diện tích ít thì 40-50 m2 và nhiều thì 200-300 m2. Công suất của điện mặt trời mái nhà thường không lớn, chỉ loanh quanh gia đình sử dụng, khoảng từ 5-15 kWh. Mỗi mái nhà ở có thể lắp tấm quang năng với công suất như vậy, và như thế chỉ tốt chứ không có hại vì: Công suất không lớn, thừa cũng không nhiều, đối với đường dây và lưới điện phân phối không gây ảnh hưởng gì.

Tuy nhiên khi vận dụng, người ta cố tình xây các công trình với diện tích lớn không còn là mái nhà ở nữa, điện mặt trời lúc này cũng đã sang loại hình khác. Nên nhớ, với mỗi loại điện mặt trời đều có ưu đãi riêng và điện mặt trời mái nhà đúng nghĩa nên có rất nhiều ưu đãi vì có nhiều cái lợi: không chiếm đất, giảm nhiệt độ trong nhà (giúp giảm sử dụng thiết bị điện làm mát), bảo vệ mái nhà nhờ có tấm quang năng…

Do đó, phải có định nghĩa cụ thể hơn cho từng loại điện mặt trời mái nhà. Thế nào là mái nhà, thế nào là nhà ở, nhà công cộng hay nhà để dùng cho sản xuất, kinh doanh đơn thuần để có ưu đãi riêng và quy định riêng. Bên cạnh đó, cũng cần định nghĩa rõ các loại hình điện mặt trời mái nhà mới (như các trang trại nông nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp, tích hợp các loại hình khác nhau, các sản phẩm hấp thụ năng lượng mặt trời như ngói, gạch ốp tường…) để phân loại cụ thể.

Nếu làm được việc đó, thì đây sẽ là hướng giải quyết cho những bất cập trong phát triển điện mặt trời mái nhà hiện nay. Theo tôi, nếu đúng là điện mặt trời mái nhà đúng nghĩa thì nên khuyến khích, tạo mọi cơ chế phát triển.

Điện hạt nhân có thể là xu hướng của tương lai

Vừa qua, một số ý kiến cho rằng, Việt Nam cần nghiên cứu, xem xét phát triển điện hạt nhân vì đây là nguồn điện nền quan trọng và sạch, nhất là trong bối cảnh sẽ không phát triển nhiệt điện than, thuỷ điện tới hạn, năng lượng tái tạo không ổn định... Quan điểm của Giáo sư về vấn đề này là gì?

Theo tôi, điện hạt nhân ngày nay người ta quay trở lại quan tâm, vì nó được xem là nguồn điện sạch, tương đối an toàn bởi công nghệ điện hạt nhân đang ngày càng nâng cao, thảm hoạ khó xảy ra, rất hi hữu. Nếu ta tuân thủ đúng quy trình, quy định; làm tốt công tác quản lý, vận hành thì có thể giảm thiểu tối đa rủi ro.

Nhiều quốc gia hiện đang quay trở lại phát triển hạt nhân, thậm chí trong quá trình loại điện này bị công kích nhiều, các quốc gia vẫn âm thầm phát triển và coi đây là con đường không thể khác.

Đối với Việt Nam, việc phát triển điện hạt nhân cần có sự cân nhắc ở cấp lãnh đạo cao nhất. Do đó, các cơ quan làm quy hoạch, tư vấn cho Chính phủ cần nghiên cứu thấu đáo, tìm ra các lý lẽ đầy đủ nhất để tham mưu cho Đảng, Nhà nước trong vấn đề này. Chúng ta cũng có thể tranh luận công khai, thảo luận, thậm chí lấy ý kiến người dân rộng rãi. Riêng tôi thấy cần phát triển điện hạt nhân.

Giáo sư Trần Đình Long nói gì về điện mặt trời mái nhà, điện hạt nhân?
Khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà đúng nghĩa

Cần hài hoà các nguồn điện

Thời gian gần đây, nhiều địa phương có đề xuất phát triển điện năng lượng tái tạo và điện khí, công suất vượt xa so với công suất quy hoạch. Trong khi đó, nguồn điện năng lượng tái tạo cũng đang gặp khó khăn vì phụ thuộc vào thời tiết, chưa có hệ thống lưu trữ; nguồn điện khí phát triển phải nhập khẩu…Ý kiến của Giáo sư về vấn đề này như thế nào?

Thứ nhất, nhu cầu sử dụng điện chỉ có giới hạn nên khi phát nguồn điện này thì nguồn điện khác phải hạn chế lại. Chúng ta đã hạn chế phát triển nhiệt điện than và những nhà máy nào cũ, ô nhiễm thì nên dần hạn chế, gỡ bỏ và thay thế bằng nguồn điện tái tạo. Tuy nhiên, nếu toàn bộ công suất điện của hệ thống chỉ là điện tái tạo thì buổi tối không có mặt trời, không có gió thì lấy gì thay thế? Đây là điều các nhà quy hoạch cần tính đến.

Thứ hai, vai trò giữa thuỷ điện và điện năng lượng tái tạo phải xử lý hài hoà. Ví dụ, lúc nào mặt trời phát tối đa thì giảm thuỷ điện để tích nước, lúc nào không có mặt trời thì ra lại xả nước. Mối quan hệ giữa tỷ lệ giữa thuỷ điện và điện tái tạo là như vậy.

Ngoài ra, chúng ta nên phát triển các nhà máy thuỷ điện tích năng, là các nhà máy vừa tích điện, vừa phát điện, có khả năng phối hợp tốt với điện mặt trời. Khi nhiều điện mặt trời, các nhà máy này sẽ dùng năng lượng điện mặt trời để bơm nước lên, tích lại dưới dạng thế năng của thuỷ điện. Đến khi không có mặt trời lại xả ra để phát điện, hình thành nên một hệ thống tuần hoàn khép kín. Cái này ở Việt Nam phát triển còn rất yếu, trong quy hoạch đã có từ lâu nhưng phát triển còn chậm và hạn chế. Trong bối cảnh năng lượng tái tạo nhiều thì nên phát triển mạnh các thuỷ điện tích năng.

Giá điện của loại này tất nhiên cao hơn thuỷ điện thông thường, nhưng còn thấp hơn nhiệt điện hay tích điện bằng ắc quy. Mặt khác, thuỷ điện tích năng khác với thuỷ điện thông thường là không cần nguồn thuỷ lực lớn. Thuỷ điện tích năng chỉ cần hai hồ với độ cao chênh lệch để bơm hoặc xả nước, và khi đó nước cũng chỉ còn là công cụ trung gian. Các loại nhà máy này có thể xây dựng cả ở bờ biển.

Xin trân trọng cảm ơn Giáo sư.

Đình Dũng

Tin mới cập nhật

Bắc Ninh: Sản xuất công nghiệp tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng

Bắc Ninh: Sản xuất công nghiệp tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng

Năm 2024, tăng trưởng GRDP của Bắc Ninh ước đạt 6,03%. Cùng với khu vực dịch vụ, lĩnh vực sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng cao, ước đạt đạt 6,2%.
Liên kết tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ

Liên kết tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ

Xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng đang mở ra nhiều cơ hội cho ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển, bài toán nguồn nhân lực càng trở nên cấp thiết.
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Cần tăng mức độ liên kết

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Cần tăng mức độ liên kết

Để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt không bị lép vế trong chuỗi cung ứng mới ngay tại "sân nhà” và trên thị trường toàn cầu thì vẫn còn nhiều việc phải làm.
Sôi động thị trường lao động tại các khu công nghiệp dịp cuối năm

Sôi động thị trường lao động tại các khu công nghiệp dịp cuối năm

Đến hẹn lại lên, cứ vào dịp cuối năm, nhu cầu việc làm tại các tỉnh tập trung nhiều khu công nghiệp như Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu lại tăng cao.
Ưu tiên xây dựng các khu công nghiệp hỗ trợ ngành da giày

Ưu tiên xây dựng các khu công nghiệp hỗ trợ ngành da giày

Ngành da giày đặt mục tiêu phát triển tỷ lệ cung cấp trong nước nguyên vật liệu và phụ liệu đạt từ 75 - 80%.
Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử: Cần chú trọng tới sản phẩm cốt lõi, tạo sức đột phá

Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử: Cần chú trọng tới sản phẩm cốt lõi, tạo sức đột phá

Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử cần xác định sản phẩm cốt lõi có sức đột phá để phát triển.
Thanh Hoá: Phát triển công nghiệp hỗ trợ thân thiện môi trường

Thanh Hoá: Phát triển công nghiệp hỗ trợ thân thiện môi trường

Thanh Hóa có định hướng ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ với công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường.
Ninh Bình: Phát triển công nghiệp hỗ trợ là trụ cột

Ninh Bình: Phát triển công nghiệp hỗ trợ là trụ cột

Những năm gần đây, với các chính sách thu hút đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, Ninh Bình đang là điểm đến hấp dẫn cho các dự án công nghiệp hỗ trợ.
Hậu Giang: Ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Hậu Giang: Ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Đến năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, từng bước tham gia vào chuỗi sản xuất cung ứng...
Quảng Ngãi: Công nghiệp hỗ trợ tập trung vào 5 lĩnh vực trọng tâm

Quảng Ngãi: Công nghiệp hỗ trợ tập trung vào 5 lĩnh vực trọng tâm

Đến năm 2030, tỉnh Quảng Ngãi mục tiêu phát triển trở thành một trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Tin khác

Doanh nghiệp cơ khí: Tìm cách tiến sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu

Doanh nghiệp cơ khí: Tìm cách tiến sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu

Ngành cơ khí được đánh giá là ngành công nghiệp then chốt, tuy nhiên cần thêm nguồn lực để gia tăng thị phần và tham gia vào chuỗi cung ứng cho sản phẩm cơ khí.
Lâm Đồng: Cơ cấu ngành công nghiệp phát triển theo chiều sâu

Lâm Đồng: Cơ cấu ngành công nghiệp phát triển theo chiều sâu

Tỉnh Lâm Đồng xác định 8 mục tiêu tái cơ cấu ngành công nghiệp với tốc độ tăng năng suất lao động công nghiệp bình quân giai đoạn 2021- 2030 đạt 7,5-9%/năm.
Infographic | Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 10 tháng tăng 8,3%

Infographic | Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 10 tháng tăng 8,3%

Theo số liệu báo cáo được Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 10 tháng năm 2024 tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước.
Hà Nội: Tăng giải pháp, hiện thực hoá mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ

Hà Nội: Tăng giải pháp, hiện thực hoá mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ

Mục tiêu đến năm 2025, có khoảng 1.000 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội.
Cải tiến mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Hiện đại hay truyền thống?

Cải tiến mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Hiện đại hay truyền thống?

Đổi mới hoàn toàn hay giữ lại phần nào nét truyền thống để tạo sự khác biệt là vấn đề cần cân nhắc trong cải tiến mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Cơ hội vàng cho doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ

Ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang đứng trước những cơ hội vàng để tham gia và mở rộng vị thế trên thị trường toàn cầu.
Hà Nội chú trọng phát triển bền vững cho làng nghề truyền thống

Hà Nội chú trọng phát triển bền vững cho làng nghề truyền thống

Sản xuất và tiêu dùng mang tính phát triển bền vững là tiêu chí được TP. Hà Nội tập trung định hướng chuỗi sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống và OCOP.
Kết nối tiêu thụ cho sản phẩm công nghiệp nông thôn

Kết nối tiêu thụ cho sản phẩm công nghiệp nông thôn

Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024 sẽ giúp quảng bá sản phẩm tới đông đảo khách tiêu dùng Thủ đô.
Phát triển xe ô tô điện: Cần động lực và chính sách cụ thể

Phát triển xe ô tô điện: Cần động lực và chính sách cụ thể

Chuyển đổi điện hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam cần chú trọng lộ trình phát triển các dòng xe ô tô điện hóa phù hợp với lộ trình chuyển đổi năng lượng.
Quảng Nam: Liên kết sản xuất giữa công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp cơ khí

Quảng Nam: Liên kết sản xuất giữa công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp cơ khí

Tỉnh Quảng Nam đẩy nhanh xây dựng đề án thí điểm cơ chế khuyến khích hợp tác liên kết sản xuất theo cụm liên kết ngành công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp cơ khí.
Xem thêm

Đọc nhiều

Tôn vinh doanh nghiệp tăng trưởng bền vững nhờ nâng cao năng suất, chất lượng

Tôn vinh doanh nghiệp tăng trưởng bền vững nhờ nâng cao năng suất, chất lượng

Tối 18/12, tại Hà Nội, diễn ra Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia 2021 - 2023, tôn vinh doanh nghiệp xuất sắc về nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
FED cắt giảm lãi suất, thị trường cà phê ảnh hưởng thế nào?

FED cắt giảm lãi suất, thị trường cà phê ảnh hưởng thế nào?

Quyết định cắt giảm lãi suất của FED không chỉ ảnh hưởng đến đồng USD và các chỉ số chứng khoán mà còn tác động đến nhiều mặt hàng, trong đó có cà phê.
Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Dù áp lực từ dòng vốn đầu tư đang chuyển hướng vào ngành cà phê, thị trường hồ tiêu vẫn giữ được sự ổn định nhờ nhu cầu nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
Nhếch nhác ngôi trường 39 tỷ đồng ‘đắp chiếu’ ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Nhếch nhác ngôi trường 39 tỷ đồng ‘đắp chiếu’ ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Do bị bỏ hoang thời gian dài, Trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên 39 tỷ đồng ở Hà Tĩnh trở nên nhếch nhác, hoang tàn.
Nhận định chứng khoán 16/12: Tránh bán đuổi giá thấp

Nhận định chứng khoán 16/12: Tránh bán đuổi giá thấp

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị nên hạn chế bán đuổi giá thấp, cần giữ lại một phần tỷ trọng khi mã cổ phiếu riêng lẻ lùi về lại vùng hỗ trợ gần.
Ảnh hưởng mưa trái mùa, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng

Ảnh hưởng mưa trái mùa, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng mạnh do lo ngại về nguồn cung bị gián đoạn bởi yếu tố thời tiết cực đoan.
Doanh nghiệp trong nước đủ khả năng tham gia lĩnh vực công nghiệp hàng không

Doanh nghiệp trong nước đủ khả năng tham gia lĩnh vực công nghiệp hàng không

Đây là nhận định được chia sẻ tại hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không tổ chức tại Hà Nội, ngày 17/12.
Nhận định chứng khoán 17/12: Thị trường tiếp tục rung lắc

Nhận định chứng khoán 17/12: Thị trường tiếp tục rung lắc

Các chuyên gia cho rằng, thị trường chứng khoán có khả năng sẽ tiếp diễn rung lắc trong thời gian tới để hướng tới trở lại vùng đỉnh cũ 1.300 điểm.
Xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam sẽ mang lại lợi ích gì?

Xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam sẽ mang lại lợi ích gì?

Việc xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam thể hiện sự quyết tâm của Việt Nam trong việc nâng cao vị thế của ngành gia vị trên thị trường quốc tế.
Nhận định chứng khoán 20/12: Hạn chế bán đuổi giá thấp

Nhận định chứng khoán 20/12: Hạn chế bán đuổi giá thấp

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, nhà đầu tư không nên bán tháo cổ phiếu ở vùng giá thấp, mà nên quan sát thêm diễn biến thị trường trong những phiên tới.
Phiên bản di động