EVN: Tiếp thêm niềm tin cho đổi mới
Bước tiến thần kỳ
Với vai trò là trụ cột an ninh năng lượng quốc gia, 65 năm qua, ngành điện Việt Nam, trong đó Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đầu tư xây dựng, quản lý hệ thống điện, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, cũng như sinh hoạt của nhân dân.
![]() |
Ngành điện đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội |
Khi tiếp nhận từ tay người Pháp, hệ thống điện Việt Nam hết sức manh mún, chắp vá, lạc hậu. Độ phủ điện hạn chế, chất lượng yếu và dịch vụ hầu như bằng 0. Tuy nhiên, trong cả thời kỳ dài đối mặt với vô vàn khó khăn, thách thức đến từ cuộc chiến giành lại độc lập dân tộc, ngành điện không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, nhà nước giao, mà còn từng bước củng cố, xây dựng hệ thống điện vững chắc, hiện đại theo phương châm “Điện phải đi trước một bước”.
Đến nay, EVN đã xây dựng được hệ thống hạ tầng nguồn và lưới điện ngang tầm khu vực, với vị trí thứ 2 Đông Nam Á. Nếu như năm 1954, tổng công suất đặt các nhà máy điện khoảng 109MW, sản lượng sản xuất ước đạt vài trăm triệu kWh thì đến hết năm 2019, công suất toàn hệ thống đã đạt khoảng 55.000 MW, sản lượng điện sản xuất 226,4 tỷ kWh, sản lượng điện thương phẩm khoảng 211,4 tỷ kWh. Tập đoàn cũng hoàn thành cơ bản tiến độ các công trình thuộc quy hoạch phát triển điện quốc gia các giai đoạn.
Từ năm 2011 đến nay, EVN đã hoàn thành xây dựng nhiều dự án nguồn điện lớn như: Nhà máy thủy điện Sơn La, Lai Châu với tiến độ vượt từ 1-3 năm, làm lợi cho nhà nước hàng chục nghìn tỷ đồng. Đồng thời, hoàn thành hàng nghìn công trình lưới điện 110 - 500 kV, trong đó phải kể đến công trình đường dây 500kV mạch 3 sẽ hoàn thành vào quý II/2020. Hệ thống lưới điện đã phủ kín mọi vùng miền của đất nước và kết nối với Lào, Campuchia, Trung Quốc.
Đặc biệt, giúp gần 100% số hộ dân nông thôn được sử dụng điện lưới quốc gia, kể cả những vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, với giá được hưởng cũng như các dịch vụ ngang bằng với khách hàng cả nước. Để đạt được thành tựu, chỉ tính riêng trong giai đoạn 2011- 2019, EVN đã huy động nguồn lực đạt 131.800 tỷ đồng để đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp lưới điện nông thôn, miền núi và hải đảo. Đây là một trong những thành tựu vượt bậc của EVN trong việc thực hiện chủ trương lớn của Đảng và nhà nước về an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo. Quan trọng hơn, EVN đã góp phần xây dựng niềm tin của nhân dân vào đường lối của Đảng, nhà nước, với tinh thần không ai bị bỏ lại phía sau.
EVN cũng đã vận hành hệ thống điện an toàn, linh hoạt, hợp lý các nguồn điện, từ thủy điện, nhiệt điện than, nhiệt điện khí, nhiệt điện chạy dầu và các nhà máy điện năng lượng tái tạo; truyền tải điện từ Bắc vào Nam; đảm bảo cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội, với mức tăng trưởng phụ tải trên 10%/năm. Điều này có ý nghĩa lớn, bởi trước năm 2010, Việt Nam luôn trong tình trạng thiếu điện, nhiều nơi phải cắt điện luân phiên, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.
Tạo niềm tin để phát triển
Không chỉ đạt được thành tựu về quy mô hệ thống điện, EVN đã có bước chuyển lớn từ tư duy “độc quyền tự nhiên” sang ngành kinh tế, dịch vụ cạnh tranh. Đáng kể nhất là chỉ số tiếp cận điện năng tăng hàng chục bậc theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới; xây dựng và đưa các trung tâm chăm sóc khách hàng vào hoạt động; cung cấp dịch vụ điện trực tuyến cấp độ 4 cho khách hàng…
Theo kết quả điều tra, khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hàng năm về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cho thấy, dịch vụ điện năng được khách hàng đánh giá cao. Tỷ lệ doanh nghiệp hài lòng về dịch vụ cung cấp điện ngày càng chuyển biến tích cực. Trong khi đó, các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc cũng đánh giá cao những thành tích của ngành điện trong việc cấp điện cho toàn dân, đặc biệt ở các xã vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội địa phương, Ngành điện đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội EVN đã và đang chuyển mình từ nội tại, để vừa hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao phó, góp phần thực hiện hiệu quả các chính sách lớn của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực quốc gia trong bối cảnh hội nhập toàn cầu. tạo công bằng xã hội; tạo niềm tin cho doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Nhiều chuyên gia cho rằng, EVN đã nỗ lực làm thay đổi hình ảnh thường thấy của nhiều doanh nghiệp nhà nước cung cấp dịch vụ độc quyền là sự chậm chạp, trì trệ và thiếu năng động... Chuyển từ ngành kinh tế hạ tầng kỹ thuật sang kinh tế dịch vụ, lấy khách hàng làm trung tâm. Cán bộ, công nhân ngành điện đã có bước chuyển mạnh mẽ trong nhận thức, khắc phục các biểu hiện quan liêu, cửa quyền, xây dựng tác phong làm việc chuyên nghiệp, tận tụy, thân thiện hơn với doanh nghiệp, người dân.
65 năm qua, ngành điện đã đồng hành cùng đất nước, đi qua những thời khắc khó khăn, và tiếp thêm sức mạnh niềm tin cho sự phát triển bằng những hành động thiết thực. |
Tin mới cập nhật

Vietnam AutoExpo 2025: Cơ hội vàng cho doanh nghiệp

Sản xuất thép vào guồng, thị trường nội địa khởi sắc nhờ đầu tư công

Vì sao sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng mạnh?

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng tiêu thụ, giảm tồn kho

Đà Nẵng: Sắp khớp nối giao thông Cụm công nghiệp Cẩm Lệ

Đẩy nhanh tiến độ hai trung tâm phát triển công nghiệp

Đường dây 500kV Lào Cai-Vĩnh Yên: Quyết tâm đưa công trình về đích đúng tiến độ

Yên Bái: Sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng cao

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế về Công nghệ và Thiết bị điện

Đồng Nai: Tháng 1, thu hút đầu tư hơn 600 triệu USD
Tin khác

Yên Bái: Chấp thuận chủ trương đầu tư 3 dự án lớn

Sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng tốc ngay đầu năm

Infographic|Mục tiêu nội địa hóa ngành công nghiệp ô tô những năm tới

Đà Nẵng: Sôi nổi sản xuất ngày đầu năm mới Ất Tỵ

Cơ hội tạo đột phá tăng trưởng công nghiệp trong năm 2025

Longform: Vị 'thuyền trưởng' giữ 'trái tim' ngành cơ khí Việt Nam

Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam

Tăng tỷ trọng công nghiệp để kinh tế Đà Nẵng bền vững

Sản xuất công nghiệp tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng

Trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn cấp khu vực
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam
