EVN nỗ lực tìm giải pháp cấp điện cho miền Nam
![]() |
Nhu cầu tăng cao
Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong giai đoạn 2017 - 2020, hệ thống điện quốc gia vẫn bảo đảm công suất dự phòng thô (trên 30%) nhưng nguồn điện giữa các miền và các tháng phân bố không đều. Hiện các nguồn điện chủ yếu tập trung ở miền Bắc và miền Trung, nhưng khu vực miền Nam không tự cân đối được công suất nội miền và phải nhận công suất từ Bắc - Trung qua hệ thống truyền tải.
Là khu vực có tốc độ phát triển cao hơn bình quân cả nước, nếu không đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng phụ tải khoảng trên 12%/năm trở lên sẽ ảnh hưởng trực tiếp không chỉ đến sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, mà còn làm chậm sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh cạnh tranh hội nhập khu vực và toàn cầu.
Ông Ngô Sơn Hải - Phó Tổng giám đốc EVN cho biết, hiện nay khu vực mới chỉ có một số nhà máy nhiệt điện khí và than đang hoạt động, số còn lại đang trong quá trình xây dựng. Ngoài các nguồn điện tại chỗ, khu vực miền Nam cần khoảng 15 tỷ kWh năm 2017 và sẽ tăng tới 21 tỷ kWh vào năm 2019 qua hệ thống truyền tải điện từ miền Bắc, Trung. Tuy nhiên, năng lực truyền tải điện vào miền Nam chỉ đáp ứng được 18,5 tỷ kWh/năm và phải chịu áp lực rất lớn do sản lượng truyền tải lớn, liên tục.
Để giải quyết vấn đề này, từ nhiều năm qua, bên cạnh việc quản lý vận hành hệ thống điện linh hoạt nhằm đáp ứng đủ nhu cầu điện cho phát triển kinh tế khu vực, EVN đã nỗ lực đầu tư phát triển nguồn và lưới điện theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII), trong đó có một số nhà máy nhiệt điện than tại Trung tâm điện lực Vĩnh Tân (Bình Thuận), Trung tâm điện lực Duyên Hải (Trà Vinh); đầu tư mở rộng Thủy điện Đa Nhim; nghiên cứu, phát triển dự án năng lượng tái tạo (điện gió và điện mặt trời), thủy điện tích năng tại một số tỉnh, thành phố phía Nam.
Bên cạnh đó, EVN đã xây dựng kế hoạch đầu tư thực hiện nhiều dự án đường dây truyền tải các cấp điện áp, điển hình là công trình đường dây 500kV Vũng Áng - Dốc Sỏi - Pleiku để tăng công suất, sản lượng điện truyền tải; giảm áp lực truyền tải cao từ miền Bắc vào miền Nam. Khi đưa vào vận hành sẽ giúp tăng sản lượng truyền tải 500kV Bắc - Trung thêm 5,5 tỷ kWh/năm và khoảng 2,5 - 3,6 tỷ kWh/năm đối với giao diện miền Trung - Nam.
Đẩy nhanh tiến độ các dự án
Qua theo dõi các dự án nguồn của EVN ở khu vực phía Nam như Thủy điện Đa Nhim mở rộng, Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Vĩnh Tân 4 mở rộng, Nhiệt điện Duyên Hải 3 và Duyên Hải 3 mở rộng... cho thấy cơ bản bám sát tiến độ. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề cấp điện cho miền Nam, EVN đang tích cực chỉ đạo các đơn vị tập trung mọi nguồn lực đẩy nhanh tiến độ các dự án.
Theo kế hoạch cấp điện năm 2017, hệ thống vẫn đảm bảo đủ điện cho miền Nam thông qua các nhà máy nội miền và sản lượng điện truyền tải từ miền Bắc vào. Tuy nhiên, việc cấp điện vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro vì nhiều lý do như khả năng mang tải cao, nguy cơ vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp. Trong mùa khô, thủy điện gặp nhiều hạn chế do nguồn nước, trong khi đó các nhà máy nhiệt điện mới đưa vào sử dụng cần phải mất tới 3-5 năm đầu mới có được sự ổn định tin cậy.
Ông Vũ Ngọc Minh - Tổng giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia cho biết đang tập trung chuẩn bị đầu tư xây dựng đường dây 500 kV mạch 3 Vũng Áng - Quảng Trạch - Dốc Sỏi - Pleiku 2 vào cuối năm nay để đưa công trình vào vận hành cuối năm 2018, tăng cường năng lực truyền tải điện cho miền Nam từ năm 2019. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất trong các dự án truyền tải là công tác giải phóng mặt bằng.
Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực Miền Nam Nguyễn Phước Đức cho rằng, để đáp ứng nhu cầu phụ tải khoảng 14%, cần đẩy nhanh tiến độ thi công và đưa vào vận hành các trạm biến áp 220 kV Cần Thơ, Tây Ninh 2, máy T2 Đức Hòa…. Đồng thời, xây dựng kế hoạch cung cấp điện trong trường hợp hệ thống điện quốc gia thiếu nguồn; sử dụng mọi giải pháp giảm tỷ lệ điện tự dùng. Bên cạnh đó, tổng công ty sẽ chủ động khai thác tối đa công suất từ các nguồn thủy điện nhỏ trên địa bàn như Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sóc Trăng và Tây Ninh để bổ sung nguồn điện cho miền Nam.
Tại cuộc thị sát thực tế công trường hai công trình Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 (Sóc Trăng), Sông Hậu 1 (Hậu Giang) và làm việc với các bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, nguy cơ chậm tiến độ các dự án điện là rất lớn dẫn đến nguy cơ thiếu điện ở khu vực miền Nam trong tương lai gần. Do đó, cần tìm ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho chủ đầu tư, đồng thời đưa ra các giải pháp đồng bộ khác như sớm phê duyệt báo cáo tiền khả thi các dự án thuỷ điện mở rộng Hoà Bình, Yaly; hoàn thành việc xem xét phê duyệt quy hoạch địa điểm Trung tâm điện lực Long An - Tân Phước; rà soát tiến độ điểm tiếp bờ khí của mỏ khí lô B, đảm bảo khí cho phát điện; phê duyệt các dự án điện khí tại Quảng Nam, Quảng Ngãi, Nhơn Trạch...; đẩy mạnh thực hiện các dự án năng lượng tái tạo.
Đối với dự án cảng trung chuyển than đã giao cho Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (TKV), nhưng nếu không thực hiện được phải tập trung kêu gọi các nhà đầu tư khác, kể cả nhà đầu tư tư nhân để triển khai thực hiện.
Có thể thấy, để đảm bảo đủ điện cho đất nước cũng như cho miền Nam, bên cạnh sự nỗ lực của EVN, cần sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, các bộ ngành, địa phương và các doanh nghiệp năng lượng khác như TKV, PVN trong việc đẩy nhanh tiến độ các dự án nguồn lưới điện, giải quyết khó khăn về mặt bằng, bố trí nguồn vốn vay ưu đãi.... |
Tin mới cập nhật

Vietnam AutoExpo 2025: Cơ hội vàng cho doanh nghiệp

Sản xuất thép vào guồng, thị trường nội địa khởi sắc nhờ đầu tư công

Vì sao sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng mạnh?

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng tiêu thụ, giảm tồn kho

Đà Nẵng: Sắp khớp nối giao thông Cụm công nghiệp Cẩm Lệ

Đẩy nhanh tiến độ hai trung tâm phát triển công nghiệp

Đường dây 500kV Lào Cai-Vĩnh Yên: Quyết tâm đưa công trình về đích đúng tiến độ

Yên Bái: Sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng cao

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế về Công nghệ và Thiết bị điện

Đồng Nai: Tháng 1, thu hút đầu tư hơn 600 triệu USD
Tin khác

Yên Bái: Chấp thuận chủ trương đầu tư 3 dự án lớn

Sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng tốc ngay đầu năm

Infographic|Mục tiêu nội địa hóa ngành công nghiệp ô tô những năm tới

Đà Nẵng: Sôi nổi sản xuất ngày đầu năm mới Ất Tỵ

Cơ hội tạo đột phá tăng trưởng công nghiệp trong năm 2025

Longform: Vị 'thuyền trưởng' giữ 'trái tim' ngành cơ khí Việt Nam

Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam

Tăng tỷ trọng công nghiệp để kinh tế Đà Nẵng bền vững

Sản xuất công nghiệp tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng

Trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn cấp khu vực
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam
