Đóng góp nâng cao hiệu quả chương trình OCOP
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh: Tập trung quy hoạch phát triển vùng sản xuất, tạo ra hàng hóa đủ lớn
|
Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp, hợp tác xã, đặc biệt là các doanh nghiệp, hợp tác xã trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có quy mô nhỏ lẻ chưa tập trung, chưa hình thành được các vùng nguyên liệu ổn định, nên số lượng hàng hóa không nhiều, chất lượng không ổn định, vì thế chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của thị trường. Cùng với đó là năng lực về tài chính, năng lực sản xuất, trình độ quản trị doanh nghiệp, kinh nghiệm xúc tiến thương mại còn rất hạn chế.…
Vậy nên trong thời gian tới cần tập trung quy hoạch phát triển thành vùng sản xuất, tạo ra lượng sản phẩm đủ lớn, nhằm tạo sự liên kết đồng bộ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; nâng cao năng lực sản xuất, chế biến; đổi mới phương thức, hình thức sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa; nâng cao mối liên kết chặt chẽ giữa “4 nhà”.
Thực hiện chỉ đạo của tỉnh, Sở Công Thương Quảng Ninh cũng đang nỗ lực cùng các sở, ban, ngành liên quan thực hiện một chương trình gặp mặt các doanh nghiệp theo hướng Cà phê doanh nhân, kết nối các cơ quan này với các doanh nghiệp từ 3-5 sao, và các doanh nghiệp sở hữu 26 sản phẩm đủ điều kiện tham gia vào chuỗi sản phẩm quốc gia để cùng trao đổi tháo gỡ khó khăn, trong đó chú ý vấn đề bao bì, mẫu mã, nhãn mác để xuất khẩu sản phẩm ra các nước khối ASEAN.
Ông Trương Công Ngàn, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Yên: Sản xuất theo chuỗi - mục tiêu sản phẩm OCOP phải hướng đến
|
Chương trình OCOP giai đoạn 2017-2020 cần phải áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng chất lượng sản phẩm, đồng thời phải nghiên cứu bao bì, mẫu mã thật bắt mắt. Sản phẩm OCOP Quảng Ninh đã tốt, nhưng mẫu mã cũng phải hấp dẫn, phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng. Giống như kiểu tốt gỗ hơn tốt nước sơn, nhưng sản phẩm của Quảng Ninh là tốt cả gỗ lẫn nước sơn, phải làm sao để sản phẩm thật toàn diện.
Nhưng vấn đề cốt lõi bây giờ là chúng ta phải tổ chức, phát triển lại sản xuất theo hướng thành lập các hợp tác xã, doanh nghiệp, rồi liên kết lại thành tổ hợp để sản xuất theo chuỗi - đây chính là mục tiêu sản phẩm OCOP phải hướng đến. Cùng với đó là phải đáp ứng được đủ về số lượng, đây cũng là 1 khâu còn vướng mắc khi có đơn hàng lớn. Khi sản phẩm OCOP Quảng Ninh đã có thương hiệu, thì ngoài việc phải đảm bảo về chất lượng thì cũng phải đảm bảo được cả về số lượng sản phẩm để tiêu thụ trên thị trường, thế nên cần phải tiếp tục thúc đẩy phát triển sản xuất để đáp ứng được yêu cầu số lượng.
Bà Đinh Thị Vỹ, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Ba Chẽ: Tạo điều kiện cho các vùng sâu, vùng khó khăn mở rộng phát triển sản phẩm OCOP
|
Là một chương trình kinh tế, OCOP đã tác động rất lớn tới việc tận dụng các tiềm lực về đất đai, nguồn lao động và các tiềm năng sẵn có, đặc biệt huyện Ba Chẽ - huyện miền núi phía Đông tỉnh Quảng Ninh - là vùng rất có thế mạnh về phát triển dược liệu. Những sản phẩm đặc hữu của huyện Ba Chẽ đang lựa chọn tham gia chương trình cũng khai thác từ đó, nên chắc chắn sẽ tác động phát triển kinh tế vùng sâu, vùng khó khăn, từ kinh tế hộ đến tổ hợp tác, hợp tác xã, các doanh nghiệp cộng đồng, giúp người dân tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững.
Hiện nay, huyện Ba Chẽ xác định phải khai thác tiềm năng thế mạnh đất đai (rừng và đất rừng), vừa phát triển lâm nghiệp cũng phải vừa chú trọng phát triển cây dược liệu như ba kích, trà hoa vàng.… Ngoài ra cũng có thể phát triển thêm một số sản phẩm từ chăn nuôi như ong mật, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đây là hướng đi mà huyện Ba Chẽ đang tập trung phát triển.
Bám sát chương trình OCOP, huyện Ba Chẽ ban đầu mở rộng cho các đối tượng hộ gia đình có đủ điều kiện thì đều có thể đăng ký sản phẩm để tham gia. Sau đó chúng tôi sẽ chọn lọc các sản phẩm có thế mạnh, có khả năng vượt trội theo chương trình đầu tư sâu, ví dụ như ba kích, trà hoa vàng, mật ong, măng mai… theo hướng nâng dần chất lượng sản phẩm, để không chỉ tiếp cận được thị trường trong nước mà còn mong muốn vươn ra khu vực và thế giới.
Hiện nay, các sản phẩm của huyện Ba Chẽ đang được kết nối tiêu thụ tại các trung tâm OCOP của huyện, tỉnh và một số tỉnh lân cận. Chúng tôi đang tập trung khai thác thêm một hướng tiêu thụ nữa là vào các siêu thị, trung tâm thương mại.
Hội chợ là nơi để huyện Ba Chẽ quảng bá và tiêu thụ rất tốt các sản phẩm OCOP, qua đây cũng được giao lưu với các sản phẩm của các địa phương khác, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các hợp tác xã, tổ sản xuất đến từ huyện vùng núi xa xôi học tập kinh nghiệm sản xuất, chế biến, tiêu thụ, đổi mới mẫu mã nâng cao chất lượng sản phẩm….
Tin mới cập nhật

Lâm Đồng cam kết đồng hành, 'trải thảm đỏ' đón nhà đầu tư

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và Quốc khánh 2/9 của năm 2025

Du lịch Khánh Hòa nâng chất du lịch dịp cao điểm 30/4 – hè 2025

Du lịch TP. Hồ Chí Minh đón 'cơ hội vàng' dịp 30/4

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Bắc Giang dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP quý I/2025

TP. Hồ Chí Minh: Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu quý I/2025

Hàn Quốc đẩy mạnh đầu tư vào TP. Hồ Chí Minh

Cảng Mỹ Thuỷ: Đẩy nhanh tiến độ thu hút nhà đầu tư

Tái hiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng bằng công nghệ màn led
Tin khác

Gần 4,6 triệu khách du lịch đến Hà Nội

TP. Hồ Chí Minh: 6 lãnh đạo công an cấp phòng xin nghỉ hưu

Hà Nội: Hạn chế xe 16 chỗ vào phố cổ từ 1/3

Thành phố Huế đảm bảo cung ứng nguồn điện

Thành phố Huế: Vốn khuyến công ‘đòn bẩy' công nghiệp nông thôn

Bình Dương: Phát triển dịch vụ logistics thành ngành kinh tế mũi nhọn

HĐND TP. Hồ Chí Minh họp xem xét công tác nhân sự

Quảng Nam, Quảng Ngãi đẩy nhanh xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thành phố Huế: Hợp tác, đào tạo nhân lực từ Nhật Bản

Bắc Kạn đảm bảo khu vực dịch vụ tăng trưởng 9,6%
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Chanh leo độc lạ 'chiếm sóng' thị trường, giá cao vẫn hút khách

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp
