Độc lạ “ngựa vàng mã”: Phổ thông tại Việt Nam nhưng “không tầm thường” trên thế giới
Từ con ngựa vàng mã bỏ lại ở sân bay nghĩ về sản phẩm du lịch Hàng mã chất đống ở tiệm, sức mua giảm một nửa |
Chắc hẳn, chúng ta vẫn còn nhớ hình ảnh người đàn ông nước ngoài cầm tay “ngựa vàng mã” tại sân bay. Đó là món quà anh Arnaud Zein El Din dự định mang về từ Việt Nam sau chuyến du lịch 3 tuần tại Hà Nội.
Nó đã theo anh từ một cửa hàng vàng mã ở huyện Đông Anh, Hà Nội cho đến khi phải "chia tay" anh tại cửa máy bay vì bị nhân viên của hãng bay từ chối cho mang lên.
Tuy nhiên, sau khoảng 1 tháng chờ đợi, ngày 12/9, “ngựa vàng mã” đã được vận chuyển đến tận tay anh Arnaud Zein El Din. Chính kiến trúc sư, blogger 44 tuổi này đã chia sẻ trên trang cá nhân rằng “Nhìn xem, ai đã đến!” và không quên cảm ơn những người Việt Nam đã làm điều này dành tặng cho mình.
Anh Arnaud Zein El Din vui mừng nhận "ngựa vàng mã" từ những người bạn Việt Nam. Ảnh FBNV |
Sau khi nhận được món quà, điều khá thú vị khi chú "ngựa mã" này đã cùng anh Arnaud rong ruổi hết nước Pháp và giới thiệu chú ngựa tới hàng xóm và bạn bè xung quanh trước khi mang trở về quê nhà. Mọi người đều tỏ ra thích thú, vui vẻ chụp hình và nâng niu món quà này.
Hành động của người đàn ông đến từ Mexico đã giúp sản phẩm của Việt Nam vươn tầm thế giới, được nhiều bạn bè biết đến và lan tỏa các giá trị truyền thống, giá trị văn hóa đến các nền văn hóa khác nhau.
Ngoài ngựa vàng mã, người đàn ông này còn có riêng cho mình bộ sưu tập đồ thủ công, các vật phẩm quen thuộc trong đời sống của người dân Việt sau chuyến du lịch tại Việt Nam như: chiếu cói, chổi rễ, các đồ mây tre đan…đến bánh cốm, bánh đậu xanh, chè...
Có thể thấy, kiến trúc sư Arnaud đã dành tình cảm “đặc biệt” với các sản phẩm truyền thống, đậm chất Việt đến thế!
Xét về khía cạnh kinh tế, các sản phẩm hàng mã đã tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người. Nhưng xét về khía cạnh môi trường, việc sản xuất hàng mã bằng giấy (nguyên liệu công nghiệp) và đốt nhiều trong mỗi dịp lễ, dịp thờ cúng cũng tạo ra nhiều khói thải độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ô nhiễm môi trường.
Dẫu vậy, “ngựa vàng mã” nói riêng và các vật phẩm thờ cúng nói chung vẫn nằm trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt.
Ngựa vàng mã của Arnaud được nhiều bạn bè quốc tế biết đến. Ảnh FBNV |
Có lẽ, mỗi người chúng ta đã quá quen thuộc với các sản phẩm vàng mã để thờ cúng từ giày dép, quần áo, túi xách, trang sức, điện thoại, ô tô…và mua dễ dàng. Tuy nhiên, với những vị khách nước ngoài, họ không nghĩ như vậy. Đơn giản, họ bị ấn tượng bởi hình thức, kiểu cách thiết kế, màu sắc của sản phẩm nên muốn lưu giữ những hình ảnh, thậm chí mang chúng trở về quê hương như những món quà đặc biệt giống như cách anh Arnaud Zein El Din đã làm.
Điều này cũng thể hiện sự tôn trọng của du khách nước ngoài với văn hóa phương Đông nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng, khiến chính chúng ta có cái nhìn khác về sản phẩm hàng mã quá đỗi quen thuộc, nhìn thấy hàng ngày.
Để tạo ra các sản phẩm vàng mã nói chung và ngựa vàng mã nói riêng không hề đơn giản. Đó là sự khéo léo của những người thợ, là sản phẩm liên kết của nhiều làng nghề và đòi hỏi những người thợ có tay nghề cao (lựa chọn nguyên liệu, màu sắc, chất liệu và kỹ thuật dán giấy…).
Liệu rằng sản phẩm vàng mã của nước ta có thể trở thành món quà lưu niệm hay sản phẩm du lịch trong thời gian sắp tới?