Không hiểu vì sao VFF chọn ông Troussier làm huấn luyện viên trưởng đội tuyển Việt Nam
Asian Cup 2023: Tuyển Việt Nam nhận tin vui từ Tuấn Anh, Duy Mạnh Bao giờ mới lại được đi "bão" mừng chiến thắng của tuyển Việt Nam? Tuyển Hàn Quốc sa thải huấn luyện viên Klinsmann |
Đáng chú ý, hôm qua đội tuyển bóng đá Việt Nam đã thiết lập lại "lịch sử" sau 20 năm, khi để thua 0-3 trước đội tuyển Indonesia ngay trên sân vận động Mỹ Đình.
Không chỉ là diễn biến trên sân cỏ, có kết quả tệ hại, có lẽ người hâm mộ sẽ bị “ấn tượng” bởi những câu chuyện bên lề.
Trong đó có hình ảnh cười tươi của ông Troussier với cầu thủ Indonesia và huấn luyện viên của đội bóng xứ vạn đảo Shin Tae-yong tại trận đấu diễn ra cách đây không lâu, ngày 21/3.
Phần đông, người hâm mộ cho rằng hành động của vị huấn luyện viên này là vô duyên vì kết thúc trận đấu, đội tuyển Việt Nam để thua 0-1 trước đội tuyển Indonesia. Khi mà các cầu thủ, người hâm mộ không thể nguôi ngoai trước màn trình diễn kém thuyết phục, góp phần đẩy Việt Nam xuống vị trí thấp hơn trên bảng xếp hạng thế giới thì ông vẫn “tay bắt mặt mừng” như không có chuyện gì xảy ra, chia sẻ niềm vui với đối thủ trực tiếp tranh suất vào vòng loại thứ 3 của World Cup.
Thậm chí, thay vì cùng các cầu thủ tri ân khán giả, những người đến xem và cổ vũ đội nhà thì hiếm khi thấy bóng dáng huấn luyện viên người Pháp.
Thêm nữa, ông “ghi điểm” bằng những phát ngôn thẳng thắn và chỉ trích báo chí, giới truyền thông nước nhà. Ngay lập tức, Liên đoàn bóng đá Việt Nam đã phải ngồi lại để trao đổi về thái độ, cách hành xử của ông.
Tuy nhiên, ông vẫn tiếp thục thách thức người hâm mộ, giới báo chí bằng việc tiếp tục khẳng định Việt Nam đang đi đúng hướng, cho thấy nhiều dấu hiệu lạc quan nhưng kết quả thì hoàn toàn trái ngược, khiến người hâm mộ đi từ thất vọng này đến thất vọng khác.
Quay ngược thời gian, từ năm 2014 đến năm 2023, thành tích đáng nhớ nhất của ông Troussier là "nhận" về 7 lần sa thải của 6 đội tuyển và câu lạc bộ tại Qatar, Marseille, Morocco, Nhật Bản, Tunisia và Trung Quốc. Và mới đây nhất, huấn luyện người Pháp cũng đã nói lời chia tay với đội tuyển Việt Nam.
VFF chấm dứt hợp đồng với huấn luyện viên Troussier trước thời hạn. Ảnh: VFF |
Việc ông giúp bóng đá Nhật Bản bước vào vòng 1/8 tại World Cup năm 2002, vô địch Asian Cup năm 2020 (khi mà Nhật không phải là đội bóng mạnh tại châu Á) chính là điểm nhấn đáng chú ý trong suốt sự nghiệp cầm quân.
Nhưng chẳng lẽ chỉ cần nhìn vào thành tích của Nhật Bản hơn 20 năm về trước mà chúng ta có thể trả mức lương khủng cho "phù thủy trắng" (hơn 50.000 USD/tháng) và kỳ vọng vào sự dẫn dắt của vị thuyền trường này, mong lịch sử có thể lặp lại? Phải chăng VFF khi lựa chọn ông Troussier là " ăn mày dĩ vãng"?
Nói đi cũng phải nói lại, bên cạnh chuyên môn thì các kỹ năng mềm vô cùng quan trọng với các huấn luyện viên nước ngoài khi tiếp quản Việt Nam.
Trận đấu hôm qua, chúng ta có thể thấy sự tức giận cùng những giọt nước mắt như muốn nói nhiều điều, muốn được ra sân thi đấu của Quang Hải - cầu thủ xuất sắc của đội tuyển. Không những vậy, hàng loạt cầu thủ trụ cột cũng đã từ chối lên tuyển một cách đồng loạt như hậu vệ Quế Ngọc Hải, thủ môn Văn Lâm, hậu về Bùi Tiến Dũng...
Tất cả những điều đó đã trở thành "giọt nước tràn ly", ngay cuộc họp đêm qua, sau trận đấu của tuyển Việt Nam, ông Philippe Troussier và VFF đã chính thức chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
Đây hẳn là điều khán giả mong chờ từ lâu, nhiều người không khỏi phấn khích trước động thái này của Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF).
Tuy nhiên, phía trước vẫn là chặng đường dài của đội tuyển Việt Nam nói riêng và Liên đoàn bóng đá. Để có thể kế thừa và phát triển đội tuyển giống như thời kỳ đỉnh cao (dưới trướng huấn luyện viên Park), sẽ cần có sự cân nhắc, tìm hiểu kỹ lưỡng, không chỉ cần giỏi mà cần cả sự phù hợp!